rss - tinkinhte.com

Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc: “Ghi nhận sự hy sinh của các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới 1979”

  • Cập nhật : 16/02/2017

GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, cho rằng nhắc tới sự kiện Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979 là khoa học và công bằng với những người đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Hiện tại, Bộ GD-ĐT đang triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc giảng dạy về sự kiện chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 như thế nào trong chương trình phổ thông cũng như sách giáo khoa mới đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

VietNamNet có cuộc trao đổi với GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử - người đang được giao xây dựng ban chỉ đạo thí điểm đổi mới giảng dạy môn Lịch sử trong nhà trường - về câu chuyện xoay quanh vấn đề này.

gs vu minh giang

GS Vũ Minh Giang

Phóng viên:Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 tính tới thời điểm hiện tại đã lùi vào lịch sử gần 40 năm. Với tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử, xin ông cho biết chúng ta nên nhìn nhận và đánh giá về cuộc chiến tranh này như thế nào?

- GS Vũ Minh Giang: Tháng 1/1979, Việt Nam quyết định mở chiến dịch Tây Nam giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt lực lượng Khmer Đỏ phản động.

Đến ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa một lực lượng quân đội lên tới 600 nghìn quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học", nhưng thực chất là nhằm giải cứu lực lượng Khmer Đỏ mà Trung Quốc hậu thuẫn và kìm hãm sự chiến thắng của Việt Nam.

Với lực lượng lên tới 600 nghìn quân, phải nói đây là lực lượng quân đội đông nhất trong lịch sử mà Trung Quốc tấn công Việt Nam.

Vì vậy, dù muốn hay không chúng ta cũng phải nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn và cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở thời điểm đó là cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Và cuối cùng, họ đã phải thất bại chứ không phải là rút lui như họ tuyên truyền.

Nhìn sâu xa từ tiến trình lịch sử của hai nước, có thể thấy 2 mặt luôn tồn tại song song trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc: Một mặt hai nước là láng giềng thân thiết nhưng một mặt họ luôn có tư tưởng muốn áp đặt của một nước lớn đối với một nước nhỏ là Việt Nam.

Sự kiện cuộc chiến tranh biên giới 1979 một lần nữa cho chúng ta thấy tính 2 mặt trong mối quan hệ với Trung Quốc thì không vì bất cứ lý do nào mà mất đi một. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng đến mức cao nhất trong việc xây dựng mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc nhưng đồng thời chúng ta cũng phải luôn cảnh giác.

Một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn như vậy nhưng trong suốt nhiều năm qua chưa được nhắc đến đầy đủ trong sử sách. Ngay sách giáo khoa lịch sử hiện tại cũng chỉ có 11 dòng về cuộc chiến tranh này, thưa ông?

- Tôi cho rằng tất cả các sự kiện lịch sử nên được nhìn nhận và ứng xử bằng cách nhìn khoa học và với thái độ phù hợp với văn hóa dân tộc.

Che giấu lịch sử là một cách làm phi khoa học. Đã là một thực thể lịch sử thì không truyền lại cho đời sau bằng cách này thì sẽ bằng cách khác. 

bo doi viet nam danh tra quan trung quoc xam luoc tai lang son nam 1979 (anh tu lieu)

Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979 (Ảnh tư liệu)

Chúng ta không đề cập đế không có nghĩa là nó sẽ biến mất. Vì thế, nếu chúng ta không nhắc đến có thể khiến những thế hệ con cháu chúng ta bị nhiễm bởi cách tuyên truyền của người khác, nghĩa là ta để tờ giấy trắng để người ta vẽ bậy vào. Điều này có thể dẫn tới sự hoài nghi của thế hệ sau.

Bên cạnh đó, việc không đề cập tới cuộc chiến tranh này cũng là không công bằng. Chúng ta ca ngợi những người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung… nhưng những người đã chiến đấu anh dũng và hy sinh ở trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 thì chúng ta không nhắc tới là không công bằng.

Chúng ta không có quyền bước qua công lao, sự hy sinh của những liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chiến tranh biên giới 1979.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng không vì thế mà xuyên tạc, kích động hay khoét rộng cái hố sâu ngăn cách đó ra. Xuyên tạc lịch sử, cường điều nó lên để gây hiềm khích hận thù cũng là phi khoa học và quan trọng hơn là không đúng với văn hóa Việt Nam.

