rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý tối 26-08-2017

  • Cập nhật : 26/08/2017

Mỹ thúc Nhật Bản tham gia trừng phạt Trung Quốc, Nga

Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng mức độ gây sức ép với Triều Tiên, đưa những người ủng hộ Triều Tiên thúc đẩy chương trình hạt nhân và tên lửa vào danh sách trừng phạt, cô lập họ trong hệ thống tài chính của Mỹ.

 

tong thong my donald trump. anh: ifeng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Ifeng.

Mỹ trừng phạt mới
Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 24/8 dẫn các nguồn tin cho hay ngày 22/8/2017, Mỹ quyết định tiến hành trừng phạt mới đối với các doanh nghiệp Trung Quốc và Nga ủng hộ chương trình vũ khí của Triều Tiên. Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, trong danh sách có 6 thực thể của Trung Quốc, 1 thực thể của Nga, 1 thực thể của Triều Tiên và 2 thực thể có trụ sở tại Singapore.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết lệnh trừng phạt mới nhằm vào các thực thể và cá nhân tiến hành giúp đỡ cho chương trình hạt nhân và tên lửa, thương mại năng lượng với Triều Tiên. 
Những biện pháp này còn nhằm vào các thực thể và cá nhân giúp đỡ Triều Tiên đưa lao động ra nước ngoài và để cho các thực thể bị trừng phạt của Triều Tiên có thể sử dụng hệ thống tài chính Mỹ và quốc tế.
Bộ Tư pháp Mỹ còn đang tìm cách tịch thu 11 triệu USD của nhiều doanh nghiệp tình nghi rửa tiền cho ngân hàng Triều Tiên.
Những biện pháp trừng phạt mới nhất này không coi các tổ chức tài chính Trung Quốc tiến hành giao dịch với Triều Tiên làm đối tượng trừng phạt. Nếu làm như vậy thì sẽ gây tức giận rất lớn cho Bắc Kinh. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ gây sức ép với Bình Nhưỡng. 
Chuyên gia Richard Nephew từ Đại học Columbia Mỹ cho rằng Mỹ đang "thăm dò khả năng chịu đựng của Trung Quốc đối với các biện pháp trừng phạt bổ sung. Mỹ còn chưa áp dụng bất cứ động thái lớn trừng phạt ngân hàng nào. Điều này cho thấy họ còn lo ngại rủi ro bị đáp trả".

 

bo truong tai chinh my steven mnuchin. anh: washington examiner.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. Ảnh: Washington Examiner.

Ngoài ra, theo tờ Los Angeles Times Mỹ ngày 22/8, các biện pháp trừng phạt lần này cho thấy chính quyền Mỹ có thể đóng băng tất cả tài sản của đối tượng trừng phạt tại Mỹ và cấm các doanh nghiệp, công dân Mỹ làm ăn với họ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuyên bố: "Bộ Tài chính sẽ tiếp tục gia tăng mức độ gây sức ép với Triều Tiên, đưa những người ủng hộ Triều Tiên thúc đẩy chương trình hạt nhân và tên lửa vào danh sách trừng phạt, cô lập họ trong hệ thống tài chính của Mỹ".
Nhật Bản phối hợp
Ngoài ra, theo tờ Asahi Shimbun Nhật Bản ngày 23/8, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định lệnh trừng phạt mới nhất lần này là trừng phạt Triều Tiên có quy mô lớn nhất.
Nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho hay lần này Mỹ cũng yêu cầu Nhật Bản áp dụng các hành động đồng bộ. Phản ứng với phía Mỹ, Nhật Bản đã quyết định sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự đối với một số doanh nghiệp. Làm như vậy sẽ tạo ra "vòng bao vây" cắt đứt nguồn tài chính phát triển tên lửa của Triều Tiên.
Ngoài ra, theo tờ The Japan Times ngày 22/8, Tân Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono ngày 22/8 chủ trương thực hiện nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Liên hợp quốc một cách "nghiêm túc và triệt để" để tiếp tục gây sức ép đối với chính quyền Triều Tiên, đồng thời cho biết phải loại bỏ những "sơ hở" làm suy yếu hiệu quả trừng phạt.

 

ngoai truong nhat ban taro kono. anh: reuters.

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono. Ảnh: Reuters.

Trung, Nga phản đối
Đối với các biện pháp trừng phạt mới do Mỹ đưa ra, Trung Quốc và Nga đều đã lên tiếng phản đối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh cho rằng trừng phạt không có lợi cho hợp tác Trung - Mỹ trong việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên. 
Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng Mỹ cần “lập tức sửa chữa sai lầm”. Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tiến hành đối thoại, làm dịu tình hình hiện nay của Triều Tiên.
Chuyên gia cho rằng do lệnh trừng phạt mới của chính quyền Donald Trump nhằm vào một số công ty tư nhân nhỏ, chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước lớn. Do đó, Trung Quốc sẽ không có nhiều khả năng áp dụng nhiều hành động hơn đáp trả Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc lại đang tìm cách thúc đẩy trao đổi cấp cao với Mỹ vào cuối năm 2017.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya gọi lệnh trừng phạt mới của Mỹ là “một hành động không hữu nghị khác”, cho biết Nga mạnh mẽ phê phán trừng phạt đơn phương. 
Vasily Nebenzya cho rằng nếu Washington muốn trừng phạt bên thứ ba thì nên thông qua Ủy ban trừng phạt Triều Tiên của Liên hợp quốc. Tại đó, Mỹ có thể đưa ra các cá nhân hoặc công ty liên quan vào danh sách trừng phạt.

 

dai su nga tai lien hop quoc vasily nebenzya. anh: ap.

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya. Ảnh: AP.

Nga phê phán hành động mới của Mỹ, cho rằng nó không hợp pháp, không có tác dụng ổn định và cải thiện quan hệ Nga - Mỹ.(Viettimes)
---------------------------------------------------

Indonesia mua Su-35 Nga vì không tin máy bay Mỹ

Thương vụ Su-35 Nga và Indonesia đã sắp đi đến hồi kết và lý do Jakarta mua chiến đấu cơ Moscow khá bất ngờ.

Thay thế máy bay Mỹ

Hãng TASS dẫn lời Đại sứ Nga tại Indonesia -ông Wahid Supriyadi cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia chuẩn bị mời đại diện của Nga đến ký hợp đồng và chính thức đặt mua tiêm kích Su-35 do Nga sản xuất.

Đại sứ Wahid Supriyadi cho biết, hợp đồng mua chiến cơ thế hệ 4++ Sukhoi Su-35 của Nga đã được Indonesia nhất trí hoàn toàn. "Tất cả các chi tiết của hợp đồng mua máy bay Su-35 đã được quân đội Indonesia đồng ý.

Bộ trưởng quốc phòng Indonesia đang lên kế hoạch mời đại diện Nga đến nước này để tiến hành ký kết hợp đồng. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian". Cũng theo tiết lộ của vị quan chức này, khả năng hợp đồng mua máy bay Su-35 sẽ được ký ngay trong năm nay.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu, cho biết: "Chúng tôi cần một phi đội máy bay chiến đấu. Trước mắt là khoảng 10 chiếc".

tiem kich su-35.

Tiêm kích Su-35.

Indonesia đã tăng chi tiêu quốc phòng của mình trong 3 năm qua nhằm hiện đại hóa kho vũ khí quân đội trong tình hình bất ổn của khu vực. Lực lượng vũ trang Indonesia hiện cũng đang vận hành một số vũ khí hiện đại của Nga như các máy bay Su-27 và Su-30. Ngoài ra, Hải quân nước này cũng sử dụng các xe chiến đấu bộ binh BMP-3, cũng như các tên lửa siêu thanh Yaknot.

Theo tạp chí Jane's Defence Weekly, việc Indonesia tăng cường sức mạnh Không quân bằng việc mua tiêm kích Su-35 của Nga để nâng cao khả năng đối phó với những nguy cơ tại quần đảo Natuna của Indonesia sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại đây hồi năm 2014.

Nhiệm vụ này những chiến đấu cơ F-5 và F-16 do Mỹ sản xuất không thể hoàn thành. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến Indonesia mua Su-35 để thay thế cho máy bay Mỹ hiện có trong trang bị.

Níu kéo bất thành

Trước sự hấp dẫn từ vũ khí Nga cùng với cách bán hàng không bị ràng buộc về chính trị dành cho Indonesia, Mỹ đã có quyết định chuyển gấp 4 chiếc tiêm kích F-16 Block 52 cho Không quân Indonesia.

Nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, động thái này là một phần của thỏa thuận trị giá 700 triệu USD, được 2 nước ký kết trước đó, nhằm cung cấp cho Indonesia 24 chiến đấu cơ F-16C/D loại biên của Mỹ nhưng đã được nâng cấp từ phiên bản Block 25 lên chuẩn Block 52.

Không quân Mỹ cho biết, những chiếc F-16C/D này từng được dùng bởi không quân và vệ binh quốc gia Mỹ nhưng đã bị loại biên và niêm cất trong kho tại căn cứ Davis-Monthan tại Tucson, bang Arizona.

