Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29.8 - 4.9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển VN.
Tin thế giới đáng chú ý tối 01-09-2017
- Cập nhật : 01/09/2017
Trang bị radar mạnh, Type 59 Trung Quốc bắn trượt
Trong cuộc diễn tập kiểm tra khả năng phòng không mới đây, Trung Quốc đã cho pháo Type 59 nã đạn vào trực thăng Z-9/10.
Cuộc diễn tập độc đáo này được Thời Báo Hoàn Cầu đăng tải gần đây cho biết, trong cuộc diễn tập có bắn đạn thật này, Trung Quốc có sử dụng đã huy động dàn trực thăng tấn công mạnh nhất của mình là Z-9 và Z-10 bay ở tầm trung làm mục tiêu để những khẩu Type 59 với cỡ nóng 57mm nã đạn.
Mặc dù đưa thông tin và hình ảnh về cuộc tập trận này nhưng Trung Quốc chỉ đăng tải hình ảnh chuẩn bị cho cuộc diễn tập khi những chiếc Z-9 và Z-10 đang bay trong tầm bắn của những khẩu Type 59.
Theo nguồn tin này, thực chất cuộc diễn tập chỉ nhằm kiểm tra giúp pháo thủ có đối tượng ngắm bắn những mục tiêu đơn giản như trực thăng sát thực tế chiến đấu hơn. Chính vì vậy, khi pháo bắt đầu khai hỏa, toàn bộ số mục tiêu được thay bằng phương tiện không người lái.
Nguồn tin này cho biết, việc phải dùng đến trực thăng thật cho giai đoạn đầu của cuộc diễn tập là bởi trong những lần diễn tập trước đó, số đông pháo Type 59 đã thể hiện thành tích nghèo nàn của mình dù đó là những chiếc trực thăng giả bay với tốc độ khá chậm.
Theo những thông tin được công bố, những khẩu pháo Type 59 được dùng trong diễn tập vừa hoainf thành nâng cấp với nhiều trang bị tối tân và có thể dẫn bắn bằng radar hoặc khí tài quang học với tầm bắn tương ứng là 6km và 4km.
Trước đây, việc vận hành bắn pháo hoàn toàn bằng sức người nên tốc độ bắn không quá nhanh. Hiện nay, Trung Quốc được cho là đã cải tiến trang bị hệ thống nạp tự động cho phép nâng tốc độ bắn từ 50-60 phát/phút lên 100-120 phát/phút.
Ngoài ra, Trung Quốc đã cải tiến trang bị thêm cò điện cho phép nhiều khẩu bắn đồng loại vào vùng mục tiêu. Việc này đem lại xác suất trúng mục tiêu một cách chuẩn xác hơn rất nhiều. Vì trong nguyên tắc sử dụng pháo phòng không, bắn càng nhiều đạn thì sẽ tạo ra mật độ hoả lực cao giúp xác suất trúng cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bát chấp việc được nâng cấp mới nhưng khả năng bắn trúng mục tiêu dù chỉ trong diễn tập của khẩu Type 59 vẫn đang khiến Trung Quốc phải đau đầu. Được biết, Type 59 được Trung Quốc phát trjieern trên nguyên mẫu S-60 AZP của Liên Xô.(ĐVO)
-----------------------
Hơn 1.200 người thiệt mạng vì lũ lụt ở Nam Á
Những trận mưa lớn đã nhấn chìm nhiều khu vực ở Nam Á. Thiên tai đã khiến 1.200 người thiệt mạng và 1,8 triệu trẻ em buộc phải nghỉ học.
Theo báo Guardian (Anh) thiên tai cũng đã khiến hàng triệu người dân ở Ấn Độ, Nepal và Bangladesh buộc phải sơ tán khỏi nhà để tránh nguy hiểm sau khi đã có khoảng 1.200 người thiệt mạng tại 3 quốc gia Nam Á này.
Mưa lớn tiếp tục khiến thành phố Mumbai lớn hàng đầu của Ấn Độ rơi vào tình trạng tê liệt trong ngày thứ hai liên tiếp. Đã có ít nhất 6 người, trong đó có 2 trẻ em, đã thiệt mạng tại trung tâm tài chính này của Ấn Độ.
Đợt lũ kinh hoàng cũng đã phá hủy hoặc làm hư hỏng 18.000 ngôi trường. Tổ chức Save the Children cảnh báo nguy cơ kéo theo là khoảng 1,8 triệu trẻ em sẽ không thể đến lớp.
Theo đó, Save the Children cho rằng hàng trăm ngàn trẻ em Nam Á có nguy cơ vĩnh viễn không được tới trường nếu giáo dục không trở thành vấn đề được ưu tiên ngay từ đầu trong các nỗ lực tái thiết sau thiên tai.
Mưa lớn cũng gây lở đất, phá hỏng đường sá và làm đổ các cột truyền tải điện, cuốn trôi hàng ngàn ngôi nhà và hoa màu trên các cánh đồng ở Banglaesh, Nepal và Ấn Độ.
Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cho biết trận lụt lớn thứ tư trong năm nay đã ảnh hưởng tới hơn 7,4 triệu người ở Bangladesh và phá hỏng 697.000 ngôi nhà.
Lũ lụt cũng cướp đi sinh mạng của 514 người thuộc bang Bihar phía đông Ấn Độ. Cùng với đó thì cuộc sống của 1,7 triệu dân ở bang này cũng bị ảnh hưởng trong thiên tai.
Tại bang miền bắc Uttar Pradesh, khoảng 2,5 triệu dân bị ảnh hưởng và số người thiệt mạng tính tới ngày 29-8 đã là 109 người.
