Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Biển Đông không COC sẽ không nhắc đến phán quyết quốc tế Lahay
Tin thế giới đáng chú ý 04-08-2017
- Cập nhật : 04/08/2017
Ông Trump: Quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức 'rất nguy hiểm'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng mối quan hệ đang ở 'mức thấp', 'rất nguy hiểm' giữa Nga và Mỹ là 'nhờ' Quốc hội vừa 'ép' ông ký luật trừng phạt Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thể hiện sự bất lực trước Quốc hội Mỹ trong các vấn đề liên quan tới Nga - Ảnh: Reuters
"Mối quan hệ giữa chúng ta và nước Nga đang ở mức thấp nhất và rất nguy hiểm. Quý vị nên cảm ơn Quốc hội, những người chẳng thể cho chúng ta nổi một đạo luật chăm sóc sức khỏe!", ông Trump hằn học trên Twitter.
Ngày 2-8, Tổng thống Trump đã ký thông qua luật trừng phạt mới đối với Nga sau khi được lưỡng viện thông qua.
Nước Nga, tất nhiên, sau đó đã phản ứng mạnh mẽ, gọi đó là một hành động khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại.
Giới quan sát nhận định, việc ông Trump đặt bút ký luật trừng phạt Nga đã cho thấy sự bất lực của nhà lãnh đạo Mỹ trong các vấn đề liên quan tới Matxcơva.
Luật mới quy định mọi quyết định nới lỏng hoặc dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga của tổng thống Mỹ sẽ cần sự thông qua của Quốc hội.
Trước khi ông Trump ký thông qua, đã từng có đồn đoán nói ông sẽ phủ quyết dự luật này. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.
Nói như một số nhà quan sát, nếu tổng thống Trump phủ quyết, nó chỉ đẩy nhiệm kỳ của ông vào thế bế tắc, vốn trước đó đã bị phủ bóng bởi nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ trong hơn một tháng trở lại đây bắt đầu lao dốc không phanh. Khởi đầu bằng những tranh cãi xung quanh chuyện Nga đòi Mỹ trả lại các khu nhà ngoại giao của Nga ở Mỹ.
Luật trừng phạt mới đã giáng một đòn mạnh mẽ vào hi vọng cải thiện quan hệ với Matxcơva của ông Trump.
Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng 7 đã gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 tại Đức.
Cuộc họp khi đó đã được kỳ vọng sẽ là bước mở đầu cho một mối quan hệ hòa dịu giữa Nga và Mỹ. Tuy nhiên, mọi thứ đã diễn biến ngược lại, không có bất kỳ "tuần trăng mật" nào sau đó.(Tuoitre)
---------------------------
Bắc Kinh nói Ấn Độ rút quân khỏi khu vực tranh chấp, New Delhi bác bỏ
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2.8 ra tuyên bố dài 15 trang cùng bản đồ khẳng định số binh sĩ Ấn Độ đóng tại cái gọi là lãnh thổ Trung Quốc từ 400 giảm xuống còn 40, nhưng thông tin này đã bị New Delhi bác bỏ.
Trong bản tuyên bố về lập trường này, phía Trung Quốc kêu gọi New Delhi rút binh sĩ “ngay lập tức và vô điều kiện”, theo tờ South China Morning Post.
Dù không thay đổi lập trường, trong bản tuyên bố, Bắc Kinh mô tả chi tiết những sự kiện dẫn tới căng căng thẳng tại khu vực cao nguyên Doklam do Bhutan quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Động Lãng.
Ấn Độ và Bhutan tố Trung Quốc xây một con đường từ thung lũng Chumbi (bên phía Tây Tạng) sang Doklam. Bhutan đã gửi công hàm yêu cầu Trung Quốc trả lại hiện trạng còn Ấn Độ khẳng định hành động mở đường đã đơn phương thay đổi điểm giao biên giới giữa ba bên. Theo tờ The Times of India, Ấn Độ và Trung Quốc đã triển khai mỗi nước khoảng 3.000 binh sĩ đến khu vực.
Trong khi đó, theo bản tuyên bố, Trung Quốc nói 270 lính biên phòng có vũ trang của Ấn Độ cùng xe ủi đất đã vượt qua cái gọi là lãnh thổ thuộc phía Trung Quốc 100m và cố cản trở công trình xây dựng một con đường ở đây. “Trong những ngày sau đó, số người Ấn Độ xâm nhập vượt lên 400 cùng 2 xe ủi đất, 10 túp lều và tiến sâu vào 180m. Đến cuối tháng 7 vẫn còn 40 người Ấn Độ và một xe ủi”, bản tuyên bố viết.
Trong khi đó, tờ The Times of India ngày 3.8 dẫn nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ khẳng định binh sĩ Ấn Độ chưa rút khỏi khu vực căng thẳng. Nguồn tin nói rõ khoảng 300-350 binh sĩ Ấn Độ cùng 2 xe ủi đất vẫn còn hiện diện ở khu vực.
“Không có việc Ấn Độ giảm binh sĩ trên bộ. Trung Quốc cũng có số binh sĩ tương tự ở khu đối đầu. Hai bên dựng lều cách nhau 120-150m, nhưng không có tình trạng chĩa súng hay thù địch”, nguồn tin khẳng định.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố nước này xem "hòa bình và tĩnh lặng" tại các vùng biên giới Ấn-Trung là một "điều kiện tiên quyết quan trọng" để hai bên có thể phát triển quan hệ song phương.
