rss - tinkinhte.com

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

  • Cập nhật : 12/10/2016

Một thực tế không thể chối cãi, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Điều này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia.
 

Chiến thuật lấn chiếm “ Đục nước béo cò”.

Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, buộc quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam tháng 4 năm 1956 và để khoảng trống bố phòng ở Biển Đông, khiến các nước trong khu vực, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) và Philippines cho là cơ hội tốt để đưa lực lượng quân sự ra chiếm đóng trái phép một số đảo ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa của Việt Nam: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan đánh chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa…

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Bia chủ quyền Pháp thay mặt Việt Nam xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa năm 1938

Ngày 22/8/1956, song song với việc đưa lực lượng hải quân ra quần đảo Trường Sa để bảo vệ quần đảo này trước những hoạt động xâm lấn của các lực lượng nói trên, Việt Nam Cộng Hòa ( VNCH ) đã tổ chức một số hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa, như : Tổ chức đoàn nghiên cứu thủy văn do Saurin dẫn đầu; cho phép kỹ nghệ gia Lê Văn Cang tiến hành khai thác phốt phát ở Hoàng Sa. Từ năm 1957, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH đã cử một đại đội thủy quân lục chiến ra quản lý, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa thay thế cho quân của đại đội 42 thuộc tiểu đoàn 142.

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Người Việt và người Pháp đào giếng trên đảo Hoàng Sa

Ngày 20 tháng 10 năm 1956, Chính quyền VNCH ra sắc lệnh 143/VN về việc đổi tên các tỉnh miền Nam và đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

Ngày 7 tháng 5 năm 1957, tàu vận tải Hàn Giang đã đến Nha Trang để chuyên chở một đại đội của tiểu đoàn thủy quân lục chiến ra đồn trú tại quần đảo Trường Sa. Tàu Hàn Giang rời Nha Trang đi Trường Sa ngày 9 tháng 5 năm 1957.

Ngày 21 tháng 2 năm 1959, CHND Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hòa nhằm đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Lực lượng quân đội VNCH đã phá tan được âm mưu này, 82 “ngư dân” và 5 thuyền đánh cá vũ trang đã bị bắt giữ và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng, sau đó được trả cho Trung Quốc.

Năm 1960, VNCH đã bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thược, cán bộ hành chính hạng I tại Tam Kỳ, Quảng Nam nhận chức vụ Phái viên hành chính Hoàng Sa; ngày 27 tháng 6 năm 1961 bổ nhiệm ông Hoàng Yêm giữ chức vụ Phái viên hành chính Hoàng Sa.

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, VNCH sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; tại Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26 ngày 21 tháng 10 năm 1969 của Thủ tướng VNCH, xã Định Hải được sáp nhập vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 11 tháng 4 năm 1967, VNCH ban hành Nghị định số 809-NĐ-DUHC cử ông Trần Chuân giữ chức Phái viên hành chính xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 13 tháng 7 năm 1971, tại Hội nghị ASPEC(Conseil de L’Asie et du Pacifique) tại Manila, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, tổng trưởng Nội vụ VNCH kí Nghị định số 420-BNV-HCĐP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Ngày 24 tháng 9 năm 1973, VNCH thông báo dự định tiến hành khảo sát dầu lửa khu vực ngoài khơi bờ biển miền Trung, đối diện với quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?

Ngày 15 tháng 1 năm 1974, sau khi tuyên bố lên án chính quyền VNCH đã “xâm lấn đất đai của Trung Quốc”, “tất các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ của Trung Quốc”…, CHND Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 16 tháng 01 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của hải quân VNCH đã đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện hai chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh… Lập tức Ngoại trưởng Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng thuộc nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 17 tháng 01 đến ngày 20 tháng 01 năm 1974, trận hải chiến giữa lực lượng hải quân VNCH và lực lượng hải, lục, không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa xảy ra trong tình thế chênh lệch lực lượng rất khó khăn cho lực lượng VNCH, và mặc dù đã chiến đấu quả cảm nhiều binh sĩ đã anh dũng hi sinh, quân lực VNCH đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

4 tàu chiến Hải quân VN Cộng Hòa bị thiệt hại khi tham chiến.

