LTS: Xin được giới thiệu tiếp với bạn đọc một bài viết của chuyên gia quân sự Nga Aleksey Leonkov về cuộc chạy đua (cả trong lịch sử, hiện tại và triển vọng) phương tiện bay siêu thanh của các cường quốc trên thế giới đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) tháng 7/2017.
Xếp hạng các bom phi hạt nhân mạnh nhất thế giới
- Cập nhật : 18/09/2017
Cách đây 10 năm, Ngày 11/9/2007, Nga đã đưa vào thử nghiệm loại đạn dược phi hạt nhân mạnh nhất thế giới – Bom hàng không chân không công suất lớn.
Nhân dịp này, xin giới thiệu với bạn đọc bảng xếp hạng 10 kiểu bom phi hạt nhân mạnh nhất trên thế giới (phiên bản của tờ “ Lenta.ru” (Nga)).
1. AVBPM (Nga)- Bom chân không, sức công phá tương đương 44 tấn TNT. Khi bom nổ, mọi công trình dù kiên cố đến mấy trong cự ly 100 m đều bị phá hủy hoàn toàn, kể cả các boongker ngầm dưới lòng đất.
Ở cự ly 170-200m, các công trình sắt- bê tông kiên cố (như các điểm hỏa lực) cũng bị phá hủy. Ở cự ly 450-500m, tất cả các nhà ở bị sụp. Tuy chưa được sử dụng trong tác chiến, nhưng đã được mệnh danh là “ Bom cha”.
2. GBU-43/B ( Mỹ)- Cũng chính là МОАВ — Мassive Ordnance Air Blast. Còn nổi tiếng với biệt danh “ Mẹ của tất cả các loại bom” ( Bom mẹ).
Sức công phá tương đương 11 tấn TNT. Bom hàng không bộc phá này được chế tạo năm 2002 và có hệ thống dẫn đường vệ tinh.
Năm 2007 đã được sử dụng để phá các đường hầm ngầm của IS tại Afganistan. Hiện Mỹ có trong trang bị 14 quả bom MOAB.
3. BLU-82/B (Mỹ)- Bom hàng không bộc phá có sức công phá tương đương 10 tấn TNT. Được thiết kế trong thời gian Chiến tranh Việt Nam với mục đích phá rừng nhiệt đới dọn bãi đỗ cho máy bay lên thẳng.
Cũng đã được sử dụng trong chiến dịch” Bão táp sa mạc” (Iraq) và tại Afganistan. Do bom có kích thước lớn cho nên phương tiện mang bom này không phải là các máy bay ném bom, mà là các máy bay vận tải C-130.
4. T-12 Cloudmaker (Mỹ)- Đây là loại bom hàng không phá boongker nặng nhất trong lịch sử (đương lượng nổ = 7,5 tấn TNT) được thiết kế cho Không quân Mỹ vào cuối những năm 1940.
Do có kích thuớc lớn nên chỉ có máy bay ném bom chiến lược В-36 Peacemaker mới sử dụng được bom này. Sau khi được thanh lý năm 1959, T-12 Cloudmaker được đưa ra khỏi trang bị. Chưa sử dụng trong tác chiến lần nào.
5. Grand Slam (Anh)- Bom bộc phá địa chấn đương lượng nổ - 6,5 tấn TNT. Sau khi được thả từ độ cao 8.000m, bom khoan sâu vào lòng đất đến 40m. Vụ nổ dưới đất tạo một sóng địa chấn phá hủy các công trình trên mặt đất. Sử dụng hạn chế trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
6. FАB-9000 (Liên Xô)- Được đưa vào trang bị năm 1950. Sử dụng để phá các công trình kiên cố. Đương lượng nổ- 4,3 tấn TNT.
Năm 1954 được hiện đại hóa và phiên bản hiện đại hóa FAB-9000M-54 đã được sử dụng tại Afganistan.
Hiện nay, Bộ đội hàng không- vũ trụ Nga không còn máy bay nào có thể mang loạij bom này.
7. Blockbuster Mk V (Anh, 1943)- Bom có đương lượng nổ - 4 tấn TNT. Được sử dụng nhiều khi không kích các thành phố của Đức- vì thế còn có tên gọi- các khu phố nổ.
8. "Bom nhảy" (Anh) - Loại bom đặc biệt chuyên để phá đê trên các con sông của Đức. Sức công phá tương đương 2,5 tấn TNT. Chỉ được sử dụng duy nhất một lần vào tháng 5/1943.
Đã phá hủy và phá hỏng một số công trình kỹ thuật thủy dẫn tới gây ngập lụt một số khu vực lãnh thổ, làm giảm sản lượng điện năng và sản lượng sản phẩm nông nghiệp của Đức.
9. Tallboy (Anh)- Đương lượng nổ 2,3 tấn TNT, chuyên dùng để phá các công trình ngầm dưới lòng đất.
Đã sử dụng trong những năm cuối Chiến tranh thế giới lần thứ hai để phá hủy các mục tiêu công nghiệp và quân sự của Đức Quốc xã, những mục tiêu không thể phá hủy bằng bom thông thường.
Không quân Anh đã sử dụng chính loại bom này để đánh chìm các tàu chiến “Tirpitz” và “Admiral Scheer” của Đức.
10. FAB-5000 (Liên Xô)- Bom hàng không Xô Viết được đưa vào trang bị năm 1943. Sức công phá tương đương 2,2 tấn TNT.
Được Không quân Hồng quân sử dụng trong Chiến tranh Vệ quốc để phá các công trình phòng thủ kiên cố tại Königsberg (nay là Kalinigrad-Nga), tại Vòng cung Kursk, đã có 2 quả bom FAB-5000 ném xuống Helsinki ( Phần Lan).
Theo một số nguồn tin thì trong những năm 1980, FAB-5000 cũng đã được sử dụng để phá hủy các trận địa kiên cố của các chiến binh Hồi giáo trong cuộc Chiến tranh Afganistan.
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (Tổng hợp)
Theo Baodatviet.vn