Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga
Các tàu ngầm lớp Borei có chiều dài 170 mét là cơ sở cho "chiến lược răn đe hạt nhân" hiện đại của Nga và phiên bản tàu ngầm mới có thể mang trên khoang nhiều tên lửa hơn mẫu "tiền bối" của nó, thông báo cho biết.
Theo các chuyên gia Na Uy, trên chiếc tàu ngầm Nga sẽ đi vào phục vụ từ năm 2018 có thể lắp đặt 20 tên lửa liên lục địa Bulava. Trong khi đó ba tàu ngầm lớp Borei hiện đang được sử dụng chỉ có chỗ để bố trí 16 tên lửa hạt nhân tầm xa. "Quận vương Vladimir" là tàu ngầm đầu tiên của lớp Borei được hiện đại hóa như giảm thiểu tiếng ồn và trở nên "vô hình" hơn nữa. Theo dữ liệu của các phương tiện truyền thông Nga, mẫu tàu này được bắt đầu phát triển một cách âm thầm "ngay từ thời đại cải tổ-công khai", và công việc đã được tiến hành "trong môi trường bảo mật cao độ", các đại diện của xưởng đóng tàu cũng như quân đội không để lộ bất kỳ tấm ảnh nào. Cũng có khẳng định rằng tàu ngầm hạt nhân "Quận vương Vladimir" có thể "biến kẻ thù thành đống tro phóng xạ", TV 2 NORGE phản ánh.
Theo tư liệu của Viện Nghiên cứu khoa học thuộc lực lượng vũ trang Na Uy, tàu ngầm Nga mẫu mới hiện đại hơn, không ồn và được trang bị vũ khí tốt hơn loại tàu mà loạt "Quận vương" sẽ tới thay thế.
Có mặt tại lễ khởi công đóng tàu "Quận vương Vladimir" vào năm 2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh rằng việc chế tạo các tàu ngầm mới gắn với yêu cầu bảo vệ quyền lợi của Liên bang Nga ở Bắc Cực. "Không nghi ngờ gì nữa, Hải quân là phương tiện bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia của chúng ta. Điều đó cũng áp dụng cho khu vực Bắc Cực, nơi tập trung những nguồn tài nguyên thiên nhiên và sinh học quan trọng nhất của thế giới", kênh truyền hình TV 2 NORGE dẫn lời tuyên bố của nguyên thủ quốc gia Nga.
Đội tàu ngầm Nga thường xuyên thực hiện các chuyến đi và tiến hành tập trận ở Biển Barents và vùng biển lân cận, kênh này nêu nhận xét.
Trong khi đó, NATO đang vấp phải những vấn đề nhất định trong việc theo dõi tàu ngầm của Nga, Phó Đề đốc và là cựu chỉ huy tàu ngầm Jacob Burrenen nói trên kênh truyền hình TV 2 NORGE.
"Liên minh Bắc Đại Tây Dương lại một lần nữa đưa việc theo dõi tàu Nga thành một trong những nhiệm vụ ưu tiên. Vì thế, cả tàu ngầm Anh và Mỹ đều trở lại biển Na Uy", ông Burresen giải thích khi bình luận về hiện tượng gia tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân của các nước đồng minh trong vùng biển Na Uy.(Viettimes)
---------------------------
“Trong quá trình đàm phán của các chuyên gia Nga và Việt Nam, đã ký hợp đồng cung cấp Т-90S và Т-90SK. Hiện nay, hai bên đã bắt tay vào thực hiện”, Interfax dẫn lời ông Petukhov.
Trước đó, báo cáo thường niên của hãng Uralvagonzavod (sản xuất T-90) cho biết, trong năm 2017, họ sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng với khách hàng mã số 704 (Việt Nam) cung cấp 64 xe tăng Т-90S/SK.
