Nhiều động thái trong chính sách mới của Mỹ đối với Đài Loan đã được đưa ra thời gian qua, khiến cho Trung Quốc rất không hài lòng như bán vũ khí cho Đài Loan, hỗ trợ Đài Loan thực hiện chiến lược hướng Nam mới...
Ngoài ra, để thành lập mới lực lượng vận hành radar chuyên nghiệp ở Lực lượng Phòng vệ Trên không, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã bắt đầu bố trí nhân sự chuẩn bị.
Tầm quan trọng của vệ tinh nhân tạo trong bảo đảm an ninh ngày càng mạnh, có thể dùng để cảnh giới tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ cho rằng Nhật Bản phải tự nỗ lực giám sát vũ trụ.
Theo tờ Sankei Shimbun Nhật Bản, radar giám sát vũ trụ là giai đoạn cuối cùng của thiết kế hệ thống. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cân nhắc đưa kinh phí xây dựng radar vào đề nghị ngân sách năm tài khóa 2018 vào cuối tháng này. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2023.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản sở dĩ phát triển và sử dụng radar giám sát vũ trụ là do rác vũ trụ đang tăng. Cùng với vệ tinh của các nước tăng nhiều, những rác thải vũ trụ bay quanh Trái đất như vệ tinh ngừng hoạt động và linh kiện tên lửa cũng liên tục tăng lên, số lượng trên 100.000 chiếc.
Trong việc bảo đảm an ninh của Nhật Bản, sử dụng vệ tinh không thể thiếu, loại có tính đại diện là vệ tinh thu thập tình báo giám sát tên lửa Triều Tiên. Hệ thống chỉ huy, kiểm soát rất quan trọng trong tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là dựa trên vệ tinh thông tin, còn hệ thống định vị vệ tinh cũng được dùng cho dẫn đường chính xác tên lửa.
Chỉ cần rác thải vũ trụ có kích cỡ 1 cm va vào thì chức năng của vệ tinh cũng sẽ bị tổn thương, việc thu thập tình báo và vận hành Lực lượng Phòng vệ cùng với trang bị cũng bị thiệt hại mang tính thảm họa. Vì vậy, Nhật Bản cần giám sát sự tiếp cận của rác thải vũ trụ và những vật thể bị tình nghi có ý đồ chống vệ tinh. Nếu có nguy hiểm va chạm phải thay đổi quỹ đạo, tiến hành tránh né.
Ban đầu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản từng xen xét nâng cao khả năng radar mặt đất FPS-5 của Lực lượng Phòng vệ Trên không theo dõi tên lửa đạn đạo, nhưng cuối cùng đưa ra kết luận rằng muốn giám sát rác thải vũ trụ trên quỹ đạo tĩnh có độ cao 36.000 km, cần phát triển radar chuyên dụng.
Cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã đi trước trong việc lấy dữ liệu quan trắc của radar và kính viễn vọng quang học làm nền tảng để tiến hành giám sát vũ trụ. Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ chia sẻ tình báo với họ.
Để giám sát vũ trụ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định thành lập lực lượng chuyên nghiệp. Đây không chỉ là để ngăn ngừa rác thải vũ trụ và vệ tinh nhân tạo xảy ra va chạm, điểm quan tâm chính là ngăn chặn các vũ khí chống vệ tinh như tên lửa Trung Quốc.
Giám sát vũ trụ sẽ được xác định là trụ cột mới trong Đại cương kế hoạch phòng vệ - đường lối cơ bản phát triển Lực lượng Phòng vệ, cùng với hợp tác tăng cường Nhật - Mỹ.
Chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu đến năm 2018 tiến hành sửa đổi Đại cương phòng vệ đưa ra năm 2013. Ngày 6/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: "Các lĩnh vực phòng vệ mới như vũ trụ, mạng cũng thuộc những vấn đề được nghiên cứu".
Đại cương phòng vệ hiện hành đã lần đầu tiên đưa ra chương trình liên quan đến vũ trụ. Trong các năng lực cần coi trọng của Lực lượng Phòng vệ, đại cương đề xuất thông qua giám sát vũ trụ để nâng cao khả năng phòng thủ cho vệ tinh nhân tạo.
Trong đại cương mới sẽ cụ thể hóa chủ trương này, đưa vào radar mới để tiến hành giám sát thường xuyên, đây chính là một bước đi đầu tiên.
Trong Phương hướng hợp tác phòng thủ Nhật - Mỹ sửa đổi năm 2015 cũng đã lần đầu tiên đưa vào điều khoản vũ trụ, chỉ rõ sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giám sát vũ trụ.
Trên cơ sở đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản xem xét kết hợp thống nhất giữa dữ liệu quan trắc của JAXA với radar mới của Lực lượng Phòng vệ Trên không, cùng quân đội Mỹ chia sẻ tình báo liên quan đến rác thải vũ trụ và vũ khí chống vệ tinh.
Quân đôi Mỹ tương đối nhạy cảm với việc Trung Quốc phát triển vũ khí chống vệ tinh. Vũ khí dẫn đường chính xác GPS và trinh sát vệ tinh là thế mạnh của Mỹ, nhưng quan chức Lực lượng Phòng vệ cho rằng: "Nếu các cuộc tấn công của vũ khí chống vệ tinh làm cho vệ tinh mất đi chức năng thì khả năng tác chiến sẽ giảm đi rõ rệt".
Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay "quân đội Mỹ có ý định tích hợp các năng lực của các đồng minh, tăng cường khả năng giám sát vũ trụ". Nhật Bản hy vọng thông qua vận hành radar mới để phát huy vai trò mang tính chủ đạo trên phương hướng này.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn