rss - tinkinhte.com

Hải chiến Gạc Ma 1988: Vì sao Liên Xô im lặng khi Trung Quốc cướp đảo của Việt Nam?

  • Cập nhật : 23/02/2017

Dù đã kí với nhau Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978, nhưng 10 năm sau, khi quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, tại sao Liên Xô không có động tĩnh?
 

mikhail gorbachev va dang tieu binh tai bac kinh, trung quoc nam 1989. anh: getty

Mikhail Gorbachev và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1989. Ảnh: Getty

 
 

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở Nga, cho đến gần đây người ta vẫn đặt câu hỏi tại sao Liên Xô lại có thái độ im lặng trước việc Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam tháng 3/1988, dù Việt-Xô đã ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện năm 1978.

Người ta còn nhắc đến điều 6 của Bản Hiệp ước, nêu rõ "trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước".

Tháng 2/1979, khi Việt Nam bị Trung Quốc tấn công biên giới, trên tinh thần Hiệp ước, Liên Xô đã khẩn trương cử đoàn cố vấn quân sự cấp cao sang Việt Nam và có những động thái hết sức khẩn trương, kịp thời, hiệu quả để giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam.

Vậy nhưng 9 năm sau, khi Việt Nam bị Trung Quốc tấn công cướp đảo, Liên Xô lại hầu như không có động tĩnh gì. Đâu là lý do đích thực?

Sự lý giải của các chuyên gia quân sự, các nhà khoa học lịch sử uy tín của Nga sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về điều này.

Ý kiến của các chuyên gia được đưa ra tại cuộc Bàn tròn trực tuyến do báo Gazeta.ru tổ chức ngày 14/3/2014, đúng dịp kỷ niệm 26 năm Trung Quốc tấn công xâm chiếm các đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Thay đổi đường lối ngoại giao

Trong bản tham luận tại Hội thảo “Vai trò của Liên Xô trong các cuộc xung đột tại Việt Nam cuối thập niên 70, 80 thế kỷ XX” tổ chức ngày 11/3/2014 ( đã đăng trên tạp chí "Những trang lịch sử"), GS.TS.Vladimir Kolotov, nhà Việt Nam học từ Trường Đại học tổng hợp quốc gia Saint Petersburg đã dẫn ý kiến của GS.V.I.Dashichev, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Liên Xô.

Trong một bài phân tích đề ngày 1/1/1987 gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko, trước đó là Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, V.I.Dashichev - khi đó là Chủ tịch Ủy ban cố vấn khoa học của Bộ ngoại giao Liên Xô - đã nhận định việc ủng hộ Việt Nam sẽ khiến Liên Xô "không chỉ khó khăn trong quan hệ với phương Tây, mà còn chồng chất trở ngại trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc".

 

chu tich doan chu tich xo viet toi cao, nguyen bo truong ngoai giao lien xo andrei gromyko. anh: wikimedia

Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrei Gromyko. Ảnh: WikiMedia

Những phân tích gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko này đã được thực hiện chỉ 1 năm trước khi xảy ra vụ Gạc Ma.

TS.V.Kolotov nhận định: Rõ ràng là, các vấn đề của Việt Nam không hề nằm trong các ưu tiên đường lối đối ngoại của lãnh đạo Liên Xô, cũng như Bộ Ngoại giao Liên Xô trong những năm đó (dưới thời kỳ lãnh đạo của M.Gorbachev).

Các chuyên gia nói gì?

TS.Vladimir Mazyrin, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (Viện hàn lâm khoa học Nga) đánh giá về sự kiện 14/3/1988:

“Năm 1988, tôi làm việc tại Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội. Và chúng tôi nhận thấy sự kiện này quá bất ngờ và khó hiểu.

Tôi nhớ năm 1988, hai Đảng cộng sản của Việt Nam và Trung Quốc đã bắt đầu quá trình đàm phán nhằm bình thường hóa quan hệ.

Khác với năm 1979, khi đó hai nước có những mối quan tâm khá tương đồng. Vậy mà Trung Quốc, với ưu thế quân sự vượt trội, lại cho phép mình có hành động chống Việt Nam như thế.

Cần phải thấy rõ là Liên Xô trong thời điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Gorbachev, không muốn có những hành động chống lại Trung Quốc, cũng như Mỹ”.

TS.Mazyrin cho biết thêm:

“Gần đây, CIA công bố một báo cáo về sự kiện này. Báo cáo có nhắc đến chi tiết đại sứ Việt Nam tại Liên Xô khi đó đã đến gặp Igor Rogachev, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô và đề nghị Việt Nam và Liên Xô sẽ cùng phối hợp lên án Trung Quốc đã chiếm trái phép các đảo.

Rogachev đã nói ngay, sẽ không có tuyên bố chung nào như vậy”.

 

ong igor rogachev (phai), cung ngoai truong nga sergei lavrov.

Ông Igor Rogachev (phải), cùng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.

 

Igor Rogachev là thứ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô thời kỳ 1986-1991. Trước đó, Rogachev từng công tác tại ĐSQ Liên Xô tại Trung Quốc (1956-1961, 1969-1972).

Trước thời điểm xảy ra vụ Gạc Ma, ông được Gorbachev phân công làm trưởng đoàn đàm phán biên giới với Trung Quốc.

Sau khi Liên Xô tan rã, Rogachev là đại sứ Nga tại Trung Quốc (1992-2005).

Còn TS.Dmitry Mosyakov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và châu Đại dương của Viện Đông phương học (Viện hàn lâm khoa học Nga) thì phân tích rõ hơn:

“Nếu như năm 1979 (chiến tranh biên giới-PV), Liên Xô có vai trò lớn thì năm 1988, lại ngược lại.

Trước đây, chúng ta vẫn nói là đường lối đối ngoại của Liên Xô khá đơn giản, phân biệt khá rõ giữa “kẻ lạ”, “người tốt”, “kẻ xấu”.

Nhưng khi (Liên Xô) bắt đầu thay đổi đường lối, bắt đầu “đổi mới tư duy chính trị”, bắt đầu xem xét các yêu cầu của Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ (như vấn đề Campuchia, Afghanistan), bắt đầu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, thì chính sách đối ngoại bắt đầu suy yếu.

Rõ ràng là tàu Trung Quốc gây hấn, các bạn Việt Nam yêu cầu chúng ta giúp đỡ (tôi nhớ là đã có Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện), và các tàu Trung Quốc đã đánh chìm tàu Việt Nam. Tình hình ở ngoài đó là rất nghiêm trọng.

Các bạn Việt Nam đã mong chờ vào sự ủng hộ của lãnh đạo Liên Xô. Nhưng, lãnh đạo Liên Xô khi đó, rõ ràng là đã có những tính toán khác, họ có những suy nghĩ hoàn toàn khác để không ảnh hưởng đến việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Họ đã đánh mất đi tất cả những gì mà đã từng tạo dựng được ở Việt Nam. Kết cục là, đường lối đối ngoại mới của lãnh đạo Liên Xô đã đóng một vai trò hết sức tiêu cực”.

Chuyên gia Grigory Lokshin, PTS lịch sử đến từ Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN nói rõ thêm về quan điểm của lãnh đạo Liên Xô thời đó:

“Năm 1988, như giáo sư Mosyakov nói, Liên Xô hầu như không làm gì. Đó là thời điểm Moskva và Bắc Kinh bắt đầu đàm phán.

Và (trong giới lãnh đạo Liên Xô) không ai có thể hình dung rằng, chỉ vì vài hòn đảo nào đó ở quần đảo Trường Sa lại có thể làm trở ngại đến cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Chúng ta có 7.000 km đường biên với Trung Quốc. Liên Xô cũng có những lợi ích riêng của mình, mỗi đất nước phải ưu tiên đến quyền lợi riêng, an ninh của mình”.

Cũng chuyên gia này, trong một tham luận có tên “Quần đảo Trường Sa hôm qua và hôm nay” công bố năm 2014 trên tạp chí “Những trang lịch sử”, cũng chỉ rõ Trung Quốc lựa chọn kỹ thời điểm tấn công các đảo của Việt Nam.

Đó là vào mùa xuân 1988, khi mà dư luận thế giới đang tập trung vào tình hình Campuchia, trước khi các nước ASEAN lắng dịu lại quan hệ với Việt Nam trong vấn đề Campuchia.

Cựu phóng viên báo “Tin tức” thường trú ở Việt Nam năm 1988, Boris Vinogradov cũng lý giải sự im lặng của Liên Xô trước sự kiện Gạc Ma: “Khi đó, tôi cũng có viết một bài về cuộc đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam tháng 3/1988 ở Trường Sa.

Bài báo được đăng. Nhưng trên báo chí Xô viết thời đó, chủ đề này thiếu hụt các bài phân tích sâu và gây được chú ý.

Giải thích điều này cũng dễ: khi đó Moskva và Bắc Kinh đang thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn. Moskva làm như không nhận thấy những gì đang xảy ra ở Trường Sa và coi đó là công việc nội bộ của Việt Nam và Trung Quốc”.



Theo Phan Hồng Hà/Thế giới trẻ/Infonet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958