rss - tinkinhte.com

Biển Đông – một số nguyên tắc chiến lược căn bản cho chính quyền mới của Mỹ

  • Cập nhật : 28/02/2017

Nhằm chống lại những nỗ lực của Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, Mỹ cần một chiến lược bền vững để thúc đẩy các khả năng của đồng minh, bạn bè và đối tác, hợp tác hiệu quả hơn với các đối tác và đồng minh có khả năng, và củng cố trật tự khu vực.

Một thử nghiệm ban đầu và trọng yếu của Trung Quốc về quyết tâm của Mỹ có khả năng sẽ diễn ra ở Biển Đông, nơi Washington đã vật lộn nhằm đáp trả một cách hiệu quả hành vi quyết đoán của Trung Quốc. Những lợi ích lâu dài của Mỹ – quyền tự do hàng hải và cho máy bay bay qua, sự ủng hộ trật tự quốc tế dựa trên những nguyên tắc, và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp – trong khu vực này đang gặp nguy. Mục tiêu của Mỹ duy trì các mối quan hệ đối tác và đồng minh khu vực, bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế và duy trì một mối quan hệ có lợi với Trung Quốc vẫn còn giá trị. Tuy nhiên, Trung Quốc đã giành được thế chủ động ở Biển Đông và Mỹ cần thay đổi chiến lược của mình nhằm đảo ngược những xu hướng hiện tại và tránh được cái bẫy hoạch định chính sách mang tính ứng phó và không hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền mới cần sớm thực hiện một sự đánh giá lại chiến lược từ trên xuống và triệt để nhằm tạo điều kiện cho sự nhất quán và tính hiệu quả lớn hơn trong chính sách Biển Đông của Mỹ. 

Trung Quốc đang thực hiện một nỗ lực liên tục, lâu dài, nhằm thiết lập quyền kiểm soát đối với Biển Đông. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã thực hiện các chính sách quyết đoán hơn cải thiện đáng kể vị thế của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc vẫn không nhượng bộ về chủ quyền, đã tăng cường khả năng của mình củng cố quyền kiểm soát trên thực tế ở các khu vực tranh chấp, và tìm cách thúc đẩy các tuyên bố của mình trong khi vẫn nằm dưới ngưỡng xảy ra cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ. 

- Trung Quốc dần xây dựng các khả năng và cơ sở hạ tầng, đáng chú ý nhất là các cơ sở quân sự trên những đảo nhân tạo, tạo điều kiện cho sự kiểm soát lớn hơn đối với Biển Đông. Quy mô và khả năng ngày càng tăng của không quân, hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc cho phép Bắc Kinh giám sát và thực thi một cách nhất quán quyền kiểm soát trên thực tế đối với phần lớn Biển Đông. Các tiền đồn trên đảo của Trung Quốc sẽ làm gia tăng lợi thế này vì máy bay, tàu chiến và các tàu bán quân sự của Trung Quốc sẽ có thể dừng chân và tiếp tế ở phần phía Nam của Biển Đông. 

- Trung Quốc vốn đang đưa ra những dấu hiệu về cách mà họ có thể hành động khi nước này kiểm soát Biển Đông. Trung Quốc đã quấy rối các tàu của Hải quân Mỹ hoạt động tại Biển Đông, cảnh báo các máy bay quân sự tránh xa các đảo nhân tạo của mình, và gần đây thu giữ một thiết bị không người lái của Mỹ hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Những hành động này cho thấy rằng Trung Quốc có thể làm xói mòn quyền tự do hàng hải và bay qua, những nguyên tắc có tầm quan trọng căn bản đối với Mỹ. 

- Trung Quốc đã thể hiện họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro đáng kể nhằm đạt được mục đích của mình, và đã tiến hành hoạt động hăm dọa công khai chống lại các nước láng giềng yếu hơn như Philippines và Việt Nam. Các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực rút ra được bài học từ hành vi hăm dọa của Trung Quốc và phản ứng có giới hạn của Mỹ đối với hành vi đó, và một số nước bắt đầu nghi ngờ quyết tâm của Mỹ và điều chỉnh các chính sách đối ngoại của họ để ứng phó. 