T-90S là biến thể xuất khẩu của T-90А và khác với T-90A trước hết ở chỗ không được lắp phòng vệ chủ động Shtora, nhưng điều đó được bù đắp bởi các khối giáp phản ứng nổ. T-90SK là biến thể chỉ huy của T-90S.
T-90А/S là xe tăng chủ lực hiện đại nhất đang được sản xuất công nghiệp ở Nga hiện nay. Biến thể mới nhất của T-90A là T-90AM (còn gọi là T-90M, biến thể xuất khẩu là T-90MS/SM) hiện số phận chưa rõ ràng mặc dù hãng Uralvagonzavod nhiều lần tuyên bố sẵn sàng bắt đầu sản xuất công nghiệp xe tăng này trong thời gian ngắn nhất. Nhưng do khó khăn khách quan với việc đưa vào trang bị tăng T-14 Armata thì cơ hội của T-90AM vẫn còn.
T-90АM có một số cải tiến lớn như động cơ mạnh hơn, hộp số, máy nạp đạn tự động hiện đại hóa và pháo tốt hơn 2A46M-5. Xe tăng này cũng sẽ được lắp ụ súng máy phòng không UDP T05BV-1 và giáp phản ứng nổ Relikt có khả năng chặn đứng mọi loại đạn chống tăng hiện đại. Vốn dĩ, Việt Nam cũng đã tỏ ra rất quan tâm đến biến thể này của T-90.
Hợp đồng bán T-90S/SK cho Việt Nam có ý nghĩa chiến lược đối với Nga và sắp tới có thể được củng cố bằng các hợp đồng bán vũ khí trang bị khác của Nga.
Một số tính năng kỹ-chiến thuật của biến thể T-90M: Trọng lượng chiến đấu, tấn | 46,5 |
Kíp xe, người | 3 |
Kích thước, m: | |
-chiều dài (tính cả pháo) | 6,86 |
- chiều rộng | 3,78 |
- chiều cao | 2,23 |
Tốc độ tối đa, km/h | 60 |
Dự trữ hành trình, km | 550 |
Vũ khí (cơ số đạn, viên): | |
- 1 pháo 2A46M-4 125 mm | 43 |
- 1 súng máy đồng trục 7,62 mm PKT | 1.250 |
- 1 súng máy phòng không 12,7 mm NSVT | 300 |
- hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển 9K119 Refleks | |
Động cơ: V-92S2 công suất 1.000 mã lực | |
Một số hình ảnh T-90S |
T-90S |
Ông Petukhov cũng cho biết việc thảo luận với Việt Nam vấn đề cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không và hiện đại hóa các hệ thống hiện có của Việt Nam. “Với phía Việt Nam đang tiến hành trao đổi về các vấn đề cung cấp, sửa chữa và hiện đại hóa các hệ thống tên lửa phòng không và các hệ thống khác”, ông Petukhov nói khi trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có muốn mua hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 hay không.
“Hiện nay, hai bên đang xác định danh mục vũ khí trang bị sẽ tiến hành hợp tác”, Phó Giám đốc FSVTS nhấn mạnh.
Việt Nam là một trong những đối tác then chốt của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.
Tháng 7/2017, tại Triển lãm MAKS, Giám đốc Rosoboronoexport, ông Aleksandr Mikheyev thông báo, Nga sẽ cấp cho Việt Nam tín dụng mua vũ khí trang bị hải quân và xe tăng. Trước đó, ông Mikheyev nói rằng, Nga đang chuyển giao lượng hàng lớn trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Nhờ sự giúp đỡ của Nga mà hạm đội tàu ngầm cùng toàn bộ hạ tầng đã được thành lập.
Ngoài ra, ông Petukhov còn đề cập đến việc đàm phán mua bán tiêm kích Su-35 giữa Nga và Indonesia.
