Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sáng 25-09-2017
Cập nhật : 25/09/2017
Trung Quốc bất ngờ trừng phạt “nặng tay” với Triều Tiên
Trung Quốc ngày 23/9 đã thông báo ngừng xuất sang Triều Tiên một số sản phẩm dầu khí, đồng thời ngừng nhập khẩu hàng dệt may của Triều Tiên, theo nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tại Bình Nhưỡng, giá xăng dầu đã tăng vọt lên 20%.
Cuộc sống ở Triều Tiên gặp nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt quốc tế
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết việc xuất khẩu dầu đã được tinh chế sẽ bị ngưng kể từ ngày 1/10 tới. Còn việc giao khí nén và khí hóa lỏng được chấm dứt ngay từ hôm nay (24/9), cùng với việc ngừng nhập khẩu hàng dệt may từ Triều Tiên.
Giới phân tích đánh giá, như vậy một nguồn thu ngoại tệ lớn của Triều Tiên sẽ bị cắt đứt, vì dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Nhưỡng. Theo IHS Markit, Bình Nhưỡng hàng năm thu về 750 triệu USD nhờ hàng dệt may, với nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.
Tuy có nguồn than đá dồi dào, nhưng Triều Tiên hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn dầu khí nhập khẩu, mà nguồn cung chính là Trung Quốc. Từ năm 2014, Trung Quốc không hề công bố số liệu dầu khí bán cho Triều Tiên.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ước tính trong năm 2016, mỗi ngày Bắc Kinh đã cung cấp cho Bình Nhưỡng 15.000 thùng dầu thô và 6.000 thùng dầu tinh chế, tức khoảng 5,5 triệu thùng dầu thô và 2,2 triệu thùng dầu tinh chế cho cả năm.
Theo AFP, giá xăng dầu tại Triều Tiên đã tăng 20% từ hai tháng qua. Xăng ở đây được bán theo kí lô chứ không phải theo lít, và phải trả bằng tiền mặt. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gần đây đã nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt mới, sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ ba hôm 3/9.
Ngoài việc ngừng nhập hàng dệt may, nghị quyết còn cấm xuất khẩu sang Triều Tiên các loại khí nén và khí hóa lỏng, định mức trần dầu tinh chế là hai triệu thùng một năm, còn dầu thô bị giới hạn ở mức nhập khẩu của Triều Tiên hiện nay.
Trung Quốc chiếm đến 90% trao đổi thương mại vớiTriều Tiên, nên sự hợp tác của Bắc Kinh rất quan trọng. Hồi tháng 8 vừa qua sau khi bị Mỹ chỉ trích, Trung Quốc đã ngừng nhập sắt, quặng sắt và hải sản của Bình Nhưỡng. Nhưng Bắc Kinh vẫn luôn gây áp lực để Liên Hiệp Quốc giảm nhẹ cấm vận vì sợ Triều Tiên sụp đổ.
Ngày 22/9, trợ lý về Đông Á của Bộ Ngoại giao Mỹ Susan Thornton tuyên bố, chiến dịch trừng phạt là cơ hội cuối cùngđể đạt đến một lối thoát hòa bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân và tên lửa Triều Tiên. (Viettimes) ------------------------
Ông Trump lại lên Twitter đe dọa Kim Jong-un và ngoại trưởng Triều Tiên
Đêm 23/9 (giờ địa phương), Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích chính quyền Triều Tiên với giọng điệu cứng rắn, và gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo cách riêng của ông.
“Vừa mới nghe Ngoại trưởng Triều Tiên phát biểu ở Liên Hợp Quốc. Nếu ông ấy tiếp tục cổ suý những quan điểm của gã tên lửa bé nhỏ, thì họ sẽ không còn quanh quẩn lâu hơn được đâu”, Tổng thống Trump viết trên Twitter. "Gã tên lửa" là cách ông hay gọi để chỉ trích Kim Jong-un, lãnh đạo Triều Tiên.
Tổng thống Trump muốn ám chỉ bài phát biểu của Ngoại trưởng Ri Yong Ho tại Liên Hợp Quốc, trong đó vị này gọi nhà lãnh đạo Mỹ là “kẻ loạn trí vĩ cuồng” nhưng lại đang nắm nút phóng vũ khí hạt nhân.