Những phản ứng của Mỹ trước hành động của Trung Quốc ở Biển Đông không đủ làm thay đổi hành vi của Trung Quốc và đã nuôi dưỡng câu chuyện kể rằng Trung Quốc đang đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này. Việc chống lại những nỗ lực của Trung Quốc đã trở thành một thử thách then chốt cho cam kết được nhận thấy rõ của Mỹ đối với nhiều nước trong khu vực. Nếu hành động hăm dọa của Trung Quốc không bị Mỹ thách thức, thì điều đó sẽ phát đi một tín hiệu nguy hiểm về sức mạnh của hệ thống liên minh của Mỹ và làm giảm sức hấp dẫn của Mỹ với tư cách là một đối tác an ninh. 

- Mỹ phần lớn thành công trong việc bảo vệ quyền tự do hành động của chính mình và ngăn chặn sự hung hăng công khai của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua các hoạt động hiện diện thông thường. Quyền tiếp cận Biển Đông của Mỹ đang ngày càng bị đe dọa khi sức mạnh của Trung Quốc gia tăng, nhưng có thể được duy trì nếu Mỹ duy trì một lợi thế quân sự thích đáng so với Trung Quốc. 

- Mỹ đã đạt được ít thành công hơn trong việc hỗ trợ các đối tác khu vực khi họ chống lại sự hăm dọa của Trung Quốc. Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo rằng những đối tác này duy trì được quyền tự trị chiến lược của họ, nhưng những nỗ lực xây dựng năng lực giúp họ chống lại hành động hăm dọa không bắt kịp với các khả năng ngày càng tăng của Trung Quốc. Điều này gây áp lực lớn hơn buộc Washington phải can thiệp và các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á đang thận trọng theo dõi và rút ra kết luận về cam kết và duy trì sức mạnh của Mỹ trong khu vực này. 

- Mỹ cũng phải đối mặt với thách thức trong việc thực thi luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Lợi thế quân sự của Mỹ trong khu vực này có tính thiết thực bị hạn chế và Washington đã phải vật lộn nhằm thuyết phục các đối tác khu vực tham gia quyền tự do thực hiện các hoạt động hàng hải. Mỹ cần xem xét một loạt rộng lớn hơn những phản ứng phi quân sự trước những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông, và xây dựng theo cách hiệu quả hơn một liên minh địa phương nhằm hỗ trợ những phản ứng này. 

Nhằm chống lại những nỗ lực của Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, Mỹ cần một chiến lược bền vững để thúc đẩy các khả năng của chính họ, hợp tác hiệu quả hơn với các đối tác và đồng minh có khả năng, và củng cố trật tự khu vực. 

- Việc duy trì lợi thế quân sự của Mỹ là then chốt nhằm duy trì vị thế của Mỹ ở châu Á. Mỹ cần tiếp tục ưu tiên sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương cùng lúc với khi họ đầu tư vào những khả năng then chốt, chẳng hạn như tấn công chính xác tầm xa, chiến tranh dưới mặt biển, các hệ thống mạng/không gian và các khả năng khác mà sẽ duy trì khả năng của Mỹ ngăn chặn sự gây hấn của Trung Quốc. 

- Mỹ có thể làm được nhiều hơn nhằm tạo lực đòn bẩy cho các liên minh của họ ở châu Á gia tăng phí tổn cho những nỗ lực của Trung Quốc làm xói mòn trật tự khu vực. Những nỗ lực liên minh ủng hộ tư thế lực lượng của Mỹ trong khu vực sẽ vẫn là điều sống còn, nhưng Mỹ cũng nên mong đợi các đồng minh có những đóng góp lớn hơn trong việc ứng phó với hành động hăm dọa của Trung Quốc. Những đồng minh thân thiết như Úc và Nhật Bản đã đưa ra một thỏa thuận lớn về năng lực và khả năng, và cần được khuyến khích để làm nhiều hơn. 

Những đường lối chỉ đạo cho Chiến lược Biển Đông 

Khi chính quyền mới bắt đầu thay đổi chiến lược của Mỹ ở Biển Đông, họ cần ghi nhớ những đường lối chỉ đạo sau: 

Theo đuổi đồng thời sự răn đe và hợp tác 

Mặc dù sự hợp tác của Trung Quốc là cần thiết nhằm giải quyết một số vấn đề khu vực và toàn cầu – như vấn đề Triều Tiên và biến đổi khí hậu – Mỹ không nên bị giữ làm con tin bởi những mối quan ngại rằng một chiến lược răn đe mạnh mẽ sẽ ngăn chặn sự hợp tác song phương. Bất kỳ cám dỗ nào làm thay đổi các chính sách của Mỹ ở Biển Đông nhằm duy trì sự hợp tác với Trung Quốc trong các khu vực khác là không cần thiết và có khả năng phản tác dụng. Sự hợp tác trên các lĩnh vực có chung lợi ích không chỉ quan trọng đối với Mỹ mà còn với cả Trung Quốc. 

Các nhà lãnh đạo Mỹ không nên lo sợ về căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Mỹ có thể đứng vững trên các nguyên tắc của mình và ngăn không cho Trung Quốc làm xói mòn trật tự khu vực trong khi vẫn duy trì được một mối quan hệ có lợi. Việc mất đi những lợi ích sống còn ở châu Á sẽ không khuyến khích sự hợp tác lớn hơn về các vấn đề toàn cầu. Thay vào đó, những nhận thức về sự yếu kém có thể khuyến khích các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có hành vi quyết đoán hơn. Tóm lại, việc sử dụng một cách tiếp cận răn đe mạnh mẽ hơn không nhất thiết ngăn chặn sự hợp tác, điều nằm trong lợi ích của cả hai nước. 

Thực hiện các chính sách và thông điệp nhất quán và bền vững 

Chính quyền mới cần đưa ra những thông điệp chiến lược rõ ràng và nhất quán, vì sự thể hiện không nhất quán các mục tiêu của chiến lược tái cân bằng đã gây ra sự bối rối ở Trung Quốc và trong số các đồng minh và đối tác của Mỹ. Đặc biệt là, những lời giải thích hay thay đổi về cách Mỹ sẽ quản lý sức mạnh và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc – cùng với việc thực hiện tái cân bằng nặng về quân sự - đã làm trầm trọng thêm những nghi ngờ rằng Washington tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh. 

Các chính sách và việc truyền tải thông điệp thiếu nhất quán – bao gồm về quyền tự do hàng hải và các hoạt động hiện diện thông thường – cũng đã dẫn tới sự lúng túng trong khu vực. Chính quyền mới cần đưa ra những lời giải thích đáng tin cậy về những hoạt động này và không thay đổi kế hoạch của họ nhằm ứng phó với áp lực từ Trung Quốc. Trong tương lai, quyền tự do hàng hải và các hoạt động hiện diện thông thường cần được tiến hành trên cơ sở thường xuyên nhằm thể hiện quyết tâm của Mỹ cho máy bay và tàu hoạt động ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép. Trong khi tính nhất quán của Mỹ trong việc truyền đi thông điệp và thực hiện chính sách là quan trọng, thì nó cần được cân bằng bởi tính bất ngờ được tính toán cẩn thận trong các hoạt động và chiến thuật nhằm ngăn không cho Bắc Kinh trở nên tự tin quá mức trong năng lực của nước này dự đoán những phản ứng của Mỹ. 

