Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Quân Đội Việt Nam Dừng Làm Kinh Tế Để Bảo Vệ Biển Đông
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 27-06-2017
- Cập nhật : 27/06/2017
Tân Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc ưu tiên chấm dứt mối đe dọa Triều Tiên
Terry Branstad, tân đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, nói các mối đe dọa từ Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu.
"Giải quyết vấn đề cân bằng thương mại song phương, ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên và mở rộng quan hệ ngoại giao là những ưu tiên hàng đầu của tôi", Reuters dẫn lời Terry Branstad, tân đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, tuyên bố hôm qua.
Terry Branstad, cựu thống đốc bang Iowa, Mỹ, được Bắc Kinh mô tả là "người bạn cũ" của Trung Quốc. Branstad được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ ở Trung Quốc hôm 24/5, song ngày ông tới nhận nhiệm vụ chưa được công bố.
Trump đặt nhiều hy vọng vào Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gây ảnh hưởng đến Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Trump tuần trước nói các nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiềm chế Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo "đã thất bại".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường xuyên tuyên bố Bắc Kinh đang làm tất cả những gì có thể với Triều Tiên bằng cách thực hiện các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và thúc đẩy đàm phán để giảm căng thẳng.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết trong cuộc gặp Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tại Washington tuần trước, ông đã thúc giục Trung Quốc cần tăng áp lực kinh tế và chính trị lên Triều Tiên.
"Chúng ta đối mặt với nhiều thách thức giống nhau. Một mối quan hệ Mỹ - Trung mạnh mẽ có thể mang đến các giải pháp", Branstad cho biết, song không đề cập thêm chi tiết.
Branstad từng ba lần gặp lãnh đạo Trung Quốc. Lần đầu là khi ông tới Trung Quốc năm 1984, cuộc gặp thứ hai ở Iowa năm 1985. Năm 2012, ông Branstad gặp lại ông Tập, khi đó là Phó chủ tịch Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vào năm ngoái là 347 tỷ USD, theo Bộ Tài chính Mỹ. (Vnexpress)
--------------------
Hàn Quốc giải cứu tàu Triều Tiên chở 8 thuyền viên
Ngày 26/6, Bộ Thống Nhất Hàn Quốc thông báo lực lượng tuần duyên nước này đã giải cứu một tàu của Triều Tiên chở 8 thuyền viên tại phía Nam vùng biển Đông Hải (Biển Nhật Bản) hồi tuần trước, và đang lên kế hoạch cho hồi hương những thuyền viên này.
Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc đã giải cứu con tàu trên, khi nó đang trôi dạt gần đảo Ulleung trên vùng biển Đông Hải do hỏng động cơ, và 8 thuyền viên Triều Tiên đã lên tàu Hàn Quốc vào lúc 12h54’ ngày 23/6.
Bộ Thống Nhất Hàn Quốc thông báo hiện con tàu đang được sửa chữa và Bộ này đang lên kế hoạch cho hồi hương toàn bộ thuyền viên sau khi công tác sửa chữa hoàn tất. Theo Bộ này, các thuyền viên Triều Tiên bày tỏ mong muốn được trở về nhà.
Bộ này nhấn mạnh: “Ngay khi con tàu được sửa xong, Bộ sẽ liên hệ với phía Triều Tiên, thông báo với họ về kế hoạch cho hồi hương các thuyền viên dọc biên giới Đông Hải”.
Cho tới nay, Hàn Quốc đã giải cứu tổng cộng 5 lần các tàu của Triều Tiên bị trôi dạt, với 13 thuyền viên Triều Tiên được giải cứu và cho hồi hương, trong khi 2 người khác được phép ở lại Hàn Quốc. (TTXVN)
----------------------------------
Triều Tiên xem xét tham gia Thế vận hội mùa Đông cùng Hàn Quốc
Truyền thông địa phương ngày 26/6 đưa tin, Triều Tiên dường như đang xem xét việc thành lập một đội chung tham gia Thế vận hội Olympic mùa Đông năm 2018 tại Pyeongchang, Hàn Quốc, với điều kiện dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đang được áp đặt lên Bình Nhưỡng.
Thị trưởng thành phố PyeongChang, Lee Seok-rae, thành phố đăng cai Olympic Mùa Đông lần thứ XXIII 2018 nhận cờ Olympic từ Thị trưởng Sochi tại lễ bế mạc. Ảnh: AFP-TTXVN
Theo báo Dong a Ilbo của Hàn Quốc, thành viên Triều Tiên duy nhất của Ủy ban Olympic quốc tế Chang Ung hôm 24/6 đã phát biểu rằng: "Vấn đề chính trị quan trọng hơn thể thao. Các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng cần được giải quyết trước khi tính đến việc thành lập một đội chung". Phát biểu này được xem như một lời bác bỏ có hiệu lực đối với đề nghị của Tổng thống Moon.
Bên cạnh những biện pháp trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên trong những năm gần đây liên quan tới các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Bình Nhưỡng cũng tìm cách dỡ bỏ các trừng phạt của Seoul hồi tháng 5/2010 khi Hàn Quốc cắt đứt hầu hết các trao đổi liên Triều, bao gồm du lịch, thương mại cũng như cắt đứt viện trợ, sau khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng tấn công một tàu hải quân khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc đưa ra đề nghị thành lập một đội chung tham gia Thế vận hội mùa Đông tại buổi lễ khai mạc giải vô địch taekwondo thế giới tổ chức tại Muju, Hàn Quốc hôm 24/6 vừa qua. (TTXVN)
-----------------------