Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Trung Quốc ngang ngược đòi cấm tàu ngầm nước ngoài đi vào biển Đông
Tuyên bố được được đưa ra vào đầu tháng, khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Washington hôm 8/8. Chuyến viếng thăm dự kiến sẽ diễn ra vào năm sau và cũng là lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ thăm cảng Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc hơn bốn thập kỷ trước.
Lầu Năm Góc khẳng định trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch rằng quan hệ quốc phòng vững chắc giữa hai nước sẽ củng cố an ninh khu vực và toàn cầu, dựa trên những lợi ích chung về tự do hàng hải ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, công nhận chủ quyền quốc gia.
Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đang cố gắng đa phương hóa quan hệ quốc phòng. Trong những tháng vừa qua, Việt Nam đã đưa quan hệ quốc phòng với Ấn Độ và Nhật Bản – hai nước đồng minh của Mỹ trong khu vực – đi vào chiều sâu.
Theo AsiaTimes, Mỹ và Việt Nam vẫn chưa phải là đối tác chiến lược chính thức. Tuy nhiên quan hệ tứ giác này đang dần rõ hơn khi cả bốn bên đều chia sẻ một số giá trị chung.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Janes Mattis duyệt đội danh dự tại Washington hôm 8/8
Một số chuyên gia cho rằng những vấn đề an ninh khu vực đang thúc đẩy Việt Nam với chính sách đối ngoại độc lập, “thêm bạn bớt thù” đang ngả sang quan hệ thân thiện hơn với Mỹ. Quan hệ song phương đã phát triển đều đặn và chắc chắn dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đang có mối quan tâm đặc biệt với Việt Nam. Tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Nhà Trắng. Đây là chuyến thăm đầu tiên và duy nhất tính cho đến thời điểm này của một lãnh đạo Đông Nam Á tới Nhà Trắng kể từ khi ông Trump nhậm chức.
Quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước được chính thức tuyên bố vào tháng 7/2013 đã mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác, bao gồm cả thỏa thuận cho phép Mỹ mở trường đại học đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Quan hệ đối tác tạo ra bước chuyển đổi mạnh mẽ trong quan hệ hai nước cũng bao gồm cả điều khoản xây dựng năng lực hải quân chung.
Lệnh cấm vận vũ khí sát thương kéo dài suốt bốn thập kỷ từng cản trở hợp tác quốc phòng giữa hai nước cũng đã được dỡ bỏ hoàn toàn trong chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam vào tháng 5 năm ngoái. Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam chưa xác định rõ thời gian nhưng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng vị trí thăm cảng hiển nhiên sẽ phải là Cảng Cam Ranh, vịnh nước sâu chiến lược của Việt Nam án ngữ Biển Đông.
AsiaTimes lưu ý, cảng Cam Ranh đã tiếp đón hải quân nhiều nước, nhưng về tiếp đón quân sự thì chỉ giới hạn với Nga, nước từng là đồng minh trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và là nhà cung cấp vũ khí chính của Việt Nam. Việc tàu chiến hải quân Mỹ tới thăm cảng có ý nghĩa lớn và sẽ giúp Mỹ có lợi thế chiến lược.
Việc tìm cách thúc đẩy hợp tác với Mỹ diễn ra khi Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ trong các tổ chức đa phương và các quốc gia nhằm đối phó tình hình an ninh khu vực có dấu hiệu ngày càng phức tạp. Cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao của ASEAN tại Manila vừa qua là một ví dụ điển hình..
Tóm lại, việc Việt Nam chào đón tàu sân bay của Mỹ- biểu tượng của sức mạnh Mỹ- là kết quả của những tính toán lợi ích chiến lược kể trên. Với kế hoạch Tổng thống Donald Trump thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, rất có thể hai nước sẽ lại đưa ra một tuyên bố chiến lược song phương quan trọng khác, AsiaTimes dự đoán.
Đặng Phương Thảo
Theo Viettimes.vn