Cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên; Tướng Nga lo Mỹ tấn công hạt nhân bất ngờ bằng lá chắn tên lửa; Nhật Bản giục Trung Quốc ngừng xuất khẩu dầu sang Triều Tiên; Triều Tiên căng thẳng, Úc hướng về Mỹ?
Đô đốc Mỹ cáo buộc Trung Quốc thay đổi bối cảnh tự nhiên, chính trị tại Biển Đông
- Cập nhật : 28/04/2017
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho rằng Trung Quốc đã thay đổi căn bản bối cảnh tự nhiên và chính trị tại khu vực chiến lược Biển Đông thông qua việc quân sự hóa và bồi đắp đất trái phép quy mô lớn.
Báo điện tử Economic Times ngày 27/4 đưa tin, phát biểu với các nghị sĩ tại một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết hoạt động hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc tập trung vào việc đánh bại Mỹ tại châu Á.
Đô đốc Harris cáo buộc: “Hơn nữa, Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng một quân đội hiện đại, có năng lực, điều có vẻ như gần đây đã vượt quá các mục đích quốc phòng mà Bắc Kinh đã nêu ra”.
Theo ông Harris, hoạt động hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc không thể bị đánh giá thấp, đặc biệt là khi xét đến việc Bắc Kinh thiếu một chiến lược rõ ràng và minh bạch.
Liên quan đến các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông, ông Harris cho biết hoạt động này của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam có việc xây dựng 72 nhà chứa máy bay chiến đấu, có thể hỗ trợ 3 trung đoàn máy bay chiến đấu, và khoảng 10 nhà chứa máy bay dành cho các thân máy bay lớn hơn, như máy bay ném bom hoặc các máy bay có nhiệm vụ đặc biệt. Tất cả những cơ sở này có thể sẽ hoàn thành trong năm nay.
Ngày 9/4/2017, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Như đã nhiều lần được khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề Biển Đông đó là mọi tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong khi chờ đợi tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài cho tranh chấp, các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp, phù hợp với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002”.
TTXVN/Tin Tức