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại của VNCH, người ra lệnh "khai hỏa" Hải chiến Hoàng Sa

TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Chủ biên cuốn sách "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" cho biết thêm:

"Theo tài liệu Quân lực VNCH thì trận hải chiến Hoàng Sa có 74 binh sĩ tử vong, bao gồm Hạm trưởng Ngụy Văn Thà; tàu HQ-4 có 3 người tử vong, 16 người bị thương; tàu HQ-16 có 2 người tử vong..."

Quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp quốc đã chính thức yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 01 năm 1974, Bộ Ngoại giao VNCH ra tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố nêu rõ lập trường của mình:

- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.

- Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Người dân Miền Nam mitting phản đối hành động xâm lược Hoàng Sa

Ngày 20 tháng 01 năm 1974, lúc 16 giờ, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Martin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và yêu cầu Hoa Kỳ cho biết có dành cho VNCH sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là nước thân hữu và đồng minh, cũng như với tư cách là quốc gia đã ký kết và bảo đảm cho Hiệp định Paris ngày 27 tháng 01 năm 1973 không? Nhưng không nhận được trả lời của Hoa Kỳ.

Ngày 21 tháng 01 năm 1974, chính quyền VNCH đã gửi Công hàm cho các thành viên ký kết Định ước Paris để nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của Định ước.

Ngày 22 tháng 01 năm 1974, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa và ngày 28 tháng 01 năm 1974, thông báo tới tất cả các quốc gia có quan hệ ngoại giao với VNCH về hành động hiếu chiến của Trung Quốc trong cuộc hành quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày 01 tháng 02 năm 1974, VNCH đưa lực lượng hải quân và bộ binh tăng cường đóng giữ quần đảo Trường Sa nhằm bảo vệ quần đảo này trước nguy cơ CHND Trung Hoa dùng lực lượng quân đội đánh chiếm quần đảo Trường Sa như dự đoán của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Trung Quốc sẽ đánh Trường Sa và xâm chiếm bằng vũ lực giống như Hoàng Sa (có sự tiếp tay hoặc bằng cách làm ngơ của Mỹ)”

Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (bài 7)

Đảo Hoàng Sa của Việt Nam vẫn đang bị Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp

 

Hồng Chuyên // Theo InfoNet
(Lược trích từ sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”)



 

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Nhìn lại những điểm mốc chiếm hữu thực sự của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa

    Nhìn lại những điểm mốc chiếm hữu thực sự của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa

    Từ thế kỷ XVII, Người Việt đã liên tục khẳng định, bảo vệ, thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cho dù gặp bất cứ trở ngại, khó khăn nào.

  • Bản đồ cổ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Bản đồ cổ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Tòa soạn Báo NTNN vừa tiếp nhận một cuốn sách cổ được xuất bản năm 1912, trong đó có đính kèm bản đồ khoáng sản cổ do chính người Trung Quốc xây dựng. Bản đồ đính kèm trong cuốn sách được xuất bản năm 1911, do nhà Xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) ấn hành, trong đó, phần lãnh thổ của Trung Quốc được giới hạn bằng đường kẻ viền (để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng) chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.

  • Biển Đông, giải quyết từ chuyện cái tên

    Biển Đông, giải quyết từ chuyện cái tên

    Trong hai hướng tiếp cận, giữ lại tên gọi “Nam Trung Hoa” tạo ra những hiểu lầm địa dư, lẫn pháp lý. Các tên biển đã xuất hiện từ thời xa xưa (như “biển Nhật Bản” hay “biển Nam Trung Hoa”...) có thể tạo lợi thế cho các nước có tên liên quan, nếu các quốc gia này dựa vào đó tự hợp pháp hoá các lợi ích của mình và xem đó như “các chứng cứ lịch sử”, bất chấp sự thật rằng những cái tên ấy chỉ nhằm mục đích tạo ra một sự thuận tiện trong giao thông hàng hải.

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958