Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ tuyên chiến với Trung Quốc nếu nước này vượt qua cái gọi là “lằn ranh đỏ”, bao gồm Bãi cạn Scarborough, và khai thác tài nguyên tại đây.
Biển Đông: Mỹ cáo buộc Trung Quốc 'đe dọa', yêu cầu tăng cường can dự
- Cập nhật : 28/05/2018
Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ yêu cầu công bố báo cáo về các "hoạt động quân sự và đe dọa" của Trung Quốc ở Biển Đông, khuyến khích Bộ trưởng Quốc phòng công bố các hình ảnh chụp được về Biển Đông từ trên không để làm minh bạch các hành động của Trung Quốc.
Ngày 24/5/2018, Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ đã thông qua Luật trao quyền quốc phòng năm tài khóa 2019, cùng với Hạ viện coi Trung Quốc và Nga là mối đe dọa đối với Mỹ và đồng minh.
Luật Trao quyền quốc phòng năm tài khóa 2019 của Mỹ đã đưa ra biện pháp đối phó với hai "đối thủ cạnh tranh chiến lược", bao gồm cấm Bộ Quốc phòng có quan hệ với bất cứ thực thể nào sử dụng thiết bị và dịch vụ viễn thông do các tập đoàn Hoa Vi và ZTE Trung Quốc cung cấp.
Luật này còn hạn chế hợp tác quân sự Mỹ - Nga, "đã bày tỏ ý kiến của Thượng viện", đó là tăng cường khả năng phòng thủ của đồng minh và đối tác châu Âu để ngăn chặn các hành vi xâm lược của Nga - đây là chính sách của Mỹ, đồng thời chỉ thị cho lục quân Mỹ khắc phục điểm yếu về khả năng phòng thủ tên lửa hành trình, để ứng phó với mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga.
Là một trong số ít luật quan trọng được thông qua hàng năm tại Quốc hội Mỹ, Luật Trao quyền quốc phòng được dùng làm công cụ biện pháp chính sách rộng rãi, có thể quyết định rất nhiều vấn đề như mức lương và phúc lợi của quân đội, việc mua sắm hoặc chấm dứt sử dụng các tàu chiến hoặc máy bay.
Theo kế hoạch, Luật Trao quyền quốc phòng năm tài khóa 2019 sẽ được đưa ra thông qua tại Thượng viện Mỹ, bản thân Thượng viện Mỹ cũng có thể tiến hành sửa đổi. Sau đó, luật được thông qua tại Thượng viện phải đạt được thống nhất với luật được thông qua tại Hạ viện, từ đó hình thành bản cuối cùng của bộ luật và trình lên Tổng thống Mỹ Donald Trump ký duyệt.
Theo hãng tin CNA Đài Loan ngày 24/5, Luật Trao quyền quốc phòng Mỹ năm tài khóa 2019 đã yêu cầu công khai báo cáo về các "hành động quân sự và đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông", đồng thời khuyến khích Bộ trưởng Quốc phòng công bố các hình ảnh chụp từ trên không đối với Biển Đông để làm minh bạch các hành động của Trung Quốc.
Luật này yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ hạn chế hỗ trợ cho chương trình tiếng Trung của Học viện Khổng Tử tại các trường đại học.
Ngoài ra, theo hãng tin Reuters Anh ngày 24/5, một ủy ban của Thượng viện Mỹđã đưa biện pháp tăng cường giám sát đầu tư nước ngoài ở Mỹ vào phần chính sách quốc phòng của Luật Trao quyền quốc phòng.
Biện pháp này nhằm tăng cường quyền lực cho Ủy ban đầu tư nước ngoại tại Mỹ (CFIUS). CFIUS là cơ quan chính phủ phụ trách xét duyệt các hoạt động đầu tư nước ngoài tiềm năng để bảo đảm an ninh quốc gia sẽ không bị phá hoại.
Quy tắc mới sẽ còn cho phép CFIUS tiến hành mở rộng định nghĩa những giao dịch nào có thể bị điều tra và những giao dịch mua sắm khu đất trống lân cận các cơ sở nhạy cảm của Mỹ như căn cứ quân sự.
Hoạt động lập pháp liên quan đến CFIUS này nhằm ngăn chặn Trung Quốchoặc các quốc gia không hữu nghị khác thông qua đầu tư vào doanh nghiệp Mỹ để có được công nghệ Mỹ hoặc dữ liệu có liên quan đến người Mỹ.
Luật Trao quyền quốc phòng năm tài khóa 2019 là một nội dung cần được thông qua, là một trong số ít hoạt động lập pháp quan trọng hàng năm của Quốc hội Mỹ.
Vệ tinh Mỹ “tố” Trung Quốc điều thêm tên lửa xuống Biển Đông
Các ảnh vệ tinh do cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (Asian Maritime Transparency Initiative - AMTI) công bố ngày 24/5 cho thấy là Trung Quốc đã triển khai thêm hệ thống vũ khí trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào ngày 12/5.
Hình ảnh vệ tinh của AMTI cho thấy Trung Quốc triển khai các hệ thống vũ khí mới trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 12/5/2018.
Theo AMTI (một cơ quan thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS của Mỹ), các vũ khí nói trên có thể đã được sử dụng trong các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 9/5. Tuy nhiên đến ngày 20/5, các hệ thống vũ khí đó không được thông báo là đã được đưa khỏi đảo Phú Lâm, cho nên AMTI cho rằng chúng được bố trí luôn tại đây.
Nhưng AMTI không thể xác định được cụ thể đó là những hệ thống vũ khí gì do chúng được che phủ kín. Họ chỉ có thể đoán rằng trong số này có các tên lửa đất đối không gắn trên xe tải và các tên lửa chống hạm, cùng các radar kèm theo.
Tại sườn phía bắc đảo Phú Lâm, vệ tinh đếm được 20 xe mới, trong đó có thể bao gồm các xe chở hệ thống tên lửa và một xe chở radar. Bên bờ phía đông, AMTI đếm được 2 xe tải và 4 xe được che phủ. Chiến đấu cơ J-11, được thiết kế để tác chiến trên không cũng như tấn công từ trên không, cũng được phát hiện trên đảo Phú Lâm. Theo AMTI, trước đây chiến đấu cơ J-11 cũng từng được triển khai trái phép đến đảo Phú Lâm, gần đây nhất là vào tháng 10/2017.
Ngày 19/5, Tân Hoa Xã cho biết không quân Trung Quốc lần đầu tiên đã điều động một nhóm oanh tạc cơ đến diễn tập quân sự ở cái gọi là "vùng biển phía nam". Theo AMTI, các máy bay ném bom nói trên đã đáp xuống đảo Phú Lâm.
Động thái quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đã bị dư luận khu vực và quốc tế phản đối, xem đây là hành động khiêu khích, làm gia tăng tình hình căng thẳng trong khu vực.
Phú Lộc
Phong Vân
Theo Viettimes.vn