Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông dường như không thể tránh khỏi nếu Bắc Kinh tiếp tục đơn phương mở rộng chủ quyền. Song loại bỏ yếu tố chính trị, quân đội Trung Quốc sẽ phải mất hơn 10 năm nữa mới đủ sức đe dọa Mỹ.
Nga mất ngủ vì Mỹ khó lường
- Cập nhật : 28/02/2017
Không thể dự đoán chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ, Nga chỉ biết chờ đợi, quan sát và hy vọng.
Tờ The New York Times của Mỹ dẫn lời giới phân tích của Nga cho rằng Điện Kremlin đang ngày càng tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thay đổi một cách căn bản quan hệ với Nga, do đó Moskva sẽ tìm cách tăng cường ảnh hưởng trên toàn cầu bằng cách khai thác những gì mà họ coi là điểm yếu của Washington.
Nga đã, đang và sẽ tiếp tục "nắn gân" Mỹ trên mặt trận quân sự thông qua những hành động như triển khai máy bay chiến đấu bay sát một tàu chiến của Mỹ trên Biển Đen, hoặc tàu chiến của hải quân Nga sẽ tiến vào vùng biển Đại Tây Dương, ngoài khơi bang Delaware.
Tổng Giám đốc Đài Moscow Alexei A. Venediktov nói: "Moskva cho rằng ông ta (Trump) tính khí thất thường, có thể thao túng được, rằng ông ta là kẻ độc tài và thiếu êkíp.
Ông ta tạo ra sự hỗn loạn trong nội bộ (nước Mỹ), đúng như chúng tôi muốn, và giờ đây ông ta phải tập trung vào những vấn đề trong nước, và chúng tôi được rảnh tay hơn để hành động trên trường quốc tế. Hãy để mặc họ (nước Mỹ) giải quyết những vấn đề của họ. Họ không còn thời gian để lo các vấn đề Ukraine, Trung Đông hay NATO nữa".
Tờ báo Mỹ dẫn lời một nhà phân tích người Nga khác là Sergei A. Markov cũng cho rằng "hiện tại, Điện Kremlin đang nghiên cứu xem có cách nào để có thể lợi dụng những rối loạn ở Washington nhằm theo đuổi những lợi ích của mình. Hy vọng lớn nhất của họ là Mỹ sẽ mải lo chuyện riêng của mình và ngừng gây áp lực lên Nga".
Tuy nhiên, chiến thuật kích động và khai thác rối loạn có thể gây phản tác dụng. Trung Đông là ví dụ điển hình về mâu thuẫn giữa ý đồ khai thác sự rối loạn, song lại lo ngại về việc duy trì ổn định lâu dài.
Moskva bắt đầu có các động thái với Libya, nơi mà Tổng thống Putin muốn chứng tỏ rằng chính quyền Obama và các cường quốc phương Tây khác đã phạm sai lầm khi tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo Muammar al-Gaddafi hồi năm 2011.
Chính phủ Nga đã mời nhiều nhân vật có thế lực tới Moskva và đã phái tàu sân bay cập cảng Libya trên đường trở về từ Syria hồi tháng trước. Chính phủ Nga đã mời các quan chức kỳ cựu và các nhà phân tích đến từ tất cả các nước thuộc thế giới Arập tới Moskva trong tuần này để thảo luận về tương lai của Libya và Yemen, cùng một số chủ đề khác.
Tờ báo Mỹ cho rằng cuộc chiến Syria đang làm nổi rõ những hạn chế đối với quyền lực của Nga. Trong hai tháng qua kể từ khi các lực lượng chính phủ được Nga hậu thuẫn tái chiếm thành phố Aleppo, Damascus vẫn gần như chưa có động thái nào để tạo dựng hòa bình.
Nga không đủ sức chi hàng tỷ USD giúp tái thiết quốc gia này. Để đáp ứng nhu cầu này, cần phải viện đến Washington thuyết phục các đồng minh như Qatar và Saudi Arabia, song hai nước này đều muốn tiến trình chuyển tiếp chính trị không có sự hiện diện của Tổng thống Bashar al-Assad.
Bức ảnh chụp một góc thành phố Aleppo sau khi được giải phóng được The New York Times sử dụng để chứng minh sự hạn chế sức mạnh của Nga
Giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Moskva đến nay vẫn chưa thể dự đoán được chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các diễn biến kể từ khi ông Trump nhậm chức đã cho thấy rõ rằng quan điểm "màu hồng" của ông Trump về ông Putin không nhận được sự thán thưởng từ các cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của tân Tổng thống.
Theo giới phân tích, Điện Kremlin đang giữ quan điểm "chờ đợi và quan sát" đối với ông Trump, với hy vọng rằng cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ tại châu Âu vào mùa hè này có thể xác định rõ xu hướng cho mối quan hệ.
Tính chất chưa rõ ràng trong chính sách với Nga càng nổi rõ khi Nhà Trắng ngày 27/2 thông báo kế hoạch tăng chi tiêu quân sự thêm 54 tỷ USD, vừa đúng bằng tổng số tiền mà Nga chi cho quân sự hàng năm.
Mặc dù những biểu hiện rối loạn tại Nhà Trắng có thể gây ngạc nhiên, thậm chí làm hài lòng Điện Kremlin, song giới phân tích cho rằng chính phủ Nga thấy lo ngại khi bỗng dưng có quá nhiều tin tốt. Điều đó tạo cho người Nga cảm giác nguy hiểm trước một đối tác khó lường.
Thái Phúc
Theo Báo Đất Việt