Một tuần nhập cảnh Triều Tiên, dù là dưới hình thức du lịch, nhà báo - nhiếp ảnh gia đã Adam Baidawi đã có cơ hội được mục sở thị cuộc sống của những người dân ở đất nước bí ẩn nhất thế giới một cách chân thực và sinh động nhất.
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tối 14-04-2017
- Cập nhật : 14/04/2017
Trung Quốc 'không cần bảo vệ' Triều Tiên do hiệp định bị phá vỡ?
Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh không có trách nhiệm phải bảo vệ Triều Tiên vì Bình Nhưỡng đã vi phạm hiệp định quốc phòng giữa hai nước.
Theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong, giới quan sát quân sự và ngoại giao Trung Quốc cho rằng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đã được tăng cường tới mức vi phạm hiệp định hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên đã ký hiệp định hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau năm 1961 khi hai bên mong muốn tạo được sức mạnh đoàn kết nhằm đối phó với các nước lớn phương Tây.
Hiệp định này được làm mới năm 1981 và năm 2001, và có hiệu lực tới năm 2021.
Hiệp định hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau Trung Quốc - CHDCND Triều Tiên quy định: mỗi nước phải lập tức triển khai những biện pháp quân sự và những biện pháp cần thiết khác để chống lại bất cứ quốc gia hay liên minh các nước có hành động tấn công với nước còn lại.
Tuy nhiên bản hiệp định này cũng nói cả hai nước cần có trách nhiệm gìn giữ hòa bình và an ninh.
Theo đó, giới quan sát cho rằng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã vi phạm hiệp định về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân của LHQ. Và động thái của Triều Tiên thời gian qua cũng đã ở mức vi phạm nội dung hiệp định hợp tác Trung Quốc - Triều Tiên.
Vì vậy các chuyên gia của Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh sẽ không có trách nhiệm phải bảo vệ Triều Tiên trước nguy cơ một cuộc tấn công từ bên ngoài.
Báo SCMP dẫn lời đại tá hải quân về hưu của Trung Quốc, Li Jie: "Thật khó để nói về việc Trung Quốc sẽ hỗ trợ Triều Tiên như thế nào về mặt quân sự trong trường hợp xảy ra chiến tranh, vì Triều Tiên đang phát triển các loại vũ khí hạt nhân - một hành động rất có thể đã vi phạm hiệp định giữa hai nước".
Giáo sư Cai Jain của Đại học Phúc Đán cũng nhận định rằng trong trường hợp Bình Nhưỡng là bên khởi xướng tấn công thì Trung Quốc cũng sẽ không có trách nhiệm phải tham gia.
Ông Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự tại Macau, bình luận: khi hiệp định được làm mới lần gần đây nhất, Trung Quốc đã cảnh báo Triều Tiên rằng họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm về những hành vi của họ.
"Sẽ không thể có một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai", ông Wong Dong nhận định.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của chính quyền Bắc Kinh cũng đã nêu quan điểm về sự việc trong bài xã luận đăng gnày 13-4.
Theo đó, lựa chọn tốt nhất cho Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong Un là nước này nên từ bỏ chương trình hạt nhân của họ. Và Trung Quốc sẽ bảo vệ Triều Tiên nếu họ làm như vậy.
Tờ Thời báo Hoàn cầu viết: "Miễn là Triều Tiên chấp thuận với lời khuyên đã được tuyên bố của Trung Quốc và dừng lại các hoạt động hạt nhân… Trung Quốc sẽ chủ động hợp tác và bảo vệ an toàn cho đất nước và chính quyền phi hạt nhân hóa của Triều Tiên".(Tuoitre)
------------------------------------------------
Nhật Bản bàn phương án sơ tán công dân khỏi Hàn Quốc
Ngoài các tàu thuyền và máy bay thương mại, Nhật Bản cũng muốn điều tàu thuyền và máy bay quân sự tới hỗ trợ công tác sơ tán nếu được Chính phủ Hàn Quốc chấp thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 13/4 tuyên bố có thể Triều Tiên đã có khả năng trang bị đầu đạn chứa chất độc thần kinh sarin cho tên lửa đạn đạo. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 14/4, một quan chức Nhật Bản giấu tên cho biết, Hội đồng An ninh quốc gia Nhật Bản (NSC) đã họp bàn phương án sơ tán gần 60.000 công dân nước này khỏi Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, giữa lúc gia tăng quan ngại về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Theo quan chức trên, ngoài các tàu thuyền và máy bay thương mại, Nhật Bản cũng muốn điều tàu thuyền và máy bay quân sự tới hỗ trợ công tác sơ tán nếu được sự chấp thuận của Chính phủ Hàn Quốc. Trong cuộc họp ngày 13/4, NSC cũng thảo luận về cách thức ứng phó với nguy cơ tiềm ẩn về dòng người tị nạn Triều Tiên, trong đó có thể có các gián điệp, đổ sang Nhật Bản.
Trong một diễn biến khác, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 14/4, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh, chính phủ nước này luôn thu thập và phân tích thông tin về các động thái của Triều Tiên, song ông không cho biết thông tin chi tiết.
Ông Suga xác nhận: "Hiện nay, chúng tôi đang liên lạc mật thiết với Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi Triều Tiên không hành động khiêu khích và tuân thủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chúng tôi sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân nước mình".
Cuộc họp của NSA diễn ra trong bối cảnh xuất hiện những thông tin đồn đoán về khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân nhân dịp kỷ niệm 105 ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, nhà sáng lập nước CHDCND Triều Tiên, dự kiến vào ngày 15/4 và trước dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên (ngày 25/4).
Tình hình càng trở nên căng thẳng sau vụ Mỹ hồi tuần trước phóng 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân của Syria với cái cớ đáp trả vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học của Syria, làm dấy lên quan ngại về khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có động thái tương tự với Triều Tiên.(TTXVN)
-----------------------------------
Bán đảo Triều Tiên đang rơi vào 'vòng xoáy dữ dội'
Ngày 14/4, trả lời phỏng vấn hãng tin AP tại Bình Nhưỡng, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Song Ryol cho rằng tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đang rơi vào một "vòng xoáy dữ dội".
Thứ trưởng Han khẳng định Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân tiếp theo khi nào ban lãnh đạo nước này cảm thấy phù hợp. Ông Han cũng cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang "gây rắc rối" với những phát biểu "gây hấn" trên mạng xã hội Twitter.
Căng thẳng đang gia tăng khi Mỹ vừa điều tàu sân bay USS Carl Vinson tới vùng biển ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên để tham dự một cuộc tập trận chung có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với Hàn Quốc.(baotintuc)
---------------------------------------
Mỹ đang đánh giá các biện pháp quân sự đối với Triều Tiên
Ngày 14/4, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ xác nhận Washington đang đánh giá về các biện pháp quân sự nhằm đáp trả các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Quan chức trên cũng cho rằng một vụ thử nghiệm gây hấn tiếp theo từ Triều Tiên chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong bối cảnh có nhiều giả thiết cho rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa vào ngày 15/4, một cố vấn về chính sách đối ngoại của Nhà Trắng cho biết Mỹ đã sẵn sàng đối phó với mối đe dọa an ninh này.
Vị quan chức khẳng định "Mỹ đã bắt đầu đánh giá các lựa chọn quân sự".
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Song Ryol ngày 14/4 khẳng định Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân tiếp theo khi nào ban lãnh đạo nước này cảm thấy phù hợp. Ông Han cũng cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang "gây rắc rối" với những phát biểu "gây hấn" trên mạng xã hội Twitter. (TTXVN)