Quan chức ngoại giao hàng đầu Triều Tiên cảnh báo rằng việc Tổng thống Trump liên tục gọi nhà lãnh đạo Kim Jong-un là “gã tên lửa” khiến viễn cảnh “những tên lửa của chúng tôi tấn công tới Mỹ là điều không thể tránh khỏi”.
Trong tuần qua, Tổng thống Trump và giới chức cấp cao ở Bình Nhưỡng liên tục “đấu khẩu” gay gắt với nhau.
Khi phát biểu tại Liên Hợp Quốc, ông Trump đe doạ “huỷ diệt hoàn toàn” Triều Tiên. Điều này buộc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cứng rắn đáp trả, gọi Trump là “ông già loạn trí”, còn Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho tuyên bố khả năng thử bom H ở Thái Bình Dương.(Zing News) ---------------------
Máy bay ném bom chiến lược Mỹ lượn sát bờ biển Triều Tiên sau động đất
Máy bay ném bom của Mỹ thực hiện chuyến bay nhằm mục đích răn đe Triều Tiên ở không phận quốc tế ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này vào ngày 23/9, sau khi xảy ra vụ động đất gần bãi thử hạt nhân của Triều Tiên.
Trong thông cáo chính thức, phát ngôn viên trưởng của Lầu Năm Góc Dana White cho biết, không quân Mỹ vừa thực hiện chuyến bay có sự tham gia của các máy bay ném bom chiến lược B-1 B Lancer với các tiêm kích F-15C Eagle hộ tống.
“Ngày 23/9, máy bay ném bom B-1 B của không quân Mỹ cất cánh từ Guam, cùng với tiêm kích F-15C Eagle của không quân Mỹ tham gia hộ tống cất cánh từ Okinawa, Nhật bản, đã bay trên không phận quốc tế ở vùng biển ngoài khơi phía đông Triều Tiên”, bà White nói.
Bà White cho biết nhiệm vụ lần này của không quân Mỹ nhằm chứng minh cho sự quyết đoán của Mỹ cũng như gửi thông điệp rõ ràng về việc tổng thống Mỹ Donald Trump đang có sẽ nhiều giải pháp quân sự để giải quyết bất cứ mối đe dọa nào.
“Các chương trình vũ khí của Triều Tiên là mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cả cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đang chuẩn bị cho việc sử dụng đầy đủ các khả năng quân sự để bảo vệ đất nước chúng tôi và đồng minh”, theo thông cáo của Lầu Năm Góc.
Đây là chuyến bay xa nhất tới vùng phía bắc khu Phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên trong số các chuyến bay thực hiện bởi tiêm kích hoặc máy bay ném bom của không quân Mỹ trong thế kỷ 21.
Đây được coi là động thái đáp trả lại thông tin cho rằng trận động đất mạnh 3,4 độ richter xảy ra ở phía Bắc Triều Tiên có thể liên quan đến một vụ thử hạt nhân khác của Triều Tiên.
Trận động đất mạnh 3,4 độ richter xảy ra ở khu vực gần bãi thử hạt nhân của Triều Tiên khiến nhiều ý kiến lo ngại rằng Triều Tiên lại thực hiện thử hạt nhân. Tuy nhiên phía Hàn Quốc cho rằng đây là trận động đất tự nhiên, còn cơ quan các tình trạng khẩn cấp của Nga cho biết mức độ phóng xạ ở khu vực xung quanh thành phố Vladivostok vẫn ở mức bình thường và dường như Triều Tiên không hề thử hạt nhân.(VTC)
Mỹ lo bí mật công nghệ rơi vào tay Trung Quốc nếu giao vũ khí cho Đài Loan; Vũ khí Nga: Tương lai ảm đạm; Tại sao cựu sĩ quan NATO chống lại Ukraine, NATO?
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. 100% các dự án nhà thầu Trung Quốc ở Việt Nam đều có vấn đề
Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Ấn Độ không còn là láng giềng thân thiết của Trung Quốc nữa