rss - tinkinhte.com

Vì sao căng thẳng Senkaku/Điếu Ngư sắp biến thành chiến tranh?

  • Cập nhật : 12/10/2016

Tranh chấp căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Senkaku có thể sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát nếu như các nước không cải thiện tình hình ngoại giao. Đó là thông tin trong một báo cáo mật được gửi tới Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong tuần này từ phái đoàn cựu quan chức Mỹ, theo tờ Bloomberg.

Một phái đoàn gồm 4 cựu quan chức Mỹ đã tới Trung Quốc và có một buổi gặp với Thủ tướng Nhật và Phó chủ tịch nước Trung Quốc cùng với hai vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của cả hai nước liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong báo cáo đệ trình lên Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi về nước, các đại biểu này đã cảnh báo rằng bất cứ một lỗi lầm nhỏ hay tính toán sai lầm nào cũng có thể leo thang thành một cuộc đối đầu quân sự.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì trong một buổi họp báo ở Đại sảnh đường Nhân Dân ngày 5/9/2012 tại Bắc Kinh

Các thành viên của phái đoàn đồng ý tiết lộ thông tin với điều kiện giấu tên vì cuộc gặp của họ và các báo cáo đều phải được giữ kín.

Bà Clinton đã gửi phái đoàn tới Trung Quốc trong một nỗ lực nhằm giảm bớt các căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới cuộc bầu cử toàn quốc của Nhật vào năm tới và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tháng này.

Hiện nay hai nước này đang ra sức thể hiện chủ quyền trên quần đảo gồm 5 đảo nhỏ không người ở mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền  quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư Đài với lượng dự trữ dầu khí tự nhiên khá lớn này.

Vai trò cố vấn

Thành viên phái đoàn của Mỹ có Joseph Nye và James Steinberg thuộc Đảng Dân chủ cùng Richard Armitage và Stephen Hadley thuộc Đảng Cộng hòa, tất cả đều là các quan chức an ninh quốc gia trước đây.

Bà Hillary Cliton gửi một phái đoàn có đủ cả 2 đảng để lưu ý với Trung Quốc và Nhật Bản rằng cả hai đảng của Mỹ đều ủng hộ lập trường của Mỹ trên các hòn đảo có tranh chấp. Do đó, báo cáo của Bộ Ngoại giao sẽ có trọng lượng với bất kỳ ai chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ.

“Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ và tạo điều kiện đi lại cho họ, họ sẽ hành động với vai trò là ban cố vấn cho Chính phủ Hoa Kỳ”, ông John Echard, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. “Các cá nhân không phải đi hòa giải cho các vấn đề an ninh khu vực mà là đi để lắng nghe quan điểm của các bên”.

Các cựu quan chức Mỹ đã có một buổi gặp gỡ cuối tuần qua với Phó chủ tịch nước Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và các quan chức khác, và đang chờ đợi để gặp bà Clinton vào tuần tới.

Thiếu sự đối thoại

Phái đoàn có kế hoạch sẽ báo cáo với Ngoại trưởng Hillary Clinton rằng có một sự thật là đối thoại giữa Nhật Bản và Trung Quốc quá nghèo nàn và có những hiểu lầm nghiêm trọng giữa hai nước đang có nguy cơ làm tăng tranh chấp lãnh thổ và có thể leo thang thành các cuộc đụng độ quân sự nếu tàu của họ va chạm hoặc có một số rủi ro khác.

Báo cáo cũng cho biết hai nước cần cải thiện trao đổi thông tin ở nhiều cấp độ, từ người đứng đầu nhà nước cho đến các chỉ huy bảo vệ bờ biển địa phương có tàu đang tuần tra trong vùng lân cận của các đảo.

Một chiếc thuyền đánh cá Đài Loan, phải, bị chặn lại bởi một tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản khi tiến gần đến quần đảo Điếu Ngư / Senkaku ngày 25/9/2012.

Nhật Bản đã đưa ra một tuyên bố phản đối trong tuần này khi 4 tàu tuần tra của Trung Quốc đi vào vùng biển gần quần đảo có tranh chấp sau khi các quan chức của hai nước này đã có một cuộc gặp tuần trước ở Thượng Hải trong một nỗ lực cải thiện quan hệ.

Các thành viên phái đoàn của Mỹ cho biết tại các cuộc họp ở mỗi quốc gia, họ gặp phải các phản ứng khác nhau giữa các quan chức và các nhà phân tích có liên kết với chính phủ đối với các nỗ lực của Mỹ nhằm mục đích xoa dịu tranh chấp.

Đã có những phản ứng khác nhau về thông điệp của phái đoàn rằng Mỹ công nhận kiểm soát hành chính của Nhật Bản với các hòn đảo. Và vì thế, Mỹ bị ràng buộc bởi điều 5 của các Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ với thỏa thuận Mỹ sẽ can thiệp “bất cứ khi nào an ninh và hòa bình của Nhật hoặc quốc tế bị đe dọa”. Cả Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều thống nhất về quan điểm nói trên.

Trong khi một số quan chức Trung Quốc tỏ ra không hài lòng thì các nhà phân tích nước này đã có những phản ứng cứng rắn hơn, với một số báo cáo buộc Nhật Bản và Mỹ phải đảo ngược kết quả của Thế chiến thứ II. Một trong các thành viên của phái đoàn Mỹ cho biết điều này được lặp đi lặp lại trong những nhận xét mà ông cho là thô lỗ của vị Trung tướng Trung Quốc Ren Hiaquan tại Úc trong tuần qua.

