Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Doanh nghiệp Thụy Sĩ quan tâm đến dự án sân bay Long Thành
Tin thế giới đáng chú ý 29-10-2017
- Cập nhật : 29/10/2017
Chính quyền Donald Trump đang bị gây sức ép "phải chống Nga"?
Việc Nhà Trắng cho công bố bản danh sách các công ty, tổ chức của Nga có thể rơi vào danh sách các công ty chịu các lệnh cấm vận mới của Mỹ là do chính quyền của Tổng thống Mỹ đang bị gây sức ép mạnh mẽ trong việc phải thực hiện hành động chống Nga.
Trên đây là nhận định của tờ The New York Times. Theo đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải thực hiện bước đi này (công bố bản danh sách các công ty Nga có thể phải chịu các lệnh cấm vận mới của Mỹ) là do vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía các thượng nghị sỹ, trong đó có thượng nghị sỹ John McCain, khi các thượng nghị sỹ này yêu cầu chính quyền Mỹ phải nhanh chóng trừng phạt “đối thủ lớn nhất của Mỹ”. Dưới áp lực của đảng Dân chủ và cả đảng Cộng hòa, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chuyển cho Quốc hội Mỹ bản danh sách các công ty, tổ chức của Nga có thể phải chịu các lệnh cấm vận mới của Mỹ.
Trong khi đó, đại diện chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định rằng việc công bố bản danh sách này không có nghĩa là các lệnh cấm vận sẽ nhanh chóng được thông qua. Bản danh sách này chỉ nêu ra các tổ chức, công ty “đang hoạt động vì lợi ích hoặc theo chỉ lệnh” của Bộ Quốc phòng và các cơ quan mật vụ của Điện Kremlin.
Theo đạo luật mới của Mỹ, những người mà “cố tình thực hiện các hợp đồng lớn” với các công ty Nga có thể sẽ bị trừng phạt từ ngày 29/1 tới. Đại diện chính quyền Mỹ cũng khẳng định với The New York Times rằng họ có kế hoạch sẽ giải thích cho các công dân và các đồng minh của Mỹ về cách thức để “tránh rơi vào danh sách bị cấm vận”.
Theo The New York Times, bản danh sách mới được Nhà Trắng công bố có thể ví như là “cẩm nang về tình báo và quốc phòng Nga” vì trong bản danh sách này có các công ty, tập đoàn lớn thuộc tổ hợp công nghiệp-quốc phòng và các cơ quan mật vụ Nga. Điển hình trong số này có thể kể đến công ty “Kalashnikov”, Tập đoàn “Trực thăng Nga”, nhà máy Uralvagonzavod, Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí Nga Rosoboronoexport, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), Cục Tình báo Đối ngoại Nga (SVR)… Tạp chí này cho rằng việc chính quyền Mỹ cho công bố bản danh sách này sẽ có tác dụng “bịt mồm” các chỉ trích từ các thượng nghị sỹ, trong đó có 2 người rất tích cực chỉ trích là ông John McCain và Ben Cardin.
Trong thời gian gần đây, sự không hài lòng của đảng Dân chủ và một số chính trị gia có ảnh hưởng của đảng Cộng hòa tại Thượng viện đối với “sự chậm trễ của chính quyền Donald Trump trong việc trừng phạt Nga” đang ngày càng gia tăng. Theo The New York Times, ông John McCain là người có quan điểm chống Nga mạnh mẽ, đã lên tiếng đe dọa sẽ sử dụng vị thế là Chủ tịch Ủy ban Quân sự để buộc Nhà Trắng phải phục tùng.(Infonet)
---------------------------------
Mỹ cảnh báo quân sự Triều Tiên 'không là gì' so với Mỹ - Hàn
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cảnh báo nước này sẽ không bao giờ chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân và loại vũ khí này chỉ làm suy yếu an ninh Bình Nhưỡng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis (trái) gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại Seoul ngày 27-10 - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters dẫn những phát biểu mới nhất của ông Jim Mattis, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, trong chuyến công du kéo dài cả tuần tới châu Á.
Theo đó, ông Mattis cảnh báo Triều Tiên rằng những chương trình phát triển tên lửa, hạt nhân của họ trên thực tế sẽ không giúp Triều Tiên mạnh mẽ hơn mà còn làm suy yếu an ninh của họ.
Trong chuyến công du tới châu Á, ông Mattis đã nỗ lực làm rõ ràng thêm thông điệp nước Mỹ vẫn chú trọng hơn là hướng tới giải pháp ngoại giao trong lộ trình giải quyết cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Mattis trở lại thông điệp này sau các cuộc đàm phán quân sự cấp cao tại Seoul ngày 28-10 và tại khu vực biên giới căng cẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trước đó ngày 27-10.
Ngày 27-10, khi tới thăm khu phi quân sự ở biên giới liên Triều, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khẳng định mục tiêu của nước Mỹ là "không chiến tranh" và chỉ hướng tới một quá trình phi hạt nhân hóa không thể đảo ngược và có thể kiểm chứng trên bán đảo Triều Tiên.
Đề cao giải pháp ngoại giao, song Bộ trưởng quốc phòng Mỹ không quên cảnh báo Bình Nhưỡng về việc sức mạnh quân sự của họ sẽ "không thấm vào đâu" so với sức mạnh của liên quân Mỹ - Hàn. Ông Mattis cho rằng giải pháp ngoại giao sẽ hiệu quả nhất "khi được hỗ trợ bởi một sức mạnh quân sự tin cậy".
Đừng mắc sai lầm - bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào Mỹ, hoặc các đồng minh của chúng tôi, đều sẽ bị đánh bại. Bất cứ việc sử dụng các loại vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ bị đáp trả bằng một phản ứng quân sự dữ dội vừa hiệu quả vừa áp đảo"
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis
Căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng thời gian qua sau một loạt cuộc thử tên lửa, hạt nhân của Bình Nhưỡng và sau những cuộc khẩu chiến không vị nể giữa hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Donald Trump.
Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) nhận định có thể chỉ còn vài tháng nữa Triều Tiên sẽ đạt tới trình độ có thể phát triển loại vũ khí hạt nhân tấn công được tới lãnh thổ Mỹ.
Tuần tới ông Trump sẽ có chuyến công du đầu tiên tới châu Á, trong hành trình đó ông sẽ tới Hàn Quốc để gặp nhà lãnh đạo Moon Jae In.
Trước đó ngày 27-10, sau các cuộc đàm phán với ông Mattis, ông Moon tuyên bố "việc triển khai tích cực" các loại vũ khí chiến lược của Mỹ trong khu vực, cùng với các đợt điều động máy bay ném bom của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên đã có tác dụng phòng ngừa hiệu quả trước nguy cơ an ninh đến từ Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, các chuyên gia tình báo Mỹ nhận định chính quyền Bình Nhưỡng tin rằng họ cần có vũ khí hạt nhân để bảo vệ chủ quyền đất nước, do đó cộng đồng tình báo Mỹ tỏ ra ngờ vực về hiệu quả thực tiễn của những giải pháp ngoại giao, trong đó có các lệnh trừng phạt kinh tế với mục tiêu phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.(Tuoitre)
-----------------------
Trung Quốc hé lộ nạn thao túng bầu cử trong đảng
Ba cựu đảng viên cấp cao bị cáo buộc thao túng bầu cử trong đảng, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc hủy bỏ cơ chế tiến cử dựa trên lá phiếu.
Sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) kết thúc ngày 24.10, Tân Hoa xã hôm qua đăng bài viết cáo buộc 3 cựu đảng viên cấp cao thao túng và hối lộ các đại biểu trong cuộc bầu cử nội bộ.
Những nhân vật này gồm cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Lệnh Kế Hoạch và cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài. Trong đó, ông Chu và ông Lệnh đang thụ án tù chung thân về nhiều tội danh, còn ông Tôn đã bị cách chức hồi tháng 7 để điều tra về cáo buộc “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Trước đó, Tôn Chính Tài từng được xem là ứng viên sáng giá có thể vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19, thậm chí có thể được cơ cấu làm người kế nhiệm tương lai cho Tổng bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hồi tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc Lưu Sĩ Dư cáo buộc cả ba người này âm mưu thâu tóm quyền lực trong thời gian đương chức, theo tờ South China Morning Post.
Tân Hoa xã không nói rõ chi tiết nhưng khẳng định tình trạng thao túng lá phiếu đại biểu xuất hiện tại 2 đại hội lần thứ 17 (2007) và 18 (2012) khi CPC áp dụng cơ chế bầu cử. Theo đó, các ủy viên chính thức lẫn dự khuyết của Ban Chấp hành trung ương đảng bỏ phiếu chọn ra các thành viên Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Tuy nhiên, nhiều ủy viên bị cho là bỏ phiếu cho có hoặc chỉ ủng hộ những nhân vật cùng “phe cánh”, theo Tân Hoa xã. Đây là lần chỉ trích hiếm thấy của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc đối với hệ thống bầu cử mà CPC từng tuyên bố là thể hiện quyết tâm đạt được dân chủ nội bộ.(Thanhnien)
--------------------------
Mỹ cảnh báo đối đầu Nga khi chia lại Trung Đông
Người Mỹ nêu ra nhiều trường hợp mà Nga và Mỹ có thể đối đầu sau khi đánh bại hoàn toàn IS ở cả Iraq và Syria.
Sự “lão luyện” của người Nga
Trang The National Interest của Mỹ cho rằng các bên liên quan, nhất là Nga và Mỹ, đã không có các cuộc thảo luận “sớm” trước khi đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Do đó, hiện có nguy cơ đụng độ giữa hai liên minh chính - một bên dưới sự lãnh đạo của Mỹ và bên còn lại là Nga - về việc “sắp đặt lại” Syria thời hậu IS.
Tờ báo Mỹ dẫn một ví dụ là 2 năm trước khi Adolf Hitler bị đánh bại hoàn toàn - vào thời điểm quân đội Đức Quốc xã vẫn chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Liên bang Xô Viết - Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Josef Stalin đã bắt đầu các cuộc thảo luận về số phận của châu Âu thời hậu chiến.
Cho dù khi chiến thắng cuối cùng vẫn đang bị hoài nghi, nhưng phe Đồng minh đã bắt đầu phân chia các khu vực và vẽ lại các đường biên giới.
Khi IS sắp bị đánh bại và cái gọi là Vương quốc Hồi giáo (Caliphate) sắp bị xóa bỏ như một thực thể địa lý riêng biệt, tất cả các cuộc thảo luận quan trọng về tương lai lẽ ra nên được tất cả các bên liên quan thực hiện lại nhiều lần bị trì hoãn.
Cuộc khủng hoảng người Kurd là sự biểu hiện nghiêm trọng đầu tiên của vấn đề này bởi các câu hỏi quan trọng về “thời điểm sau đó” vẫn chưa được trả lời.
Mỹ từng kỳ vọng Nga và Iran sẽ đáp ứng “điều kiện tiên quyết” của Mỹ là Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi để Mỹ sau đó sẽ có thể khởi động một tiến trình thành lập một chính phủ đối lập ở Syria.
Ngược lại, Nga và Iran sẵn sàng cam kết cung cấp các vũ khí hạng nặng trong cuộc chiến ở Syria và sẵn sàng chấp nhận tổn thất để bảo vệ chế độ này.
Việc Mỹ không có khả năng tạo ra một lực lượng đối lập hiệu quả mà không cần huy động lực lượng bộ binh Mỹ với quy mô lớn đã buộc Washington ủy thác các mục tiêu chính sách này cho lực lượng người Kurd ở Syria, chấp nhận rủi ro tổn hại quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Moscow cũng tỏ ra “lão luyện” trong ngoại giao đa phương hơn dự đoán của Mỹ.
Lợi dụng những quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về việc Mỹ viện trợ quân sự cho người Kurd và tham gia vào các cuộc đàm phán thực dụng với các nước Arab vùng Vịnh và Saudi Arabia, Nga đã nhận được sự ủng hộ cho giải pháp của họ: duy trì vị thế lãnh đạo chính thức của ông Assad ở Syria (với việc chính phủ Syria vẫn kiểm soát các khu vực quan trọng của đất nước) nhưng phát triển các vùng ảnh hưởng riêng (dưới cái tên “vùng phi xung đột”).
Như vậy, các nhà bảo trợ chính cho phe đối lập Syria, trước tiên là Thổ Nhĩ Kỳ, có thể đạt được các lợi ích của họ và mở ra các vùng an toàn cho những người ủng hộ phe đối lập.
Tiến trình Astana (được đặt theo tên thủ đô của Kazakhstan, nơi các nhà đồng tổ chức từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga họp mặt với chính phủ Syria và phe đối lập) đã gặt hái được một số thành công, nhưng Mỹ chưa bao giờ ký kết tham gia tiến trình này như một mô hình để giải quyết tương lai của Syria.
Các nhân tố khác trong khu vực, đặc biệt là Israel cũng như Saudi Arabi, cũng do dự tham gia vào tiến trình này.
Nhiều kịch bản đối đầu
Trong lúc IS từ bỏ những vùng lãnh thổ cuối cùng mà chúng chiếm đóng, cách tiếp cận này của Nga đang đối mặt với một vài phép thử thực sự.
Trước tiên là về số phận của tỉnh Deir al-Zour, trung tâm của ngành dầu mỏ Syria.
Ai sẽ kiểm soát tài nguyên quan trọng này - chính phủ Syria được không quân Nga yểm trợ, hay phe đối lập Syria được quân đội Mỹ hậu thuẫn?
Nếu chính phủ kiểm soát vùng này, các mỏ dầu sẽ trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho Damascus, nhưng nếu các mỏ dầu nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập, chúng sẽ giúp củng cố vị thế của họ trong quá trình đàm phán.
Quân đội của Nga và Mỹ đều được cho là đang giữ liên lạc để ngăn chặn các vụ đụng độ trên bộ và trên không - nhưng các rủi ro vẫn luôn có thể xảy ra.
Trong lúc chính phủ Syria bắt đầu tái chiếm các đồn biên giới quan trọng dọc biên giới Iraq, phép thử thứ hai là câu hỏi về “hành lang tới Địa Trung Hải” của Iran.
Mục tiêu chiến lược quan trọng của Tehran trong việc cam kết đưa binh sĩ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran tới Syria là để bảo vệ dải đất kết nối Iran thông qua Iraq, thông qua các khu vực của người Shi’ite và Alawi ở Syria, tới phong trào Hezbollah ở Liban.
Trong bối cảnh chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump với Iran đang thay đổi, việc ngăn chặn sự củng cố lực lượng ở hành lang đó sẽ là một ưu tiên chiến lược lớn của Mỹ.
Tuy nhiên, nỗ lực để ngăn chặn quân đội chính phủ Syria (và đặc biệt là các đơn vị của Iran được cài cắm vào quân đội chính phủ Syria) hay đưa các binh sĩ của phe đối lập trở lại vị trí đó làm dấy lên nguy cơ đụng độ với phía Nga.
Vấn đề cuối cùng được tờ báo Mỹ “xới” lại vẫn là về tương lai chính trị của Tổng thống Assad. Trên thực tế, chính quyền của ông Trump chưa bao giờ chính thức bác bỏ quan điểm “Assad phải ra đi” dù từng đánh tín hiệu rằng sự ra đi ngay lập tức của ông Assad không phải là điều kiện tiên quyết tuyệt đối cho các cuộc đàm phán về tương lai Syria.
Trong khi đó, Moscow dường như xác định rằng ông Asad sẽ vẫn là Tổng thống của Syria. Ngày 24/10, Nga đã bỏ phiếu phủ quyết kéo dài cuộc điều tra của Liên hợp quốc về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Giới phân tích Mỹ cho rằng động thái này chứng tỏ Moscow coi vấn đề này đã kết thúc và không cần điều tra thêm.
Về phần mình, Mỹ bày tỏ dấu hiệu rằng thậm chí ngay sau khi IS bị đánh bại khỏi lãnh thổ Syria, Washington sẽ không coi cuộc nội chiến Syria được giải quyết.
The National Interest kết luật, IS được cho là đang kiểm soát chưa đầy 5% lãnh thổ Syria. Tuy nhiên, khi mối đe dọa chung với Nga và Mỹ được loại trừ, nguy cơ đối đầu giữa hai bên sẽ gia tăng.(Baodatviet)