Hải quân Mỹ ngày càng coi trọng vai trò của tàu ngầm ở các vùng biển của Thái Bình Dương, một phần nguyên nhân là Trung Quốc còn đang yếu về khả năng săn ngầm.
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 24-07-2017
- Cập nhật : 24/07/2017
Kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh nhất từ năm 1999
Sau khi phục hồi vào năm 2015, kinh tế Triều Tiên năm 2016 tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất từ năm 1999.
Hình ảnh lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên xuất hiện trên màn hình lớn trong buổi hòa nhạc kết thúc Đại hội đảng Lao động lần thứ bảy ở Bình Nhưỡng trong tháng 5.2016 ẢNH: REUTERS
Theo Bloomberg, chi tiêu quân sự, trong đó có các đợt thử vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng đang thúc đẩy tăng trưởng và gây thêm căng thẳng trong khu vực.
Cụ thể, GDP Triều Tiên tăng 3,9% so với trước đó một năm hồi năm 2016, theo ước tính từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK). Kinh tế tăng trưởng nhờ sự đi lên của ngành khai thác mỏ, sản xuất, cung ứng điện, khí đốt và nước. Thu nhập bình quân đầu người ở Triều Tiên ước tính tương đương khoảng 1.300 USD, bằng 4,5% thu nhập của Hàn Quốc.
BOK ước tính tăng trưởng kinh tế Triều Tiên bằng cách sử dụng số liệu thô được nhiều tổ chức có liên quan cung cấp. Trong số này có cơ quan tình báo và bộ thống nhất hai miền nam bắc Hàn. Tính toán có hạn chế khi BOK sử dụng số liệu của Hàn Quốc, chẳng hạn như số liệu giá cả, để thay thế cho nhiều thông tin chưa rõ.
Tên lửa và việc phát triển vũ khí của Triều Tiên được tính toán như là đầu tư và sản xuất, hỗ trợ tăng trưởng GDP, quan chức Shin Seung-cheol thuộc bộ phận thống kê của BOK cho hay. Các cuộc thử nghiệm tên lửa cũng có thể được tính vào chi tiêu chính phủ. Dù vậy, phía BOK khó lòng nắm được thời gian và số lượng vũ khí được phát triển từ số liệu.
Kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mặc cho nước này bị cộng đồng quốc tế áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hồi tháng 11.2016 thông qua nghị quyết siết chặt các lệnh trừng phạt, bao gồm việc cắt giảm xuất khẩu than của Triều Tiên, sau khi nước này tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư và thứ năm.
Chính phủ Hàn Quốc cũng rút khỏi khu công nghiệp Gaeseong ở Triều Tiên vào đầu năm 2016. Đây là nguồn vốn nước ngoài quan trọng của Triều Tiên. Các lệnh trừng phạt đến nay vẫn không ngăn được nước này phóng tên lửa đạn đạo.
Theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm 93% thương mại của Triều Tiên năm 2016. Tổng kim ngạch thương mại của Bình Nhưỡng tăng 4,7% lên 6,55 tỉ USD năm ngoái. Ngành khai thác mỏ và sản xuất tăng lần lượt 8,4% và 4,8%.(Thanhnien)
-------------------------
Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc “trả giá đắt” vì phản đối vụ thử ICBM
Triều Tiên ngày 22/7 cảnh báo Hàn Quốc sẽ phải "trả giá đắt" vì thông qua một nghị quyết lên án vụ thử ICBM hồi đầu tháng của Bình Nhưỡng.
Quốc hội Hàn Quốc hồi đầu tuần thông qua một nghị quyết phản đối vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên tiến hành hôm 4/7. Seoul kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động khiêu khích bởi chúng có thể khiến Triều Tiên bị "hủy diệt mãi mãi", theo Yonhap.
Đáp lại, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận đảng Lao động Triều Tiên, hôm qua đăng một bài viết chỉ trích nghị quyết trên từ phía Hàn Quốc. Báo Triều Tiên cho rằng những gì mà quốc hội Hàn Quốc thực hiện đến nay chỉ làm gia tăng tâm lý thù địch giữa 2 quốc gia, không giúp ích gì đối với mục tiêu thúc đẩy tiến trình thống nhất, hòa giải và đoàn kết đôi bên.