Phó chủ tịch của Học viện Khoa học Quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, ông Ren Hiaquan đã gọi Nhật Bản là một quốc gia cựu phát xít, nhắc đến câu chuyện Nhật đã ném bom thành phố Darwin phía Bắc nước Úc và cho biết tranh chấp lãnh thổ có thể bị đẩy cao lên thành một cuộc chiến tranh. Một tờ báo ở Úc và hai thành viên phái đoàn tham dự cuộc họp đã cho biết phái đoàn Trung Quốc đã không quay trở lại tham dự buổi họp vào ngày hôm sau nữa và thay vào đó là đi tham quan nước Úc.

Chính sách của Nhật Bản

Hai thành viên phái đoàn cũng cho biết phía Trung Quốc sẽ đáp trả nếu như phe cánh hữu thuộc Nhật Bản tham gia vào vụ tranh chấp này. Điều này xuất phát từ sự nỗ lực bất thành để mua 3 trong số các đảo tranh chấp hồi đầu năm của Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara, một người Nhật Bản theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Ông Ishihara đã thành lập một đảng chính trị mới và phủ nhận việc quân đội Nhật đã gây ra vụ thảm sát ở Nam Kinh vào năm 1937. Ông cũng tuyên bố chủ quyền Nhật Bản trên hòn đảo vào giai đoạn đó, điều đã tạo ra một sự khiêu khích lớn đối với Trung Quốc.

Chính phủ quốc gia của ông Noda đã cố gắng xoa dịu sự khiêu khích này bằng cách mua những hòn đảo thuộc tư nhân vào hồi tháng 9 nhằm ngăn chặn việc đưa người ra định cư hoặc các cuộc biểu tình mà ông Ishihara có thể tổ chức. Trung Quốc đã không chấp nhận lời giải thích của Chính phủ Nhật và trả lời bằng cách gửi 2 tàu Hải giám vào vùng tranh chấp để nhấn mạnh yêu sách của mình đối với các hòn đảo.

Geng Yansheng, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc giải thích việc gửi tàu đến trong một tuyên bố ngày 11/9 vừa qua đã nói: “Sự quả quyết cùng ý chí của Trung Quốc và quân đội là nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và chuẩn bị mọi tình huống và sẽ thực hiện các biện pháp khi cần”.

“ Không có thái độ xây dựng”

Thủ tướng Noda dự kiến sẽ thảo luận vấn đề một lần nữa trong một cuộc họp kéo dài 2 ngày của các nhà lãnh đạo Châu Á và Châu Âu vào tuần tới tại Viên Chăn, Lào. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 29/10 không có kế hoạch gặp mặt chính thức giữa hai nước trong thời gian của Hội nghị thượng đỉnh ASEM tới đây. Một chuyên gia về Nhật Bản tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc nói trên tờ Nhật báo Trung Quốc rằng “hầu hết các đề xuất của Nhật Bản đã công bố cho đến nay không nhằm mục đích xây dựng, và nó che đậy những điều không có sự chân thành”.

Một thành viên thuộc phái đoàn Mỹ cho biết, trong ngắn hạn Mỹ sẽ ít có cơ hội giải quyết tranh chấp. Việc tốt nhất mà Mỹ hy vọng làm được là giảm bớt căng thẳng, và điều đó không đảm bảo để có thể ngăn chặn bất kỳ cuộc giao tranh nào.

Tuy nhiên, một thành viên khác cho biết rằng các quan chức ngoại giao mạnh mẽ của Mỹ đang làm việc tại các quốc gia, cũng như các tuyên bố cấp cao của Ngoại trưởng Cliton hay Bộ trưởng Quốc phòng Panetta có thể tạo ra được khác biệt và giảm nguy cơ các xung đột quân sự.


 

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Nhật - Mỹ: Thế trận mới thay cho sự “ỡm ờ chiến lược”?

    Nhật - Mỹ: Thế trận mới thay cho sự “ỡm ờ chiến lược”?

    Nhật Bản tuyên bố “thời gian chưa chín muồi” cho hội đàm cấp cao để giải quyết tranh chấp chủ quyền. TDF năm nay liệu có chứng kiến thay đổi lập trường hai mặt của Mỹ đối với các vấn đề an ninh trong vùng?

  • Chiến lược kiềm chế và bao vây Trung Quốc của Mỹ

    Chiến lược kiềm chế và bao vây Trung Quốc của Mỹ

    Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á đang gia tăng mạnh trong thời gian gần đây, Mỹ đã xúc tiến chiến lược trở lại châu Á. Nhiều chuyên gia đã cho rằng chiến lược này của Mỹ là nhằm mục đích kiềm chế và bao vây Trung Quốc. Báo mạng Asia Times Online vừa đăng bài phân tích cho rằng Mỹ đang lôi kéo các đồng minh Đông Bắc Á, đặc biệt là Nhật Bản, vào cuộc đối đầu với Trung Quốc.

  • Chiến lược biển đảo của Trung Quốc: ‘Biến không thành có’

    Chiến lược biển đảo của Trung Quốc: ‘Biến không thành có’

    Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo năm nay là “thay đổi nguyên trạng” hay nói một cách nôm na là “biến không thành có”.

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958