Giới phân tích cho rằng việc công bố bản tuyên bố mới có thể cho thấy Bắc Kinh muốn kết thúc căng thẳng với New Delhi trước cuộc hội nghị thượng đỉnh BRICS (các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil, Nga Ấn Độ Trung Quốc và Nam Phi) tại TP.Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc vào tháng tới.
Nhà phân tích Triệu Can Thành thuộc Viên nghiên cứu quốc tế Thượng Hải (Trung Quốc) cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc xác định động thái của binh sĩ Ấn Độ là xâm nhập phi pháp, sẽ có hai lựa chọn là binh sĩ Ấn Độ phải rút lui hoặc phía Trung Quốc sẽ trục xuất họ.
Hồi tuần rồi, Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh nhưng hai bên vẫn chưa giải quyết được căng thẳng hiện nay, theo South China Morning Post.(Thanhnien)
---------------------------
Philippines phản đối loại Triều Tiên khỏi Diễn đàn khu vực ASEAN
Ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) thể hiện rõ lập trường của nước này không ủng hộ việc loại Triều Tiên khỏi Diễn đàn khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (ARF), dù Mỹ đưa ra đề xuất trên.
Người phát ngôn DFA Robespierre Bolivar cho rằng ARF là diễn đàn duy nhất mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các nước Đông Nam Á, có thể bày tỏ trực tiếp với Triều Tiên mối quan ngại về các vụ thử tên lửa và chương trình hạt nhân của nước này, qua đó các bên tham gia có thể tìm được "những phương thức hợp tác" để giải quyết tình hình hiện nay.
Trước đó, ngày 2/8, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Susan Thornton cho biết Washington sẽ xúc tiến các cuộc thảo luận về cách thức loại Triều Tiên khỏi ARF, trong khuôn khổ một nỗ lực lớn hơn nhằm cô lập Bình Nhưỡng về mặt ngoại giao và buộc nước này chấm dứt các vụ thử tên lửa và từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
ARF là diễn đàn đối thoại an ninh quan trọng ở khu vực châu Á, quy tụ 27 thành viên, gồm cả Mỹ và Triều Tiên. Hội nghị cấp bộ trưởng ARF dự kiến diễn ra tại Manila, Philippines ngày 7/8 tới.
Trong diễn biến liên quan, tùy viên báo chí Đại sứ quán Mỹ tại Philippines, bà Molly Koscina cho biết Mỹ đang kêu gọi tất cả các nước "hạ cấp" quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, trong bối cảnh ngoại trưởng các nước ASEAN sẽ tới Manila tham dự hội nghị thảo luận các vấn đề khu vực quan trọng.
Những động thái của Mỹ diễn ra sau khi Triều Tiên đêm 28/7 lần thứ 2 phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mà theo đánh giá của các chuyên gia, có khả năng đe dọa an ninh của Mỹ. Hiện cả Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí tiếp tục hợp tác nhằm gây sức ép tối đa lên Triều Tiên buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong khi Bình Nhưỡng kiên quyết bảo vệ chương trình hạt nhân và tên lửa trên là phục vụ mục đích phòng vệ.(TTXVN)
---------------------------------
Ông Trump nói Mỹ đang thua ở Afghanistan
Theo kênh Press TV, trong cuộc họp tại phòng Tình huống ở Nhà Trắng hôm 19-7, Tổng thống Trump cho biết ông muốn sa thải tướng John Nicholson, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Afghanistan, do ông này không cải thiện được tình hình an ninh ở nước này. Mỹ đã đưa lực lượng tới Afghanistan từ 16 năm trước để đánh bại tổ chức khủng bố Taliban nhưng nhóm này vẫn hoạt động mạnh mẽ.
Tướng John Nicholson, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: PRESS TV
Các quan chức nói giấu tên nói với Press TV rằng ông Trump đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Joseph Dunford xem xét sa thải tướng Nicholson. “Chúng ta không thể giành chiến thắng. Chúng ta đang thua” – ông Trump than thở như vậy theo lời kể của các quan chức trên.
Ông Nicholson được bổ nhiệm làm tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Afghanistan kể từ tháng 3-2016. Các cố vấn quân sự của Tổng thống Trump được cho là đề nghị sắp xếp một cuộc họp giữa ông Trump và ông Nicholson nhằm giúp họ tháo gỡ lo ngaị, nhưng nhà lãnh đạo Mỹ đã không gặp ông ấy.
Hồi tháng 2, ông Nicholson là người đầu tiên lên tiếng nói cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan rơi vào bế tắc và đề nghị Washington triển khai thêm vài ngàn binh sĩ tới nước này để hỗ trợ lực lượng an ninh Afghanistan chống lại các tay súng Taliban. Quân đội Mỹ bắt đầu đặt chân tới Afghanistan vào ngày 7-10-2001 dưới thời Tổng thống George W.Bush để chống khủng bố.
Washington tuyên bố rằng sự hiện diện hàng loạt này của quân đội Mỹ chỉ nhằm mục đích duy trì an ninh trên toàn quốc gia Afghanistan cho tới khi lực lượng quân đội Afghanistan sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm này.(PLO)