rss - tinkinhte.com

Nhật Bản – Trung Quốc: Kinh tế 'nóng', chính trị 'lạnh'

  • Cập nhật : 12/10/2016

Hai cường quốc kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc đang có những giao dịch thương mại, đầu tư khổng lồ nhưng lại phải đối đầu với những rạn nứt sâu sắc về mặt chính trị.

Căng thẳng về chính trị kéo dài liên tục

Từ cuối thập kỷ 1980 đã bắt đầu xuất hiện những chỉ trích trong ngoại giao và trong quần chúng nhân dân Trung Quốc ngày càng gay gắt về các vấn đề liên quan tới cách hành xử của quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II. Quan hệ hai nước trở nên căng thẳng hơn dưới thời cựu Thủ tướng Nhật Bản Koizumi vì các chuyến thăm của vị thủ tướng này tới đền ngôi đền thờ Yasukuni khiến Trung Quốc vô cùng tức giận và việc và và tiếp đó là việc Trung Quốc phản đối việc Nhật Bản trở thành một thành viên chính thức của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Trong vài năm trở lại đây, nguyên nhân của căng thẳng trong quan hệ song phương chính là việc tranh chấp về chủ quyền quần đảo mà phía Nhật Bản gọi là Senkaku còn phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Biểu tình phản đối Nhật quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku
đã nổ ra khắp các thành phố lớn của Trung Quốc

Năm 2010, lực lượng tuần tra bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ thuyền trưởng 1 tàu cá Trung Quốc với lý do được cho tàu cá này đã đâm vào 2 tàu tuần tra bờ biển của Nhật Bản tại vùng biển tranh chấp. Chính phủ Trung Quốc đã lập tức yêu cầu đối thoại với Nhật Bản và tạm dừng hàng loạt hoạt động trao đổi về sinh viên giữa hai nước.

Theo như kết quả khảo sát của tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa ra vào 10/2010 thì 89% người Nhật tin rằng chính phủ Trung Quốc đã “đi quá xa” trong vấn đề Sensaku/Điếu Ngư. Tồi tệ hơn, cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 13% người Nhật Bản được hỏi cảm thấy có thể tin tưởng vào Trung Quốc.

Sự mâu thuẫn gần như tới mức đỉnh điểm khi chính quyền thành phố Tokyo quyết định “quốc hữu hóa” một số đảo thuộc quần đảo Sensaku/Điếu Ngư khiến cho dư luận và chính quyền Trung Quốc hết sức tức giận. Sự căng thẳng không chỉ diễn biến trên biển mà xảy ra ngay cả trên đất liền. Những cuộc biểu tình chống Nhật Bản nổ ra khắp các thành phố lớn của Trung Quốc. Các nhà máy và hàng hóa xuất xứ từ Nhật Bản tại Trung Quốc bị đập phá và tẩy chay. Trong khi báo chí Trung Quốc liên tục đưa các hình ảnh về việc quân đội nước này tập trận ở nhiều quân khu thì Nhật Bản cũng tiến hành một cuộc tập trận chung với Mỹ dựa trên giả định đánh chiếm một hòn đảo tranh chấp.

Kinh tế - cầu nối quan hệ song phương

Trung Quốc – Nhật Bản “kinh tế nóng, chính trị lạnh” khiến cho quan hệ là một biểu tượng chuẩn mực khẳng định cho học thuyết mà theo đó, ràng buộc kinh tế chính là nguồn gốc cho hòa bình.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nhờ có quan hệ kinh tế đã không làm xấu thêm quan hệ chính trị để tiến tới sự xung đột toàn diện trong quan hệ hai nước. Thậm chí trong những năm tháng khó khăn của Chiến tranh lạnh, khi Mỹ đặt áp lực lên Nhật Bản không được trao đổi thương mại với “Trung Quốc đỏ”, lãnh đạo chính trị và quan chức chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc đã làm việc rất vất vả để đàm phán đạt được các thỏa thuận nhỏ và không chính thức về thương mại. Tại thời điểm khó khăn nhất của Chiến tranh lạnh, hai bên đã dựa vào vấn đề kinh tế để xây dựng quan hệ, điều mà chính trị và ngoại giao không thể làm được.

Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Trung Quốc

Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc sau Mỹ. Quan trọng hơn thế, Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào Trung Quốc đã tăng gấp mười lần trong khi các công ty Nhật Bản đã chuyển các cơ sở sản xuất tới Trung Quốc, từ các công ty lớn tới các công ty vừa và nhỏ cũng đang nằm trong xu hướng này.

Sự phụ thuộc kinh tế Trung Quốc – Nhật Bản trở nên sâu sắc hơn sau quyết định của chính phủ Trung Quốc vào tháng 5/2012 cho phép hoán đổi trực tiếp giữa đồng yên và nhân dân tệ. Điều này khiến đồng yên là đồng ngoại tệ đầu tiên có thể hoán đổi trực tiếp với đồng nhân dân tệ ngoại trừ đồng đô-la Mỹ. Với vai trò là đối tác kinh tế lớn thứ hai của Trung Quốc, Nhật Bản là lựa chọn đương nhiên số 1 của Bắc Kinh, với nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và giảm sự phụ thuộc vào đồng đô-la Mỹ đã thu hút được sự chú ý của công luận thời gian qua.

Những tranh cãi thường xuyên về chủ quyền và chính trị khiến quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc giống như lúc nào cũng bao trùm bởi sự đối đầu. Nhưng những trói buộc về kinh tế buộc hai nước lại với nhau là điểm không thể coi nhẹ khi nhìn nhận về quan hệ hai nước.

Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản và nhân tố Mỹ trong thời gian tới

Quan hệ “kinh tế nóng, chính trị lạnh”, dựa trên nền tảng là trật tự do Mỹ đặt ra ở khu vực Đông Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, đã tỏ ra hiệu quả trong duy trì quan hệ song phương Trung Quốc – Nhật Bản trong 6 thập kỷ qua. Trật tự khu vực Đông Á cho phép Nhật Bản tiếp cận về kinh tế với Trung Quốc trong khi nhận được sự bảo đảm an ninh từ địa vị thống trị của Mỹ. Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thay đổi tất cả. Liệu những điều nghịch lý trong bản chất quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản có được duy trì trong thời điểm có sự dịch chuyển về quyền lực tại khu vực Đông Á hay đó là sự bước sang trang mới trong quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản?

Nhật Bản đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sự dần thay đổi trong nền tảng quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản. Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản năm 2011 và 2012 bày tỏ một cách chi tiết những quan ngại về ngân sách quốc phòng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là sự thiếu tính minh bạch trong chi tiêu và các hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Nam và Biển Đông. Công chúng Nhật Bản cũng ngày càng bày tỏ nhiều quan ngại về sự lớn mạnh về quốc phòng của Trung Quốc. Theo kết quả điều tra xã hội học của hãng Pew Research của Mỹ công bố năm 2011 thấy rằng 87% người dân Nhật Bản coi sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc như “điều tồi tệ” cho Nhật Bản.

Liên quan tới những lo ngại này, ngày càng nhiều người Nhật Bản tìm kiếm sự an ủi từ phía đồng minh Mỹ. Đảng Dân chủ Nhật Bản lên nắm quyền vào năm 2009 với kế hoạch đẩy mạnh hơn quan hệ với Trung Quốc và ngày càng độc lập với Mỹ, nhưng công chúng Nhật Bản đã không ủng hộ cho cách tiếp cận này vì chính phủ cựu thủ tướng Hatoyama ngày càng dành ít sự coi trọng cho quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản.