Sau khi hợp đồng với Indonesia được ký kết, tháng 5/2013, các máy bay này được đưa đến căn cứ Hill để tân trang sửa chữa, thay hệ thống điện tử, đại tu cánh, gắn bánh đáp.

Với thương vụ F-16 cũ này, đây được coi là hợp đồng mua bán vũ khí dư thừa lớn nhất giữa Mỹ và Indonesia từ trước đến nay. Hợp đồng 700 triệu USD với Indonesia để mua 24 chiếc F-16C/D đã bao gồm công sửa chữa và nâng cấp máy bay.

Dù được Mỹ đánh giá hoạt động khá tốt sau nâng cấp lên chuẩn Block 52, tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia hàng không quân sự, bản Mỹ xuất khẩu cho Indonesia tương đương với F-16IQ (phiên bản F-16 Mỹ sản xuất riêng cho Iraq) có khả năng không mấy ấn tượng.

Không chỉ vậy, theo các ý kiến trên diễn đàn quân sự iraqmilitary.org, những chiếc F-16 Block 52 không giải quyết được nhu cầu thực sự của khách hàng, thậm chí trong số các vũ khí trong hợp đồng được mua không có những loại hiện đại như tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AMRAAM, các loại bom dẫn đường GPS, tên lửa chống radar hay các thiết bị làm nhiễu tên lửa.

Vì vậy, F-16 của Không quân Indoneisa khó có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình khi tình hình khu vực đang đầy bất ổn do liên quan đến tranh chấp biển đảo mà nước này có liên quan.

Và đây được coi là một trong số những nguyên nhân khiến nước này quyết định chọn mua Su-35 của Nga thay vì tiếp tục mua máy bay Mỹ trong chương trình hiện đại hóa Không quân của mình.(ĐVO)
----------------------

Trung Quốc điều 6 oanh tạc cơ bay giữa 2 đảo của Nhật

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 25.8 cho hay 6 máy bay ném bom H6 của Trung Quốc vừa bay giữa hai đảo trong tỉnh Okinawa và tiếp tục bay tới  vùng biển ngoài khơi bán đảo Kii thuộc miền trung nước Nhật.

mot may bay nem bom h6 cua trung quoc reuters

Một máy bay ném bom H6 của Trung Quốc REUTERS

Bộ Quốc phòng Nhật nói rõ rằng vào sáng 24.8 số máy bay ném bom H6 nói trên từ biển Hoa Đông bay trên vùng trời giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako rồi bay sang hướng đông bắc trên Thái Bình Dương, theo Đài NHK. Sau đó, những chiếc oanh tạc cơ này tiếp tục bay đến vùng biển phía nam bán đảo Kii trước khi quay trở lại biển Hoa Đông.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận máy bay quân sự Trung Quốc bay ở tuyến này. Chúng tôi bày tỏ quan ngại của mình qua nhiều kênh ngoại giao", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 25.8, theo Reuters.

Bộ Quốc phòng Nhật cho biết thêm Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) đã điều chiến đấu cơ để theo dõi nhưng oanh tạc cơ Trung Quốc không vi phạm không phận của Nhật, theo Đài NHK.

ASDF thường phát hiện máy bay quân sự Trung Quốc bay gần Nhật, với phần lớn các chuyến bay diễn ra trên biển Hoa Đông. ASDF đã cho chiến đấu cơ xuất kích hơn 850 lần để theo dõi máy bay Trung Quốc trong tài khóa 2016, kết thúc hồi tháng 3.2017, theo NHK.(Thanhnien)
---------------------

Chiến hạm Trung Quốc tập trận ở Tây Ấn Độ Dương răn đe Ấn Độ

Trong thời điểm đối đầu Trung - Ấn căng thẳng ở biên giới, biên đội tàu chiến Trung Quốc tiến hành diễn tập ở vùng biển Tây Ấn Độ Dương để phô trương sức mạnh quân sự, phát đi tín hiệu răn đe Ấn Độ.

ngay 24/8/2017, bien doi tau chien hai quan trung quoc tien hanh dien tap tren vung bien tay an do duong. anh: cctv/sina.

Ngày 24/8/2017, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập trên vùng biển Tây Ấn Độ Dương. Ảnh: CCTV/Sina.