Hàn Quốc sẽ "phải trả cái giá đắt nhất vì dám thách thức chính quyền cũng như hệ thống phòng vệ của chúng ta", tờ báo nhấn mạnh.
Bài viết trên Rodong Sinmun khẳng định công nghệ ICBM Triều Tiên đã "hoàn thiện" và có thể nâng cao tối đa năng lực của các lực lượng hạt nhân, đồng thời thêm rằng Triều Tiên sẽ không từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt nếu Mỹ vẫn duy trì "chính sách thù địch" với họ.
Quốc hội Hàn Quốc hồi đầu tuần thông qua một nghị quyết phản đối vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà Triều Tiên tiến hành hôm 4/7. Seoul kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt các hành động khiêu khích bởi chúng có thể khiến Triều Tiên bị "hủy diệt mãi mãi", theo Yonhap.
Đáp lại, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận đảng Lao động Triều Tiên, hôm qua đăng một bài viết chỉ trích nghị quyết trên từ phía Hàn Quốc. Báo Triều Tiên cho rằng những gì mà quốc hội Hàn Quốc thực hiện đến nay chỉ làm gia tăng tâm lý thù địch giữa 2 quốc gia, không giúp ích gì đối với mục tiêu thúc đẩy tiến trình thống nhất, hòa giải và đoàn kết đôi bên.
Hàn Quốc sẽ "phải trả cái giá đắt nhất vì dám thách thức chính quyền cũng như hệ thống phòng vệ của chúng ta", tờ báo nhấn mạnh.
Bài viết trên Rodong Sinmun khẳng định công nghệ ICBM Triều Tiên đã "hoàn thiện" và có thể nâng cao tối đa năng lực của các lực lượng hạt nhân, đồng thời thêm rằng Triều Tiên sẽ không từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt nếu Mỹ vẫn duy trì "chính sách thù địch" với họ.(Vnexpress)
-------------------------
Đối thoại liên Triều: Có cố vẫn khó thành
Đề nghị với phía CHDCND Triều Tiên về tiến hành tiếp xúc và đàm phán quân sự trực tiếp được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gia hạn thêm mấy ngày sau khi Bình Nhưỡng không biểu lộ phản ứng gì.
Khả năng nó được phía Triều Tiên đáp ứng rất mong manh, nếu như không muốn nói là không có, và nỗ lực ngoại giao riêng của ông Moon lần này khó có thể thành công. Dù vậy, việc Triều Tiên không ngay lập tức chính thức bác bỏ nó là điều rất đáng được chú ý và giúp cho duy trì được chút hy vọng rất mong manh.
Ông Moon níu kéo đề nghị này nhằm khởi động lại kênh tiếp xúc, đối thoại và đàm phán trực tiếp song phương. Đây là định hướng và nội dung mấu chốt nhất trong chính sách của ông Moon đối với Triều Tiên bên cạnh việc tiếp tục dựa vào Mỹ về an ninh và tăng cường mối quan hệ đồng minh quân sự chiến lược.
Về lâu dài, chính sách này có thể đưa lại những kết quả tích cực như chính sách Ánh dương trước đây. Nhưng trước mắt và thậm chí cả trong tương lai gần, nó sẽ là ước vọng của ông Moon nhiều hơn là khả thi. Lý do ở chỗ Triều Tiên không nhìn nhận chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến bán đảo ở mối quan hệ giữa hai miền mà ở mối quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ. Mối quan hệ ấy hiện căng thẳng, đối đầu và thù địch hơn bao giờ hết. Triều Tiên tiếp tục chương trình hạt nhân và tên lửa và Mỹ tiếp tục đe dọa tấn công quân sự và gia tăng trừng phạt. Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiếp tục tập trận chung, tức là chưa sẵn sàng đáp ứng điều kiện tiên quyết của Triều Tiên. Cho nên Triều Tiên coi đề nghị mới như cái bẫy chính trị chứ không phải thiện chí.(Thanhnien)