Ngày 20/2, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã có chuyến thăm Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước bắc Đại Tây Dương (NATO), gặp gỡ các lãnh đạo của EU, NATO và đưa ra tuyên bố về mối quan hệ đồng minh thân thiết và chặt chẽ giữa Mỹ với các tổ chức này.
TQ 'nắn gân' Trump bằng cách gây căng thẳng ở Biển Đông?
- Cập nhật : 20/02/2017
Chính sách ngoại giao của Trump đang đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2017 này khi Trung Quốc có khả năng sẽ gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.
Tác giả Akit Panda của tờ Diplomat (Nhật) mới đây có bài viết đáng chú ý cho rằng diễn biến tại Biển Đông trong năm 2017 sẽ căng hơn mọi khi để thử phản ứng của chính quyền mới Donald Trump.
Akit khẳng định chính quyền Bắc Kinh cần biết Trump sẽ phản ứng thế nào khi chính sách ngoại giao mới được áp dụng. Trung Quốc muốn xem cách hành xử của Trump tại vùng biển quan trọng bậc nhất thế giới này. Mỗi năm, Biển Đông có lưu lượng thương mại lên tới 5.000 tỉ USD.
Trước đây, trong cuộc đua vào Nhà Trắng và giai đoạn chuyển giao quyền lực, Trump từng đặt câu hỏi về chính sách “Một Trung Quốc” đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các quy định thương mại quốc tế. Trump cũng không quên đề cập tới vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Hồi tháng 12, sau khi điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, Trump đã phàn nàn rằng Trung Quốc “không hỏi ý kiến Mỹ về việc xây dựng tổ hợp quân sự ở Biển Đông”. Nội dung này nhằm tới các hoạt động xây dựng trái phép mà Trung Quốc thực hiện ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khi tân Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tới thăm Tokyo đầu tháng này, James khẳng định sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách về Biển Đông giống thời Tổng thống Obama thực hiện.
James nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và nói rằng “không thấy cần thiết phải có các động thái quân sự quá khích tại Biển Đông”. Bộ trưởng Quốc phòng cũng ám chỉ rằng Mỹ sẽ vẫn duy trì tần suất tuần tra ở Biển Đông như trước đây.
Chính quyền Obama bắt đầu cho tàu tuần tra tại Biển Đông từ năm 2015 nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải trong khu vực theo công ước quốc tế. Điều này được xem là “cái gai” trong mắt Bắc Kinh.
Theo một số tờ báo Mỹ, Bộ Tổng chỉ huy Mỹ tại Thái Bình Dương sẽ nối lại các hoạt động tuần tra trong thời gian tới. Chính quyền Obama từng lên tiếng phản đối các động thái phản ứng của Trung Quốc về việc Washington điều tàu tuần tra tới Biển Đông. Obama cho rằng quan trọng hơn, hai quốc gia nên bàn thảo cách tăng cường hợp tác.
Trung Quốc thường xuyên tuyên bố Mỹ đang “quân sự hóa” ở Biển Đông và nói rằng việc điều tàu là hành động gây hấn. Ở chiều hường ngược lại, Trung Quốc liên tục mở rộng trái phép đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, điều tên lửa, radar phòng không và xây dựng sân bay trái phép. Bất chấp ảnh vệ tinh chứng minh hoạt động quân sự rầm rộ của Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh vẫn phủ nhận và nói rằng “không mở rộng diện tích đảo”.
Theo Quang Minh - SCMP (Dân Việt)