Trong vòng 3 năm gần đây, Trung Quốc đã có những động thái ngày càng hiếu chiến. Điều này đẩy Nhật Bản phải xích lại gần hơn với Mỹ. Tuyên bố chung giữa Mỹ và Nhật Bản đưa ra năm 2011 đã thẳng thừng chỉ ra việc Trung Quốc thiếu minh bạch về quốc phòng chính là quan ngại chung của cả hai nước, Mặt khác, Tokyo và Washington cũng đang đẩy mạnh hợp tác song phương trên lĩnh vực tình báo, hệ thống phòng thủ tên lửa, an ninh không gian và an ninh công nghệ cao.

Cả Mỹ và Nhật đều quan ngại về sự thiếu minh bạch của quốc phòng Trung Quốc

Việc Mỹ thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định về tự do thương mại khu vực bao gồm một nhóm các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có sự tham gia của Nhật Bản mà bỏ Trung Quốc ra ngoài gây ra những lo lắng thực sự cho phía Trung Quốc.

Mỹ đã cố đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm khắc về quyền sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường và nguyên tắc về doanh nghiệp nhà nước sẽ gây những khó khăn thực sự cho Trung Quốc để trở thành thành viên của hiệp định.

Việc Trung Quốc bị gạt sang một bên một hiệp định kinh tế của nhóm các nước trong khu vực tạo ra nguy hiểm vì vấn đề kinh tế sẽ được sử đụng để đào sâu thêm thay vì hạn chế căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Trung Quốc đang cảm thấy Mỹ, Nhật Bản cùng các nước khu vực khác đang sử dụng hiệp định kinh tế này như một đối trọng nhằm cô lập Trung Quốc với các nước khu vực.

Những căng thẳng ngày càng đào sâu giữa Trung Quốc – Nhật Bản là cơ hội để Mỹ có thêm cơ sở củng cố quyền lực tại khu vực này nhằm thực hiện chính sách “ngăn chặn” với Trung Quốc. Nhân tố Mỹ sẽ tiếp tục là nguồn lực tạo ra thế giằng co trong cân bằng quyền lực trong quan hệ Nhật Bản –Trung Quốc.

Có dấu hiệu rõ ràng rằng mặc dù mặc dù ngày càng có nhiều quan ngại về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc nhưng công chúng Nhật Bản tiếp tục ủng hộ việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế cởi mở với Trung Quốc.

Theo kết quả khảo sát của hãng Asahi Shimbun của Nhật Bản thì 64% người Nhật tin rằng vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ tay ba Mỹ – Nhật Bản –Trung Quốc là không phải tăng cường quan hệ Mỹ – Nhật Bản để chống lại Trung Quốc mà là tìm ra giải pháp để đẩy mạnh lợi ích kinh tế giữa các bên.

Nhật Bản và Trung Quốc từ lâu đã sử dụng kinh tế để chống đỡ với một phần khó khăn trong quan hệ song phương. Và có hàng loạt các lý do để chứng tỏ rằng hai nước sẽ tiếp tục lấy kinh tế là cơ sở để tiếp tục duy trì quan hệ song phương trong những năm tới, bất chấp những căng thẳng xung quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Khôi Nguyên
Theo Petrotimes

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Năm thách thức an ninh quốc gia cấp bách của Mỹ

    Năm thách thức an ninh quốc gia cấp bách của Mỹ

    Báo "Người hướng dẫn Khoa học Thiên chúa giáo" (Mỹ) ngày 22/10 nhận định bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 6/11 sẽ phải đối mặt với 5 thách thức an ninh quốc gia cấp bách nhất trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống:

  • Trung Quốc chọn đối thoại hay 'đấu súng'?

    Trung Quốc chọn đối thoại hay 'đấu súng'?

    Ngoài những đường chồng lấn trên bản đồ, tình thế đối đầu đã xuất hiện tại các khu vực tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.

  • Phía sau tham vọng tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc

    Với diện tích 9.571.300 km² cùng đường biên giới với 14 quốc gia (CHDCND Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam), nên những động thái liên quan tới quân sự của Trung Quốc được dư luận trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm.

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958