Hải quân Mỹ đang nghiên cứu đầu dò radar chủ động để có thể trang bị cho tên lửa Tomahawk để giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường vệ tinh.
Việt Nam sẽ mua cả Ka-52 và Mi-28?
- Cập nhật : 30/03/2017
Tại Triển lãm LIMA 2017 vừa qua, Đoàn quân sự cấp cao Việt Nam đã quan tâm đặc biệt đến trực thăng tấn côngKa-52 của Nga.
Không chỉ là đồn đoán
Cùng với sự quan tâm đặc biệt này làm dấy lên đồn đoán trong thời gian tới, có thể Việt Nam sẽ mua dòng trực thăng tấn công hạng nặng này. Tuy nhiên, điều này không quá bất ngờ bởi trước đó, thông tin này đã được truyền thông Nga đăng tải.
Tại một sự kiện quân sự ở Nga vừa qua, ông Vladislav Kuzmichev – Phó GĐ Bộ phận xuất khẩu vũ khí hàng không thuộc Tập đoàn Rosoboronexport cho biết, Nga sẵn sàng xuất khẩu Mi-28NE và Ka-52.
Thật bất ngờ khi cái tên được ông Vladislav Kuzmiche nhắc đến trong những khách hàng tiềm năng của Ka-52 chính là Việt Nam. Với những thông tin này cho thấy, hiện Việt Nam đang quan tâm đặc biệt đến cả 2 dòng trực thăng tấn công hàng đầu của Nga.
Đâu là trực thăng cần với Việt Nam?
Theo phân tích của các chiến lược gia quốc phòng, dù cả Mi-28NE và Ka-52 đều sở hữu những tính năng ấn tượng, tuy nhiên với mỗi nhiệm vụ ở những địa hình khác nhau, 2 dòng trực thăng này lại có thế mạnh riêng.
Cụ thể, dù có thiết kế khác nhau nhưng giữa Ka-52 và Mi-28NE có khá nhiều điểm chung, chúng đều có thể được tích hợp các loại vũ khí tấn công đang được Quân đội Nga sử dụng. Cả hai đều được trang bị một pháo tự động 2A42 30mm và chỉ khác nhau số lượng đạn mang theo với Ka-52 là 460 viên và Mi-28NE là 300 viên.
Trong khi đó, cả hai dòng trực thăng này đều được trang bị các mẫu tên lửa không đối không hoặc không đối đất giống nhau như tên lửa chống tăng 9M120 Ataka-V hoặc tên lửa không đối không Igla.
Ngoài ra, Mi-28NE còn có thể mang theo tên lửa chống tăng 9K114 Shturm-V với Ka-52 là 9K114 Shturm-VU được tích hợp hệ thống dẫn đường đa kênh bằng laser và tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr-M.
Lợi thế của Vikhr-M là việc nó có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10km, giúp Ka-52 có thể hoạt động bên ngoài tầm bắn của các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không tự hành như Roland, Gepard và tên lửa vác vai Stinger, Mistral của Phương Tây.
Một lợi thế khác nữa của Ka-52 là nó được trang bị tới 6 giá treo vũ khí thay vì 4 và có thể mang theo thêm 500kg vũ khí nữa. Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa Mi-28NE và Ka-52 là hệ thống radar.
Trong khi radar N025E của Mi-28NE được đặt phía trên cánh quạt tương tự như của trực thăng tấn công Apache AH-64 của Mỹ thì radar của Ka-52 được đặt trong mũi máy bay giúp nó hoạt động tốt tại các khu vực có địa hình phức tạp.
Về khả năng tác chiến, Mi-28NE sở hữu thiết kế của các mẫu trực thăng tấn công kiểu cũ với một cánh quạt chính và một cánh quạt phụ ở đuôi, còn Ka-52 lại sử dụng thiết kế hai cánh quạt nâng đồng trục.
Thiết kế này của Ka-52 được cho là vượt trội hơn Mi-28NE nhất là việc thực hiện các bài bay ở độ cao thấp từ 100-200m thích hợp cho khu vực địa hình đồi núi. Khả năng bay cơ động của Ka-52 khó có mẫu trực thăng tấn công nào sánh được, khi nó có thể tăng tốc từ 100km/h lên 230km/h với góc lượn cộng trừ 90 độ.
Đối với Mi-28NE nó không có khả năng bay cơ động như Ka-52, cùng với đó là việc mẫu trực thăng tấn công này hoạt động khá chậm chạp. Để có thể vào vị trí tấn công, nó phải thực hiện lần lượt như một chiếc máy bay cánh bằng.
Theo Báo Đất Việt