IFRC cho biết lở đất tại Nepal cũng đã khiến hơn 100 người thiệt mạng.
IFRC đang phối hợp với Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Bangladesh và Hội chữ thập đỏ Nepal mở chiến dịch kêu gọi hỗ trợ gần 200.000 người dân đang rất cần những hỗ trợ cả tức thời lẫn lâu dài sau thiên tai.(Tuoitre)
--------------------
Đề nghị Trung Quốc chấm dứt diễn tập quân sự ở Biển Đông
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của Việt Nam về việc Trung Quốc diễn tập quân sự ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Ngày 31.8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Lập trường của Việt Nam là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Việt Nam đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết trong ngày 31.8, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của Việt Nam.
Trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành tập trận liên tục trong 6 ngày từ 29.8 đến 4.9 tại một khu vực rộng lớn ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.(Thanhnien)
-----------------------
Mỹ không tin SM-3 trong nhiệm vụ đối phó Triều Tiên
Để đối phó với kho tên lửa đạn đạo khó lường của Triều Tiên, Mỹ đã dùng đến tân binh SM-6 mà không phải những đạn tên lửa đình đám hiện nay.
Lần đầu phóng
Theo Reuters, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) và Hải quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công khả năng đánh chặn của lá chắn tên lửa ngoài khơi bờ biển Hawaii bằng cách phóng đạn tên lửa thế hệ mới SM-6 từ chiến hạm USS John Paul Jones.
Đại diện của MDA cho biết, cuộc thử nghiệm đã tăng cường năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo cho hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển. Hoạt động này đã diễn ra theo đúng kế hoạch trước đó và được thực hiện chỉ 1 ngày sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo Hwasong 12 qua không phận Nhật Bản vào rạng sáng 29/8.
Thử nghiệm thành công với SM-6 mang nhiều ý nghĩa đặc biệt với Hải quan Mỹ bởi ngoài thông điệp cứng rắn nước này muốn gửi đến Triều Tiên, đây còn là lần đầu đạn tên lửa đánh chặn tối tân này được thử lửa trên hạm.
Trước khi có pha đánh chăn thành công này, hhồi tháng 6/2017, hãng tin DefenseTalk dẫn nguồn tin từ Lầu Năm góc cho biết, Mỹ đã phóng thử thành công đạn tên lửa đánh chặn mới SM-6 Block IA tại bãi thử White Sands, bang New Mexico.
Đây là lần thứ 3 vụ phóng thử tên lửa đánh chặn SM-6 Block IA được thực hiện thành công khi phóng từ mặt đất. Cũng theo nhận định của các chuyên gia tên lửa này đã được cải thiện khả năng kết nối với hệ thống điều phối hỏa lực Aegis.
Theo kế hoạch, các vụ phóng thử trên hạm của đạn tên lửa SM-6 Blk IA được bắt đầu từ mùa thu 2017 và sẽ hoàn thành quá trình thử nghiệm ngay trong năm 2018.
Đạn tên lửa đánh chặn SM-6 Block IA có thể đạt tầm bắn 240 km, độ cao diệt mục tiêu 33 km và tốc độ hành trình Mach 3,5. Với thông số này, nó được đánh giá là một trong những loại tên lửa đánh chặn hàng đầu thế giới hiện nay.
Không tin
Dù là những tên lửa thế hệ mới nhưng cả tầm bắn và độ cao đánh chặn của SM-6 khiêm tốn hơn hẳn SM-3 - thành phần chiến đấu chính hiện tại của chiến hạm Aegis Mỹ.
Và việc Mỹ tin dùng SM-6 sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo chỉ có thể được lý giải là Lầu Năm Góc đã thiếu niềm tin vào hệ thống vũ khí hiện tại sau thành tích đánh chặn nghèo trong những lần thử nghiệm gần đây.
Chính vì vậy, cùng với đẩy nhanh hoàn thiện đạn SM-6, Mỹ cũng quyết định phát triển và đưa vào thử nghiệm thế hệ tên lửa đánh chặn mới trong tuần tới.
Theo nguồn tin quân sự Mỹ, Triều Tiên đang trở thành tâm điểm nỗ lực của Mỹ vì lãnh đạo Kim Jong un có thể sẽ phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nếu Washington tiếp tục chính sách chia rẽ hai miền bán đảo Triều Tiên và phát động một cuộc chiến xâm lược.
Triều Tiên vẫn chưa thử nghiệm với ICBM đúng nghĩa, nhưng các quan chức Lầu Năm Góc tin rằng lãnh đạo Bình Nhưỡng đang tiến nhanh theo con đường đó. Thiếu tướng Hải quân Mỹ Vincent Stewart cho biết, nếu "không bị kiểm soát", ông Kim Jong Un cuối cùng sẽ thành công.
Hiện tại, Mỹ đang có nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng một hệ thống được thiết kế đặc biệt để đối phó với ICBM của Triều Tiên có lẽ là thách thức lớn nhất về mặt công nghệ với Mỹ hiện nay.
Theo nguồn tin này, trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa đánh chặn của Mỹ đã có được bước đột phá lớn khi đánh chặn thành công 9/17 ICBM từ năm 1999. Vụ thử gần đây nhất vào năm tháng 6/2014 cũng thành công, tuy nhiên những lần thử sau đó bị cho là thất bại.
Trong khi đó, những lần thử nghiệm từ chiến hạm Aegis gần đây còn cho thấy tình hình tồi tệ hơn với Mỹ khi hệ thống này với nòng cốt là những đạn SM-3 chỉ có thể đánh chặn thành công 50% mục tiêu là tên lửa đạn đạo bất chấp quỹ đạo bay đã được thông báo trước.(ĐVO)