EU tính gia tăng trừng phạt Triều Tiên; Triều Tiên im lặng, Hàn Quốc sẽ tăng thêm ngân sách quốc phòng; Hi vọng hòa bình lại lóe lên trên bán đảo Triều Tiên
Tin thế giới đáng chú ý trưa 19-07-2017
- Cập nhật : 19/07/2017
Ông Donald Trump "xúi giục" Ba Lan chống lại Nga, Đức như thế nào?
Bài phát biểu của tổng thống Mỹ tại Warsaw vừa qua, trong đó bao gồm cả một số luận điểm chỉ trích Nga, đã gây ra phản ứng mạnh đối với các phương tiện truyền thông Nga cũng như giới chuyên gia.
Hãng Ria Novosti đưa tin, bài phát biểu của Tổng thống Mỹ tại Warsaw vừa qua, trong đó bao gồm cả một số luận điểm chỉ trích Nga, đã gây ra phản ứng mạnh đối với các phương tiện truyền thông Nga cũng như giới chuyên gia. Phản ứng đã được lan truyền với nhiều cung bậc - từ bực tức và giận dữ đến thất vọng và phiền muộn.
Từ quan điểm kinh tế, bài phát biểu của ông Trump có ba mục tiêu cụ thể: Đảm bảo bán được cho Ba Lan mặt hàng khí đốt đắt đỏ của Mỹ, buộc Ba Lan phải trả hàng tỷ USD vào ngân quỹ của NATO, và thúc đẩy Ba Lan chống lại Đức trong bối cảnh các xung đột nội bộ của Liên minh châu Âu. Với việc đề cập đến Nga, mối đe dọa Nga và xung đột lịch sử giữa Nga và Ba Lan đã được sử dụng để đạt được các mục tiêu trên, và chúng ta phải thừa nhận rằng tổng thống Mỹ thực sự là một bậc thầy trong việc này.
Có vẻ như, bán khí đốt Mỹ cho Ba Lan với giá đắt hơn nhiều so với giá của Gazprom cung cấp, thực sự là một nhiệm vụ bất khả thi. Thực tế, các chính trị gia buộc phải làm cho nhiệm vụ này trở thành khả thi, nhưng làm thế nào để những cử tri bình thường có thể thông cảm với món tiền phải trả thêm, mà theo ước tính, khoản tiền này dao động từ 50% đến 150% so với giá khí đốt của Nga?
Tổng thống Mỹ đã sử dụng con bài của một thương nhân đầy kinh nghiệm, một trong những con át chủ bài hiệu quả nhất, là cung cấp cho người Ba Lan một khoản tiền thưởng mang hình thức "độc lập khỏi nguồn cung cấp của Nga".
Thực tế, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố rằng Ba Lan không chỉ được cung cấp khí đốt, mà còn là nguồn khí Mỹ thực sự "mang hương vị độc lập với Nga", và tất nhiên, điều đó được hiểu rằng một nguồn khí đốt như vậy phải rất đắt tiền, và việc tiêu thụ loại khí này là một dấu hiệu của sự thành công mang tầm quốc gia.
Một lời kêu gọi hướng đến xã hội ưu tú và làm tăng giá trị thông qua tiêu thụ một số sản phẩm hoặc dịch vụ không cần thiết đắt đỏ - cũng là một phương pháp cổ điển trong kho mánh lới của một người "bán hàng cao cấp", nhưng khi kỹ thuật này được tổng thống Mỹ sử dụng, có vẻ như người ta không dễ nhận thấy.
Để đảm bảo sự ủng hộ nhiệt tình trong việc cống nạp cho ngân sách của NATO hàng năm, ông Trump đã sử dụng một phương pháp khác. Sợ hãi - là một công cụ bán hàng mạnh mẽ. Và Nga lại một lần nữa đem lại lợi ích, bởi trong bối cảnh này không thể ca tụng quốc gia này, mà trái lại cần phải khắc họa nó như một nguy cơ cao, và từ đó Ba Lan, châu Âu và thế giới chỉ có thể được cứu rỗi bởi NATO và những đóng góp liên quan tới khối liên hiệp quân sự-công nghiệp Mỹ và Lầu Năm Góc.
Nói theo ngôn ngữ marketing, tổng thống Mỹ đã gợi nhắc tới phương pháp bán hàng cổ điển kiểu như: "nếu anh không mua thuốc của chúng tôi, thì ngày mai anh sẽ bị rụng hết răng và rồi sẽ chết trong đau đớn bởi mắc một căn bệnh nan y".
Do có tính đến yếu tố hội nghị thượng đỉnh G20, ông Trump đã khôn ngoan và cẩn thận, kiềm chế đe dọa trực tiếp đối với Moscow và chỉ kêu gọi Nga ngừng tham gia vào "những bất ổn ở Ukraine" hay hỗ trợ cho chế độ của Syria và Iran.
Nhiệm vụ cuối cùng và khó khăn nhất của ông Trump là thuyết phục Warsaw "mạnh dạn tiếp tục cuộc xung đột mở và cứng rắn với Berlin" trong khuôn khổ cuộc chiến gìn giữ sự kiểm soát của Mỹ đối với Liên minh châu Âu.
