New Delhi sở hữu nhiều hệ thống vũ khí hải quân mạnh có khả năng phong tỏa tuyến hàng hải trên Ấn Độ Dương.
Tàu sân bay này sử dụng mô hình đẩy điện hoàn toàn, các hệ thống của tàu sân bay hoạt động được là nhờ dòng điện sinh ra từ 2 lò phản ứng hạt nhân. Quân đội Mỹ cho biết tàu sân bay lớp Ford sẽ phục vụ đến cuối thế kỷ 21, trở thành tàu sân bay chủ lực trong 70 năm tới của Quân đội Mỹ.
Ngoài tàu sân bay USS Gerald Ford, Hải quân Mỹ còn sở hữu tàu khu trục tên lửa DDG1000. Mặc dù DDG1000 được gọi là tàu khu trục, nhưng có chuyên gia cho rằng DDG1000 đã khác với tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke trước đó của Hải quân Mỹ.
Lượng giãn nước của tàu DDG1000 đã đạt mức của tàu tuần dương, hơn nữa vũ khí trên tàu cũng chủ yếu là vũ khí tấn công mặt đất, tính năng tổng thể gần với tàu tuần dương.
Có chuyên gia gọi tàu mới DDG1000 là "tàu kho đạn", bởi vì trên tàu này được trang bị rất nhiều tên lửa và hệ thống pháo tấn công chính xác tầm xa 155 mm, có khả năng tấn công tầm xa rất lớn.
Ngoài các tàu chiến hoàn toàn mới này, Mỹ còn sở hữu 10 tàu sân bay lớp Nimitz và 64 tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cho biết Quân đội Mỹ sẽ triển khai trên 70% lực lượng hải quân ở Tây Thái Bình Dương trong vài năm tới, bao gồm nhiều tàu sân bay, tàu khu trục và tàu tấn công đổ bộ. Ngoài ra, tàu tuần duyên mới nhất của Hải quân Mỹ đã triển khai nhiều năm ở Tây Thái Bình Dương, nhất là ở căn cứ Changi của Singapore.
Trước đó, Hải quân Mỹ từng triển khai 3 tàu sân bay và trên 30 chiến hạm các loại ở Tây Thái Bình Dương, cộng với 5 tàu sân bay hạng nhẹ (tàu tấn công đổ bộ) của các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, tổng số tàu chiến trên 200 chiếc, đã tập trung "bao vây" Trung Quốc từ hướng biển, thế trận này trước đây rất hiếm có.
Chuyên gia cho rằng trên một nửa lực lượng chủ lực của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ đã đột nhập Tây Thái Bình Dương. Đây không phải là một tin tốt đối với Trung Quốc.
Đối với Mỹ, chi tiêu hải quân to lớn đã là gánh nặng nghiêm trọng, chi phí triển khai ở nước ngoài của những tàu chiến này rất lớn, hàng năm bỏ ra trên 100 tỷ USD để tiến hành bảo trì các tàu sân bay và tàu chiến khác.
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc cho rằng Quân đội Mỹ làm như vậy có mục đích rất rõ ràng, đó là tìm cách bao vây Trung Quốc trong các vùng biển hẹp của chuỗi đảo thứ nhất, nhưng điều này là vô dụng trong thời bình. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc vượt qua chuỗi đảo, tiến hành huấn luyện biển xa đã trở thành trạng thái bình thường.
Không quân Trung Quốc cũng thường xuyên điều máy bay ném bom H-6K Chiến Thần vượt qua chuỗi đảo thứ nhất tiến hành hành động biển xa, không gặp cản trở bởi các hành vi phong tỏa của đối phương.
Tuy nhiên đối với Trung Quốc, mặc dù tình hình hiện nay lạc quan, song cũng không thể quá coi thường. Hải quân Trung Quốc và Mỹ có khoảng cách to lớn. Do ở trong thời bình, tàu chiến Mỹ không thể tiến hành các hành động có ý nghĩa chiến đấu thực tế đối với Trung Quốc, nhưng Mỹ chưa bao giờ ngừng hoạt động trinh sát điện tử.
Vì vậy trang Sina cho rằng, Trung Quốc cần đặc biệt thận trọng, phát triển mạnh các biện pháp tấn công phi đối xứng như tàu ngầm hạt nhân để phá chiến lược bao vây của Mỹ và đồng minh.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn