Việt Nam là 1 trong 10 nước có bờ biển dài nhất trên trên thế giới. Vùng biển và ven biển được xác định có vị trí kinh tế, chính trị và an ninh, quốc phòng hết sức quan trọng nên việc xây dựng thương hiệu biển càng được xem là nhiệm vụ cấp thiết.
Tàu Hải giám Trung Quốc lại quấy rối Nhật Bản
- Cập nhật : 12/10/2016
Ngày 4/11/2012, bốn tàu hải giám Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng biển không xa đảo Uotsurijima, đảo chính trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo báo cáo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, các tàu này tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo vào khoảng gần trưa. Trước đó ngày 3/11, sáu tàu hải giám của Trung Quốc cũng đã xâm nhập vùng biển này.
Tàu Trung Quốc vẫn xuất hiện ở vùng biển Nhật Bản (ảnh: internet)
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Chikao Kawai đã bày tỏ phản đối tới Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo, gọi đây là hành động khiêu khích được lặp lại.
Thời gian gần đây, tàu Trung Quốc nhiều lần thâm nhập vùng biển gần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa hai nước. Tuy giữa hai bên chưa xảy ra đụng độ nhưng theo đánh giá của Kunihiko Miyake, làm việc tại Viện Canon nghiên cứu toàn cầu ở Tokyo, đây là “bước khởi đầu của một cuộc chiến tranh hao mòn do Bắc Kinh dàn dựng”. Tình trạng này kéo dài, theo các chuyên gia có thể dẫn đến hai khả năng: Một là Nhật bản nản lòng, hai là nguy cơ xung đột có thể bùng nổ ngoài sự kiểm soát.
Trong một báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây, các chuyên gia nhận định, nếu Trung Quốc và Nhật không cải thiện việc trao đổi thông tin, liên lạc với nhau từ cấp thấp đến người đứng đầu nhà nước thì một vụ va chạm tàu hoặc sự cố bất ngờ khác cũng có thể dẫn tới đối đầu quân sự.
Hùng Minh (AP, Reuters, PNO)