Để đạt được mục tiêu này oogn Donald Trump đã mở lại những ký ức lịch sử về những lần "biến mất" của Ba Lan trên bản đồ thế giới.
Rõ ràng, ông Trump đã giải quyết nhiệm vụ của mình, ít nhất – là ở cấp độ giới tinh hoa của Ba Lan. Để đạt được mục tiêu của mình, ông tuyên bố điều đó như một cuộc thập tự chinh để bảo vệ các giá trị phương Tây, ca ngợi Ba Lan vì lòng trung thành với những lý tưởng chung của phương Tây và, tất nhiên, hứa hẹn sự "bảo vệ và tiếp tục hỗ trợ" từ Hoa Kỳ. Cuộc tấn công trong tương lai của Warsaw nhằm vào Moscow và Berlin sẽ được các chính trị gia Ba Lan coi là một phần của cuộc chiến để bảo vệ nền văn minh phương Tây khỏi Đức và Nga, nhưng thực tế cho thấy rằng dựa vào viện trợ nước ngoài trong cuộc xung đột với các nước láng giềng của mình – là một chiến lược thất bại.
Liệu có thể rút ra kết luận chiến lược nào từ bài phát biểu gây tranh cãi của ông Donald Trump? Đối với Nga – thì không, bởi vì bài phát biểu của tổng thống Mỹ chẳng khác gì hơn một phần của chiến dịch tiếp thị nhằm hỗ trợ cho việc bán khí đốt của Mỹ và vũ khí Hoa Kỳ. Tại hội nghị thượng đỉnh G20, ông Trump và ông Putin nói chuyện kiểu khác. Có lẽ bởi vì mánh lới bán hàng chẳng thể tác động gì tới tổng thống Nga, và ông Donald Trump biết rõ điều đó.(INfonet)
--------------------------------
Một người Việt bị bắt ở Nhật vì nghi cướp của, giết người
Một người Việt Nam đã bị bắt ở sân bay thành phố Fukuoka, miền nam Nhật Bản ngày 16.7 vì bị tình nghi cướp tài sản và sát hại một phụ nữ bất thành.
Tờ The Mainichi ngày 18.7 đưa tin người bị bắt tên là Nguyen Ngoc Doan (23 tuổi), đến Nhật theo chương trình thực tập nghề kỹ thuật. Người này bị cáo buộc đâm một phụ nữ 27 tuổi nhiều nhát ở lưng, cổ vào lúc 2 giờ sáng 15.7 ở thị trấn Asagiri, tỉnh Kumamoto.
Theo thông tin ban đầu, người phụ nữ đã đến hỏi thăm khi thấy nghi phạm nằm trên đường cạnh một chiếc xe đạp. Tuy nhiên, nghi phạm kéo người phụ nữ ra một khu đồng cỏ, đâm nhiều nhát vào người, rồi cướp điện thoại của nạn nhân và bỏ trốn trong khi người này bị thương nặng.
Công ty xây dựng mà nghi phạm Doan đang tham gia thực tập sau đó thông báo với cảnh sát rằng không biết Doan ở đâu từ ngày 14.7.
Nghi phạm sau đó bị cảnh sát bắt giữ tại sân bay Fukuoka vào ngày 16.7. Cảnh sát cho biết người này đã giữ im lặng khi bị bắt.(Thanhnien)
-------------------------
Mỹ sẽ chuyển giao máy bay giúp Philippines chống khủng bố
Mỹ sẽ cung cấp hai máy bay trinh sát cho Philippines để hỗ trợ quân đội chiến đấu chống phiến quân thân IS ở miền nam nước này.
Hai máy bay Cessna 208 sẽ được chuyển giao cho chính phủ Philippines trong vài tuần tới, Sung Kim, đại sứ Mỹ tại Philippines, hôm nay cho biết. Máy bay có thể tham gia các chiến dịch trinh sát, thăm dò, tình báo.
Ông Kim nhấn mạnh Mỹ quan ngại sâu sắc về tình hình an ninh ở Marawi, nơi lực lượng chính phủ đang chiến đấu chống các nhóm khủng bố địa phương hơn 8 tuần nay.
"Chúng tôi đang hỗ trợ quan trọng cho các lực lượng vũ trang Philippines liên quan tới việc chia sẻ thông tin, tình báo, huấn luyện và cố vấn kỹ thuật cũng như tài trợ trang thiết bị", ông Kim trả lời ANC.
Đại sứ Mỹ lưu ý quân đội nước này hiện diện tại Mindanao theo hiệp ước phòng vệ chung giữa hai nước. Chính quyền Mỹ cam kết hỗ trợ chương trình tái thiết Marawi.(Vnepress)
-----------------------------
Lá chắn tên lửa nhiều lỗ hổng của Mỹ ở châu Á
Mỹ triển khai lá chắn tên lửa tại châu Á nhằm đối phó với mối đe dọa Triều Tiên, nhưng không bảo đảm đủ đạn và hiệu quả đánh chặn.