“Đàm phán đang diễn ra. Nói về thời hạn và giá trị (hợp đồng) hiện còn quá sớm”, ông Petukhov nói.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiako Lukita và Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tiết lộ, Indonesia sẽ mua 11 tiêm kích Su-35 trị giá 1,14 tỷ USD, trong đó Indonesia sẽ thanh toán bằng hàng hóa trị giá 570 triệu USD). Việc chuyển giao máy bay sẽ thực hiện theo giai đoạn sau 2 năm.
Nga hiện đang rất kỳ vọng gia tăng bán vũ khí sang Đông Nam Á. Ông Viktor Brakunov, Trưởng Phòng Đối ngoại của Rosoboronoexport hôm 7/11/2017 đã cho hay Nga trông đợi gia tăng quy mô hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước Đông Nam Á.
“Xu hướng phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước Đông Nam Á là tốt đẹp. Dự kiến sẽ có sự gia tăng quy mô hợp tác”, ông Brakunov nói tại Triển lãm Thailand Defense&Security.
Theo ông Brakunov, Nga đang hợp tác tích cực nhất trong vấn đề cung cấp vũ khí trang bị với Việt Nam, Indonesia và Philippines, đồng thời cũng có những triển vọng nhất định cả với Thái Lan. Có sức hút mạnh nhất trên thị trường vũ khí Đông Nam Á là tiêm kích Su-35, máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, trực thăng Mi, cũng như xe tăng T-90S/SK. Hải quân khu vực cũng quan tâm đến frigate, xuồng tên lửa, hệ thống tên lửa bờ biển cơ động và xe chiến đấu bộ binh hải quân BMP-3F.(Đông A - Viettimes.vn)
-----------------------------
Vì sao Mỹ “vội vã” bố trí hệ thống phòng thủ ở Alaska
Mỹ mới đây đã hoàn thành quy trình bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở Alaska và giải thích rằng đây là động thái ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng xuất phát từ Triều Tiên và Iran...
Vì sao Mỹ “vội vã” bố trí hệ thống phòng thủ ở Alaska
Thông tin trên được tờ Defense News chuyên về quân sự đưa ra. Theo đó, Cơ quan phòng thủ chống tên lửa (MDA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã phối hợp với tập đoàn Boeing hoàn tất quy trình bố trí các tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất tại căn cứ quân sự “Fort Grili” ở bán đảo Alaska.
Theo các nguồn tin MDA cung cấp cho Defense News, vào hôm thứ Tư tuần trước (2/11), Mỹ đã hoàn thành việc bố trí tên lửa đánh chặn số 44 tại Alaska. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ ở Alaska sẽ chính thức được đưa vào trực chiến từ cuối năm 2017. Defense News nhấn mạnh rằng các tên lửa này có chức năng bảo vệ Mỹ khỏi các mối đe dọa tiềm tàng từ phía Triều Tiên và Iran.
Trong tương lai, Lầu Năm góc sẽ nâng số lượng tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại căn cứ quân sự “Fort Grili” ở Alaska lên 64 quả. Để đạt được mục tiêu này, Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 9/2017 cũng đã đề nghị gia tăng chi phí cho chương trình phòng thủ chống tên lửa thêm 136 triệu USD trong năm tài khóa 2017.
Đến giữa tháng 10/2017, Đại diện Bộ Quốc phòng Nga Aleksandr Emelianov tuyên bố rằng, đến năm 2022, số lượng tên lửa đánh chặn của Mỹ sẽ vượt quá con số 1.000 quả. Theo ông Aleksandr Emelianov, hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đã bố trí ở châu Âu 60 tên lửa đánh chặn và thêm 150 quả được Mỹ lắp đặt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo đại diện Bộ Quốc phòng Nga, việc triển khai các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ các quốc gia đồng minh sẽ tạo ra các mối đe dọa, rủi ro đối với chủ quyền và an ninh các quốc gia này.
Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố rằng Lầu Năm góc đã bắt tay vào việc thiết lập các tổ hợp tấn công chớp nhoáng phi hạt nhân cấp độ toàn cầu. Các hệ thống này sẽ được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ tương tự như nhiệm vụ của các lực lượng hạt nhân. Bằng cách này, Washington muốn phá vỡ thế cân bằng đã được hình thành từ lâu.
Trước đó, hồi tháng 5/2017, Thượng nghị sỹ bang Alaska Dan Sallivan đã bày tỏ sự quan ngại với các hành động quy mô lớn của Bộ Quốc phòng Nga ở Bắc cực, đồng thời kêu gọi Washington và các đối tác của Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Alaska.(Infonet)
---------------------------
Trung Quốc vừa thử tên lửa liên lục địa?
Trung Quốc có thể đã thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chỉ 2 ngày trước khi Tổng thống Donald Trump thăm Bắc Kinh.
Khả năng này được đưa ra sau khi Bắc Kinh thông báo đóng cửa không phận của một khu vực ở Sa mạc Gobi, phần thuộc phía tây bắc Trung Quốc, vào ngày 5.11. Đây là nơi từng được dùng để thử ICBM mới DF-41 của Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post.
DF-41 có tầm hoạt động lên tới 12.000 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Cũng theo thông báo nói trên của Bắc Kinh, việc đóng cửa không phận nói trên kết thúc vào khoảng 9 giờ sáng 6.11, tức 2 ngày trước khi Tổng thống Trump đặt chân đến Bắc Kinh.
Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định thông báo trên có thể là bằng chứng có thể cho thấy Bắc Kinh vừa thử ICBM DF-41 nhằm thể hiện khả năng vào thời điểm khi cả Mỹ và Nga đang tăng cường thử tên lửa cùng loại.
Nhưng nhà bình luận quân sự ở Hồng Kông Tống Trung Bình cho rằng việc Bắc Kinh thử DF-41 lần này chỉ trùng hợp với chuyến công du của Tổng thống Trump, với lập luận cuộc thử nghiệm tên lửa đã được lên kế hoạch trước.
“Các cuộc thử nghiệm ICBM rất phức tạp, cần sự phối hợp của nhiều đơn vị. Có lẽ cuộc thử nghiệm đã được lên kế hoạch hồi năm ngoái trong khi chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ được xác nhận chỉ cách đây 2 tháng”, ông Tống, người từng phục vụ trong Quân đoàn Pháo binh 2, tiền thân của Lực lượng tên lửa hiện nay của PLA, nhận định với South China Morning Post.
Trong khi đó, nhà bình luận quân sự Chu Thành Minh ở Bắc Kinh cho South China Morning Post hay ông không loại trừ khả năng Bắc Kinh muốn phô diễn sức mạnh quân sự trước chuyến công du của Tổng thống Trump vì Trung Quốc từng có động thái tương tự trước những chuyến thăm của quan chức cấp cao Mỹ trong quá khứ.
Ông Chu chỉ ra sự kiện đáng chú ý nhất là Trung Quốc đã cho chiến đấu cơ tàng hình J-20 bay thử lần đầu tiên vào tháng 1.2010, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó Robert Gates thăm Bắc Kinh. Thông điệp chủ yếu là đề cao khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc, theo ông Chu.
“Trung Quốc, Mỹ và Nga đã bắt đầu cuộc cạnh tranh bí mật về công nghệ tấn công tầm xa trong những năm gần đây… Là một trong 3 cường quốc trên thế giới, Trung Quốc cũng cần làm điều gì đó để đẩy mạnh khả năng răn đe hạt nhân”, ông Chu nói
Hồi cuối tháng rồi, Nga đã phóng thử 4 ICBM, trong đó có một quả được Bộ Quốc phòng nước này xác định là Satan 2, có khả năng mang 12 đầu đạn hạt nhân. Trước đó vào ngày 2.8, Mỹ cũng đã thử nghiệm thành công ICBM Minuteman 3.