Nhiều khả năng trong kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 19 vào mùa thu năm nay, ông Tập Cận Bình sẽ cho thay đổi một số điều lệ trong đó có việc tăng tuổi nghỉ hưu cho các cán bộ cấp cao qua đó kéo dài thời gian tại vị của mình.
Bà Park Geun-hye chào đời ngày 2/2/1952 tại Samdeok-dong, Daegu vào thời điểm cuộc chiến tranh liên Triều vẫn đang ác liệt.
Bà là con gái đầu của ông Park Chung-hee, người sau này trở thành Tổng thống Hàn Quốc và bà Yuk Young Soo, tiểu thư một gia đình giàu có ở Okcheon, Bắc Chungcheong.
Năm 1961, cha bà tiến hành đảo chính và trở thành Tổng thống Hàn Quốc vào 2 năm sau đó. Gia đình bà gồm 5 người chuyển vào điện Cheongwadae đầu năm 1964.
Ông Park Chung-hee vẫn là một trong những nhân vật có di sản gây tranh cãi nhất Hàn Quốc thời hiện đại. Ông được mến mộ vì giúp Hàn Quốc thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo song cũng bị lên án vì thẳng tay đàn áp người bất đồng trong 18 năm cầm quyền từ 1961 đến 1979.
Cá tính quyết đoán của bà Park được cho là chịu ảnh hưởng nhiều từ người mẹ. Trong suốt những năm học trung học, bà Park luôn đứng đầu lớp. Chỉ số IQ của bà là 127.
Sau khi tốt nghiệp đại học, bà tới Grenoble, Pháp. Tháng 8/1974, bà được gọi trở về Seoul ngay lập tức.
Cuộc sống của bà từ đó đã thay đổi. Bà trở thành người phụ nữ quan trọng nhất bên cạnh cha mình, Tổng thống Park Chung-hee.
Năm 1979, ác mộng lại ập đến một lần nữa, cha bà Park bị một thuộc cấp ám sát. Bà đã rút khỏi chính trường và tới năm 1997, bà chính thức quay trở lại. Năm 1997, Park Geun-hye gia nhập đảng Quốc đại (GNP), tiền thân của đảng Thế giới mới.
Năm 2007, bà tranh cử chức tổng thống nhưng để thua trước ông Lee Myung-bak. Năm 2012, bà một lần nữa ra tranh cử. Cam kết mà bà Park Geun-hye đưa ra lần này gồm thúc đẩy nền kinh tế công bằng, gia tăng phúc lợi và cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Bức ảnh này chụp bà cùng với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il hồi tháng 5/2002.
Khi đó, bà Park Geun-hye được các cử tri miêu tả là tốt bụng, điềm đạm, đáng tin cậy và có khả năng cứu vãn tình hình đất nước. Trong ảnh này, bà chụp cùng với cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi.
Để tiến lên phía trước, bà Park không chỉ phải làm rõ nhận thức của bà về quá khứ của cha mình mà còn phải rất dũng cảm mới có thể lên án những lỗi lầm của ông. Trong ảnh này, bà chụp cùng với ông Lee Myung-bak, người từng là đối thủ của bà trong cuộc tranh cử năm 2007.
Bà đã chủ động xin lỗi các nạn nhân trong 3 sự kiện “đen tối” vào thời kỳ cầm quyền của cha bà gồm vụ đảo chính năm 1961, sự kiện cải cách Hiến pháp năm 1972 và vụ án các nhà hoạt động trẻ tuổi bị xử tử năm 1974. Bà còn tới viếng mộ những người vô tội bị xử tử trong giai đoạn đó.
Bà Park Geun-hye vẫn luôn dành sự kính trọng đối với cha mẹ mình. Ông Park Chung-hee đã giúp bà tạo dựng tầm nhìn chính trị và ý chí để thực hiện tầm nhìn đó, còn bà Yuk Young Soo đã giúp bà hình thành nên nhân sinh quan và tình yêu thương, sự tôn trọng đối với con người.
Là một phụ nữ độc thân, bà Park Geun-hye đã nói rằng bà đã được "gả" cho đất nước này và có trách nhiệm lo cho người dân có cuộc sống hạnh phúc.
Ngày 19/12/2012, bà đã giành chiến thắng trước đối thủ đảng Dân chủ thống nhất. Bà Park Geun-hye sẽ trở lại điện Cheongwadae sau 33 năm rời khỏi đây, không phải với tư cách là con gái cố Tổng thống Park Chung-hee, mà với vai trò là nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc.
Năm 2014, bà hứng chịu cú sốc lớn có thể coi là đầu tiên trên cương vị Tổng thống khi bị chỉ trích vì lơi là trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol làm hơn 300 người thiệt mạng.
Cú sốc lớn hơn ập đến khi bê bối liên quan đến việc để cho người bạn thân Choi Soon-silcan thiệp vào công việc của nhà nước dù không có chức danh chính thức nào trong chính phủ và cấu kết với người này để trục lợi hàng triệu USD từ nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc, trong đó có Samsung.
Giữa bê bối chính trị và phán quyết luận tội lơ lửng trên đầu, ngày 3/2 vừa qua, bà Park Geun hye đón sinh nhật lần thứ 65 đơn giản, bình dị trong cô đơn bằng cách ăn một bát mì bên ngoài Văn phòng Tổng thống.
Theo VOV