Tôi cho rằng, nếu như cuộc chiến tranh biên giới 1979 giống như một cái hố ngăn cách thì tuyệt đối không được lấp cái hố ấy đi nhưng cũng không được khoét rộng nó ra.

Chúng ta hãy giữ cái hố như nó vốn có và bắc một cái cầu đi qua cái hố ấy. Mỗi lần qua cầu, chúng ta luôn nhìn thấy cái hố ấy để nhắc nhở thế hệ mai sau của cả 2 nước không bao giờ tạo ra những cái hố khác.

Chúng ta đang triển khai xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Xin ông cho biết, chúng ta sẽ định hình và giảng dạy về "cái hố ngăn cách" này như thế nào trong chương trình đang được xây dựng?

- Việc dạy lịch sử hiện nay đang được tiếp cận theo cách cũ gọi là tiếp cận nội dung, dạy những kiến thức cụ thể vì thế có lẽ môn Lịch sử là môn tạo ra sự phản cảm nhất cho học sinh vì môn học này học sinh phải nhớ rất nhiều.

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì môn Lịch sử phải đi đầu. Quan điểm của tôi là phải dạy làm sao đó để trên những kiến thức căn bản tối thiểu thôi nhưng các em học được phương pháp, kỹ năng, các tư duy và qua đó dạy cho các em cả cách làm người. 

xe tang trung quoc bi ta ban ha tai cao bang, sang ngay 17/2  (anh: manh thuong)

Xe tăng Trung Quốc bị ta bắn hạ tại Cao Bằng, sáng ngày 17/2  (Ảnh: Mạnh Thường)

Bên cạnh đó, chương trình lịch sử hiện nay của chúng ta đang trải dài qua nhiều cấp học theo quy luật lịch đại của lịch sử. Nếu theo cách đó thì sự kiện về chiến tranh biên giới Việt - Trung sẽ nằm ở cấp THPT.

Tuy nhiên, trong tương lai, chúng ta có thể dạy theo phương thức khác để phù hợp với tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu, tạo thành những vòng tròn đồng tâm về kiến thức. Nghĩa là chúng ta có thể dạy toàn bộ lịch sử Việt Nam ở mức giản lược, dễ hiểu ở các cấp 1 rồi nâng cao lên ở cấp 2 và ở cấp 3 thì chúng ta sẽ tiếp cận như một môn khoa học. Kiến thức sẽ được đưa vào thành từng nhóm vấn đề chứ không dàn trải.

Đối với cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 hiện tại chúng ta mới xác định sẽ phải đưa vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, đưa thế nào, giảng dạy thế nào sẽ còn tùy thuộc vào việc thiết kế chương trình Lịch sử phổ thông và những đề xuất có lợi cho người học.

Bên cạnh đó, việc đưa vào giảng dạy sự kiện chiến tranh biên giới 1979 không phải là để kích động, gây thù hận với Trung Quốc.

Chúng ta dạy để thế hệ trẻ biết những bài học đau xót nhưng là để hướng tới tương lai, để những sự việc đau xót không xảy ra trong tương lai nữa. Đó cũng lại là một yêu cầu khác đối với việc giảng dạy sự kiện này trong chương trình Lịch sử mới.

- Giờ đây chúng ta bàn tới việc giảng dạy sự kiện trong chương trình phổ thông cho học sinh liệu có phải là đã muộn, thưa ông?

- Trong một hoàn cảnh lịch sử nào đó, chúng ta đã có chủ trương không đề cập tới sự kiện này trong sách giáo khoa. Đến lúc nào đó, chúng ta sẽ phải rút kinh nghiệm về việc này.

Đến lúc này, chúng ta nhận thấy cách làm ấy chưa thật khoa học thì chúng ta làm lại. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi nhưng quan trọng nhất là chúng ta đã sửa chữa.

Đáng sợ nhất là nếu chúng ta không đổi mới mà mãi mãi như thế thì có thể khiến những thế hệ sau liệt mất tri thức này, sự kiện có thể rơi vào quên lãng.

Còn muộn hay không, thì tôi cho rằng muộn còn hơn không. 

Chúng ta ý thức việc đưa cuộc chiến tranh này vào sử sách cũng là nhờ có ý kiến bền bỉ của các nhà sử học. Nó thể hiện nguyện vọng của những người hiểu biết, của nhân dân và của chính những người tham gia cuộc chiến tranh này.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!


Lê Văn (thực hiện)
Theo VietnamNet

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958