 

Trang tin CCTV Trung Quốc ngày 25/8 cho hay biên đội được điều đi thăm các nước của hải quân Trung Quốc sáng ngày 24/8 đã tiến hành cuộc diễn tập ở vùng biển Tây Ấn Độ Dương. Cuộc diễn tập có đặc điểm đa chiều, tính toán đến mọi yếu tố, sử dụng mọi hệ thống vũ khí, sát chiến đấu thực tế, kiêm tấn công và phòng thủ, kiểm nghiệm toàn diện khả năng tác chiến của biên đội tàu chiến ở vùng biển xa lạ.
Khi diễn tập khoa mục phòng không, tham mưu trưởng biên đội Trần Đức Nam tuyên bố: “Các mục tiêu trên không tiếp cận ta, các tàu làm tốt chuẩn bị phòng không”. 
Khi đó, sở chỉ huy biên đội lập tức hạ đạt mệnh lệnh tác chiến, tổ chức đối kháng trên không, đặt ra các tình huống phức tạp như một bộ phận radar bị gây nhiễu, thông tin bị gián đoạn, trang bị tổn thất, làm cho cuộc diễn tập sát hơn với thực tế chiến đấu.
Cuộc diễn tập được triển khai trong môi trường điện tử phức tạp, mệnh lệnh tác chiến được truyền đến từng vị trí chiến đấu thông qua liên kết dữ liệu. Trong các tình huống giả định, tàu khu trục tên lửa Trường Xuân số hiệu 150 Type 052C, Hạm đội Đông Hải, hải quân Trung Quốc đã sử dụng pháo trước và sau ngắm chuẩn chính xác, theo dõi ổn định, lần lượt đánh chặn thành công các mục tiêu trên không.
ngay 24/8/2017, bien doi tau chien hai quan trung quoc tien hanh dien tap tren vung bien tay an doduong. anh: cctv/sina.

Ngày 24/8/2017, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập trên vùng biển Tây Ấn ĐộDương. Ảnh: CCTV/Sina.

Thông qua mô phỏng bối cảnh chiến đấu thực tế, bố trí các tình tiết tác chiến, kiểm nghiệm khả năng tổ chức chỉ huy và khả năng xử trí khẩn cấp của chỉ huy các cấp trong môi trường chiến đấu thực tế. 
Theo tham mưu trưởng biên đội Trần Đức Nam, trong quá trình đi lại trên biển, biên đội đã nắm được thời cơ có lợi ở vùng biển xa lạ, xây dựng môi trường chiến trường phức tạp, tích cực triển khai luyện quân trên đại dương cho sát thực tế chiến đấu, nâng cao khả năng tác chiến tấn công và phòng thủ ở biển xa của biên đội.
Theo bài báo, cuộc diễn tập này có nhiều khoa mục, độ khó lớn, vùng biển xa lạ. Biên đội nhiều lần sử dụng máy bay trực thăng dẫn đường cho tấn công đối hải và hiệp đồng săn ngầm giữa tàu chiến và máy bay; xây dựng môi trường chiến trường phức tạp gồm đối mặt với tên lửa, tàu ngầm và hoạt động gây nhiễu điện từ mạnh của đối phương. Hải quân Trung Quốc khoe đã lần lượt hoàn thành diễn tập nhiều khoa mục như bắn đối không bằng pháo, tấn công đối hải, phòng thủ đối với tàu ngầm. Đã kiểm nghiệm đầy đủ khả năng tác chiến của biên đội tàu chiến trong các loại điều kiện phức tạp ở đại dương xa xôi. 
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập ở vùng biển Tây Ấn Độ Dương được bài viết cho là diễn ra trong thời điểm đối đầu Trung-Ấn. Điều này rõ ràng cho thấy, Trung Quốc thông qua cuộc diễn tập đơn giản này để “cảnh cáo” Ấn Độ, nhắc nhở Ấn Độ rằng Trung Quốc có đủ khả năng và có thể gây sức ép quân sự lên Ấn Độ từ nhiều hướng.
ngay 24/8/2017, bien doi tau chien hai quan trung quoc tien hanh dien tap tren vung bien tay an do duong. anh: cctv/sina.

Ngày 24/8/2017, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập trên vùng biển Tây Ấn Độ Dương. Ảnh: CCTV/Sina.

Cho đến nay, đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới hai nước vẫn diễn ra căng thẳng, hai bên vẫn chưa chịu nhượng bộ, chưa chịu rút quân, cho thấy hai bên đang “tự tin” vào sức mạnh quân sự của họ, cho rằng đối phương sẽ không dám tấn công mình. 
Ngày 24/8, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ còn nhắc nhở công dân Trung Quốc đang làm ăn, sinh sống ở Ấn Độ phải chú ý an toàn, quan tâm đến tình hình an ninh. Đây là lần thứ hai trong hai tháng qua Trung Quốc nhắc nhở vấn đề an toàn đối với công dân của họ tại Ấn Độ. Cuộc đối đầu biên giới Trung - Ấn dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp.(Viettimes)
----------------
Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958