SM-3 là tên lửa đánh chặn tầm xa nhất của Mỹ tại châu Á
Triều Tiên đang sở hữu hàng loạt tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công căn cứ quân sự Mỹ trên Thái Bình Dương, chưa kể mẫu Hwasong-14 với tầm bắn có thể vươn tới bang Alaska. Trong khi đó, Mỹ vẫn gặp hàng loạt vấn đề với lá chắn tên lửa bố trí tại châu Á, theo National Interest.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) dễ bị bắn hạ nhất trong pha giữa của hành trình, khi đầu đạn đang ở trong không gian và chuẩn bị lao tới mục tiêu. Trong pha cuối, khi đầu đạn trở lại khí quyển và lao xuống mục tiêu với tốc độ lớn, việc đánh chặn sẽ khó hơn rất nhiều.
Lực lượng đánh chặn tầm xa chủ lực của Mỹ tại châu Á là hạm đội 16 tàu tuần dương và khu trục trang bị hệ thống Aegis, trong đó 5 chiếc đóng quân dài hạn tại quân cảng Yokosuka, Nhật Bản. Tàu khu trục USS Fitzgerald (DDG-62) bị tàu hàng Philippines đâm hỏng cũng là một phần của lá chắn tên lửa này.
Hệ thống chiến đấu Aegis được thiết kế trên nền tảng radar mảng pha quét điện tử thụ động AN/SPY-1D, có thể phát hiện và bám bắt nhiều loại tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn tới tầm xa. Mỗi tàu chiến Mỹ được trang bị 4 đài radar AN/SPY-1D, cho phép chúng theo dõi cùng lúc 800 mối đe dọa ở mọi hướng. Bên cạnh đó, hệ thống Aegis có thể lấy tham số mục tiêu từ tổ hợp radar tầm xa AN/TPY-2, thường được biên chế cùng Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Khi mục tiêu được nhận dạng, một trong 6 tàu chiến mang tên lửa đánh chặn SM-3 của Mỹ hoặc Nhật sẽ khai hỏa. SM-3 là tên lửa đánh chặn ngoài khí quyển có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa. Phiên bản mới nhất là SM-3 Block IIA có tầm bắn tới 2.500 km, đạt tốc độ 16.200 km/h.
Tàu chiến Mỹ phóng thử tên lửa SM-3 Block II. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Theo chuyên gia quân sự Kris Osborn, SM-3 Block IIA được Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) và tầm xa (IRBM). Bên cạnh radar AN/SPY-1D, đây là thành phần quan trọng nhất của hệ thống phòng thủ Aegis, cung cấp khả năng đánh chặn tên lửa cho các tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Một vấn đề ảnh hưởng tới khả năng phòng thủ tên lửa của các tàu chiến Aegis chính là chi phí của SM-3. Để bảo đảm khả năng đánh chặn hiệu quả, chiến hạm phải phóng nhiều quả đạn cho mỗi mục tiêu, đòi hỏi mỗi tàu phải mang hàng chục quả tên lửa SM-3.
Mỗi tên lửa SM-3 có giá 9-24 triệu USD tùy phiên bản, khiến việc trang bị đại trà tên lửa cho hàng chục tàu khu trục và tuần dương trở thành gánh nặng lớn với ngân sách quốc phòng Mỹ và Nhật Bản. Sự thiếu hụt tên lửa SM-3 có thể tạo nên một lỗ hổng lớn trong lá chắn tầm xa của Mỹ.
Để đánh chặn tên lửa tầm ngắn (SRBM) và MRBM, Mỹ dựa vào hệ thống THAAD, có tầm bắn gần 200 km. Toàn bộ khẩu đội THAAD được đặt trên khung gầm xe tải, cho phép chúng cơ động trên đường bộ tới các trận địa được chuẩn bị trước. Một hệ thống THAAD đầy đủ bao gồm 6 xe phóng với tổng cộng 48 quả đạn đánh chặn. Tuy nhiên, tổ hợp THAAD Mỹ đưa tới Hàn Quốc chỉ gồm hai xe phóng với 16 đạn sẵn sàng chiến đấu, giảm đáng kể uy lực của hệ thống này.
Hệ thống THAAD đánh chặn mục tiêu thử nghiệm.
Lá chắn cuối cùng là hệ thống Patriot PAC-3, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo từ khoảng cách 20-35 km. Do tầm bắn quá ngắn, nó chỉ phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu cụ thể như căn cứ quân sự, hải cảng và thành phố nhỏ. Hiệu quả đánh chặn của PAC-3 cũng chưa được chứng minh nhiều trong điều kiện thực tế.
Lá chắn nhiều tầng của Mỹ có thể sẽ bị tên lửa đạn đạo Triều Tiên xuyên thủng nếu lỗ hổng về số lượng tên lửa đánh chặn và hiệu quả thử nghiệm thực tế thấp không được khắc phục sớm. "Lợi thế luôn thuộc về phe tấn công chứ không phải phòng thủ", chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định.(Vnexpress)