Mở rộng bộ công cụ chính sách 

Chính sách của Mỹ ở Biển Đông phụ thuộc quá mức vào các lựa chọn quân sự, điều có thể không phải luôn là phản ứng hiệu quả nhất. Những phản ứng về ngoại giao, thông tin, pháp lý và kinh tế hiện được miêu tả không đúng mức trong chính sách Trung Quốc của Mỹ, và việc đưa chúng vào “bộ công cụ chính sách” sẽ là điều quan trọng để ngăn cản thành công Trung Quốc trong dài hạn. Chẳng hạn, những biện pháp trừng phạt có mục tiêu nhằm vào các công ty Trung Quốc có liên quan đến các hoạt động gây bất ổn có thể được cân nhắc. Mỹ đã sử dụng ảnh hưởng đòn bẩy đối với Trung Quốc trong những khu vực không liên quan trực tiếp đến Biển Đông và có lẽ phải cân nhắc tới việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng những công cụ này nhằm giữ vững trật tự khu vực. 

Tái tăng cường can dự với các đồng minh và đối tác 

Mỹ cần tăng cường những nỗ lực xây dựng năng lực với các đồng minh và đối tác nhằm cải thiện khả năng của họ chống lại sự hăm dọa của Trung Quốc. Những nỗ lực xây dựng năng lực thành công sẽ cho phép các nhà nước Đông Nam Á tự chủ hơn, thúc đẩy sự răn đe chống lại sự hăm dọa ở mức độ thấp của Trung Quốc và cho phép quân đội Mỹ tập trung nhiều hơn vào việc ngăn chặn những tình huống bất trắc ở mức độ cao. Nhằm tạo điều kiện cho việc xây dựng năng lực, Washington cần duy trì các mối quan hệ phòng thủ khu vực trong khi thừa nhận rằng khả năng của Mỹ thiết lập quan hệ đối tác với các nhà nước ở tuyến đầu phụ thuộc vào việc họ hợp tác và tuân thủ sự quản trị hiệu quả và nhân quyền. 

Mỹ có một số lợi thế lâu dài khiến các nhà nước trong khu vực tiếp tục tìm kiếm đến nó như là lựa chọn đối tác an ninh, bao gồm quân đội giỏi nhất, mức đánh giá được ưa thích cao trong phần lớn dân cư địa phương và một chính sách đối ngoại ít mang tính đe dọa hơn so với của Trung Quốc. Xét tới những lợi thế này, Washington có thể có khả năng tập trung vào cuộc chơi kéo dài ở châu Á, tin tưởng rằng chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc có khả năng đẩy nhiều nhà nước quay sang ủng hộ Mỹ. 

Duy trì một lập trường dựa trên nguyên tắc đối với các tranh chấp 

Lập trường từ lâu của Mỹ rằng họ không đưa ra lập trường về các tranh chấp chủ quyền đối với các cấu trúc địa hình ở Biển Đông, trong khi nhấn mạnh rằng những tranh chấp này được giải quyết theo cách hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, là vững chắc và cần phải được duy trì. 

Lập trường dựa trên nguyên tắc này cho phép Mỹ bảo vệ các lợi ích của mình mà không tự kéo mình vào các tuyên bố chủ quyền mập mờ ở trọng tâm của cuộc tranh chấp Biển Đông. Việc không đưa ra lập trường về chủ quyền cho phép Mỹ can thiệp một cách linh hoạt ở Biển Đông nhằm bảo vệ các lợi ích của họ và các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, trong khi đó làm suy yếu âm mưu của Trung Quốc mô tả những hành động của Mỹ là mối đe dọa đối với chủ quyền của Bắc Kinh. Các nhà nước tuyên bố chủ quyền khác chào đón sự can dự của Mỹ chính bởi vì Washington không ủng hộ tham vọng lãnh thổ của một bên tuyên bố chủ quyền so với của các bên tuyên bố chủ quyền khác.

Amy Searight là Cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ. Geoffrey Hartman là chuyên viên nghiên cứu Chương trình Nghiên cứu Châu Á, Chương trình Nghiên cứu Đông Nam Á, CSIS. Bài viết được đăng trên CSIS.


Trần Quang (gt)
Nguồn: nghiencuubiendong.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958