Sáng 28/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ thượng cờ cấp Quốc gia hai tàu ngầm Kilo 186 Đà Nẵng và Kilo 187 Bà Rịa – Vũng Tàu tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).
Ấn Độ dùng 2,5 tỷ USD đề phòng Pakistan và Trung Quốc
- Cập nhật : 27/02/2017
Hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa mới trị giá 2.5 tỷ USD của Ấn Độ nhằm chống lại các mối đe dọa từ trên không.
Ấn Độ có thể sẽ bảo vệ các vị trí quan trọng của mình khỏi các mối đe dọa từ trên không, đặc biệt là các mối đe dọa từ tên lửa siêu thanh nhờ hệ thống phòng thủ mới.
Cổng thông tin indiatimes.com đã thông báo rằng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ký kết hợp đồng với công ty Israel IAI (sraeli Aircraft Industry) về việc cung cấp loại tên lửa cho các hệ thống phòng thủ tên lửa MR-SAM của Ấn Độ.
MR-SAM là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI) với Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Liên doanh Ấn Độ - Israel chính thức thành lập vào năm 2007. IAI đã phối hợp cùng ELTA, RAFAEL từ Israel và làm việc với các công ty Ấn Độ như TATA, Bharat Electronics, Larsen & Turbo, Bharat Dynamics, cùng nhiều doanh nghiệp tư nhân khác.
MRSAM là hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tiên tiến, có thể sử dụng cho cả hải quân và lục quân để tiêu diệt nhiều loại phương tiện tiến công đường không khác nhau.
Hệ thống MR-SAM được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa, trực thăng... đối phương ở cự ly lên đến 70 km bằng tên lửa Barak 8.
Tên lửa được bắn đi theo chiều dọc từ ống phóng kiêm ống bảo quản, tầm bao quát phủ kín 360 độ, cơ số đạn phục vụ chiến đấu gồm 8 quả chia làm 2 cụm riêng biệt. Tên lửa Barak 8 có tốc độ 2 Mach, đủ khả năng tiêu diệt bất cứ mục tiêu trên không nào ở khoảng cách hơn 70 km.
Tên lửa Barak 8 có chiều dài: 4.5 m, đường kính 0.54 m, sải cánh 0.94 m, trọng lượng 274 kg, khối lượng phần chiến đấu 60 kg. Theo một số nguồn tin cho biết tầm bắn thực tế của Barak 8 lên đến 90 km và thậm chí là 100 km.
MR-SAM sử dụng radar EL/M-2084, phiên bản mặt đất radar MF-STAR đóng vai trò dẫn bắn, nó có thể phát hiện mục tiêu trên không từ cự ly 470 km.
Ba bệ phóng sẽ kết hợp thành một khẩu đội, những bệ phóng này cùng với đài radar, xe nạp đạn và các phương tiện bảo dưỡng nằm dưới sự điều khiển của hệ thống điều khiển trung tâm. Các bệ phóng có một cột ăng ten cao 13 m cho phép duy trì liên lạc giữa các thành phần với nhau trong vòng 20 km.
Hợp đồng này ước tính khoảng 2.5 tỷ USD. Với số tiền này Israel sẽ cung cấp cho quân đội Ấn Độ 40 hệ thống phóng và 200 tên lửa. Theo kế hoạch Ấn Độ sẽ nhận được toàn bộ chúng sau 3 năm và các tổ hợp này sẽ chuẩn bị sẵn sàng triển khai chiến đấu vào năm 2023. Được biết rằng, một phần của hệ thống phòng thủ mới này sẽ được sản xuất ở Ấn Độ.
Hiện nay các mối đe dọa đối với các vị trí chiến lược của Ấn Độ rất lớn, bao gồm trên biển, biên giới với Trung Quốc và với Pakistan. Vì vậy họ cần một hệ thống tên lửa phòng không mới để thay thế các hệ thống tên lửa Kvadrat và OSA-AKM mua từ Liên Xô/Nga từ thập kỷ 70 và 80.
Nguyễn Đông
Theo Báo Đất Việt