Là một quốc gia nhỏ bé, khan hiếm tài nguyên, Singapre luôn nhận thực không thể dựa vào sức mạnh bản thân để phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia. Đây chính là đặc trưng “văn hóa khủng hoảng” nước nhỏ của Singapre. Và đó chính là nguyên nhân khiến Singapre rất lo sợ cục diện cân bằng nước lớn ở Biển Đông bị phá vỡ.
Một năm sau phán quyết về Biển Đông: Tính toán của Philippines
- Cập nhật : 12/07/2017
Nhân dịp tròn 1 năm sau phán quyết trên, Thanh Niên đã phỏng vấn một số chuyên gia quốc tế về tình hình Biển Đông cũng như quan hệ Trung Quốc - Philippines.
Giáo sư Richard Javad Heydarian (chuyên gia phân tích chính trị - giảng dạy tại Đại học La Salle, Philippines)
Giáo sư Richard Javad Heydarian (chuyên gia phân tích chính trị - giảng dạy tại Đại học La Salle, Philippines): Đối với nội các của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ưu tiên trong chính sách đối ngoại là “hạ cánh mềm” trong vấn đề tranh chấp ở biển Tây Philippines (Biển Đông - NV) và tăng cường các mối quan hệ chiến lược lẫn kinh tế với Trung Quốc. Thách thức cho ưu tiên trên là đảm bảo việc “hạ cánh mềm” không đi đến cái kết lệ thuộc vào Bắc Kinh. Suốt 1 năm qua, Philippines đã có nhiều động thái thiện chí như không đặt nặng phán quyết của PCA ở các diễn đàn đa phương, hủy bỏ cuộc tập trận chung lớn với Mỹ, trong cương vị Chủ tịch ASEAN thì Manila cũng không hề cứng rắn trước việc Trung Quốc đẩy mạnh bồi đắp, xây dựng hạ tầng trên các đảo nhân tạo. Thế nhưng, chúng tôi vẫn chưa thấy nhượng bộ nào từ phía Trung Quốc. Vì vậy, thời gian tới, việc thay đổi chiến thuật có thể cần thiết.
Ông Gregory B.Poling (Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải AMTI - thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế - CSIS, Mỹ)
Ông Gregory B.Poling (Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải AMTI - thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế - CSIS, Mỹ): Về hình thức, quan hệ Bắc Kinh - Manila đã ổn định, điều chỉnh căng thẳng ở mức thấp nhất có thể sau những động thái cứng rắn mà nội các của ông Benigno Aquino (người tiền nhiệm của ông Duterte - NV) từng thực hiện. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không có bất cứ động thái nào thể hiện sẽ tuân thủ phán quyết của PCA. Trung Quốc vẫn đang quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này chiếm đóng ở Trường Sa, đồng thời tăng cường sức mạnh hải quân trên Biển Đông. Nhiều khả năng, để đổi lấy đầu tư, Philippines sẽ bỏ qua các cơ hội có được từ phán quyết của PCA nhằm gây áp lực cho Trung Quốc. Cứ thế, Bắc Kinh sẽ chỉ tăng vị thế trên Biển Đông.
TS Koh Swee Lean Collin (chuyên gia quân sự của Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore): Nhìn chung, tình hình Biển Đông trong năm qua tạm không quá căng thẳng như những giai đoạn trước mà chúng ta đã thấy. Tuy nhiên, các hoạt động quân sự thực chất vẫn đang tiếp diễn nên sự ổn định hiện tại là mong manh, được kiềm chế giữa các bên nhằm hướng đến Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Nhưng tương lai thì khó chắc chắn.
Chúng tôi vẫn chưa thấy nhượng bộ nào từ phía Trung Quốc. Vì vậy, thời gian tới, việc thay đổi chiến thuật có thể cần thiết
Giáo sư Richard Javad Heydarian
Trong khi đó, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines thì có thay đổi lớn dưới thời ông Duterte. Nhưng nếu nói rằng Manila thay đổi chính sách, “xoay trục” từ Mỹ sang Trung Quốc thì có lẽ chưa chính xác. Với những gì diễn ra gần đây, cụ thể là cuộc khủng hoảng, bùng nổ đụng độ ở Marawi (Philippine), thì có vẻ Manila cần một chính sách hướng đến cả Trung Quốc lẫn Mỹ để cân bằng lợi ích về an ninh - quốc phòng từ Washington, với lợi ích kinh tế đến từ Bắc Kinh. Ông Duterte có lẽ đã thấy rằng cần cân bằng các ưu tiên trong chính sách đối ngoại thay vì chỉ tập trung hướng về Mỹ. Thời gian qua, Philippines tăng cường quan hệ với cả nhiều bên khác như Nhật, Hàn Quốc, thậm chí có cả Nga.
PGS Stephen R.Nagy (chuyên ngành chính trị và quốc tế - Đại học Cơ đốc giáo quốc tế, Nhật Bản): Suốt 1 năm qua, trong khi Trung Quốc phớt lờ phán quyết của PCA thì ông Duterte lại khai thác tối đa ưu đãi từ Bắc Kinh, nhưng không tận dụng lợi thế từ phán quyết. Cách tiếp cận này cho phép Tổng thống Duterte tập trung nhiều hơn vào các vấn đề đối nội. Còn cách thể hiện của Trung Quốc cho thấy nước lớn này không có ý định tuân thủ luật pháp quốc tế. Với những gì diễn ra, có thể thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục phớt lờ luật pháp quốc tế, đồng thời tìm cách chia rẽ khối ASEAN để khối này không có cách tiếp cận thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Ngô Minh Trí (Thực hiện)
Theo Thanhnien.vn