Nhà báo Vương Tiểu Phượng đã có tóm tắt về việc những nhân vật theo trường phái "diều hâu" nổi tiếng của Trung Quốc phản ứng thế nào với chiến tranh thương mại và chiến lược an ninh mới của Mỹ, theo TheDiplomat.
Lo chặn Trung Quốc chặn huyết mạch Biển Đông, Nhật 2 năm 2 lần điều tàu sân bay tuần tra
- Cập nhật : 29/07/2018
Tuyến đường hàng hải Biển Đông là huyết mạch kinh tế của Nhật Bản, do đó Nhật Bản là nước ngoài khu vực can dự mạnh mẽ nhất vào vấn đề Biển Đông, phối hợp chặt chẽ với Mỹ triển khai chiến lược kiềm chế Trung Quốc.
Trang tin Sina Trung Quốc ngày 24/7 tiếp tục nhắc đến thông tin Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sẽ điều tàu sân bay trực thăng lớp Izumo đến Biển Đông và Ấn Độ Dương tiến hành "tuần tra" 2 tháng. Đây sẽ là lần thứ hai trong 2 năm Nhật Bản điều tàu sân bay trực thăng lớp Izumo đến tuần tra Biển Đông.
Những năm gần đây, Mỹ đưa ra chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương, bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, ngăn chặn kinh tế Trung Quốc, đóng vai trò chủ đạo đối với hiệp định TPP (nay là CPTPP, Mỹ đã rút lui). Báo Trung Quốc cho rằng sau những chiến lược, chính sách này đều có sự bày mưu tính kế và cầu nối của Nhật Bản.
Nhóm 4 nước Mỹ - Nhật - Ấn - Úc còn gọi là "NATO châu Á" cũng do Nhật Bảnđi đầu đề xuất và ra sức khởi xướng. Trong khi đó, trên phương hướng Biển Đông, các động thái của Nhật Bản mặc dù luôn tương đối thận trọng, nhưng tham vọng của họ lại không thể coi thường.
Về khách quan, Biển Đông thực sự có liên quan đến lợi ích an ninh chiến lược của Nhật Bản. Là một đảo quốc, Nhật Bản lệ thuộc vào tài nguyên ở bên ngoài lớn hơn nhiều Trung Quốc, đặc biệt là dầu mỏ. Ở mức độ rất lớn, hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản lệ thuộc vào tuyến đường hàng hải ở Biển Đông và khu vực lân cận.
Vì vậy, Trung Quốc nếu khống chế được Biển Đông thì sẽ khống chế được huyết mạch kinh tế của Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản là nước can dự mạnh mẽ nhất trong vấn đề Biển Đông.
Sina Trung Quốc cho rằng trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc hiện đã không còn không gian để "lùi lại". Đối với mối quan tâm lợi ích chiến lược của các bên liên quan, Trung Quốc có "thiện chí" tiến hành trao đổi. Nhưng, tất cả các trao đổi này đều phải xây dựng trên nền tảng cái gọi là "tôn trọng chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông, không được thay đổi cái gọi là quan điểm hết sức phi lý mà Bắc Kinh tự huyễn hoặc rằng "Biển Đông thuộc về Trung Quốc".
Cùng với việc Trung Quốc làm thay đổi triệt để cục diện tương đối yếu ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), các nước khác đã không còn cách gì để ép Trung Quốc nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông. Lúc này, Nhật Bản lựa chọn có những động thái nhỏ trong vấn đề Biển Đông thì họ chắc chắn sẽ nuốt "quả đắng" - Sina tự tin kết luận.
Theo các nguồn tin, đến tháng 9/2018, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sẽ điều tàu sân bay trực thăng Kaga lớp Izumo đến khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập và thăm các nước.
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo có chức năng và bố cục tương tự tàu sân bay thực sự, chỉ cần cải tạo một chút là có thể cất, hạ cánh thẳng đứng 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B. Báo chí Nhật Bản tuyên truyền rằng tàu sân bay này “có khả năng kiềm chế hải quân Trung Quốc”.
Theo tờ Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 8/7, Nhật Bản nhiệt tình với hiện diện quân sự ở Biển Đông thực chất là hưởng ứng tích cực các hành động của Mỹ thông qua hành động thực tế “tự do đi lại” ở Biển Đông. Nhật Bản luôn là nước thúc đẩy và thực hiện tích cực chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn