Chuyến công tác Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ mà trọng tâm là hợp tác công nghiệp quốc phòng và thăm cảng Cam Ranh được Sina rất chú ý.
Việt Nam thử thành công vũ khí trên xuồng cao tốc
- Cập nhật : 14/06/2018
Theo báo QĐND, ngày 13/6, Quân khu 9 tổ chức thành công buổi bắn nghiệm thu nhiệm vụ "Nghiên cứu, cải tiến, lắp đặt vũ khí lên xuồng CQ 1295".
Đại tá Hà Tuấn Quân, Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân khu, Trưởng ban Nhiệm vụ cho biết: Đây là nhiệm vụ khoa-công nghệ được thực hiện theo hướng cải tiến vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có, nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu.
Xuồng CQ 1295 có thân vỏ được chế tạo bằng vật liệu Composite, kết cấu sandwich có độ bền cao, chịu va đập, mài mòn, đáy xuồng được gia cường bảo đảm không bị thủng khi va vào san hô, có thể trượt trên san hộ.
Xuồng được lắp máy dieesel công suất lớn nhất đạt 240 mã lực. Tốc độ lớn nhất 20 hải lý/h, bán kính hoạt động 25 hải lý, chịu sóng cấp 4, chịu gió cấp 5-6.
Vũ khí lên xuồng CQ 1295 được gia công cải tiến nâng sàn xuồng phía trước, phía sau để lắp giá súng PKMS, các ghế cho kíp xuồng; cải tiến nâng và thay kính chắn gió, tấm chắn đạn 2 bên sườn xuồng; gia công giá đỡ, bộ phận liên kết để lắp súng PKMS; cải tiến giá đỡ súng AK, súng RPD và hộp chứa đạn mang theo xuồng...
Kết quả bắn cho thấy, tổ hợp xuồng, súng đại liên PKMS, súng trung liên RPD và súng tiểu liên AK lắp lên xuồng CQ 1295 ổn định, giá súng PKMS và các bệ tỳ súng RPD, AK chắc chắn, cơ động nhanh, không gian bảo đảm, thao tác lấy tầm, hướng dễ dàng, điều khiển bắn cơ bản được các góc tầm, hướng theo yêu cầu, phát huy được các tính năng kỹ chiến thuật, sức mạnh của vũ khí.
Ngoài ra, nhiệm vụ lần này còn bảo đảm đủ điều kiện, yếu tố, yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ để đưa vào trang bị cho các đơn vị trong Quân khu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Được biết, trước khi thử nghiệm thành công xuồng cao tốc CQ 1295 cùng vũ khí, Việt Nam cũng đã đưa vào vận hành xuồng cao tốc MS-50 là chiếc xuồng có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và thực thi pháp luật khu vực ven biển.
Đây là loại xuồng được sản xuất theo công nghệ thân vỏ bằng vật liệu công nghệ mới PPC của Đức và Sec hợp tác sản xuất với độ bền kết cấu cao, chịu được sự ăn mòn lớn của môi trường biển, động cơ của Nhật Bản.
Đây là loại xuồng được sản xuất theo công nghệ thân vỏ bằng vật liệu công nghệ mới PPC của Đức và Sec hợp tác sản xuất với độ bền kết cấu cao, chịu được sự ăn mòn lớn của môi trường biển, động cơ của Nhật Bản. Polypropylen copolymer (PPC) là một vật liệu nhiệt dẻo mới do Viện nghiên cứu vật liệu Cộng hòa Séc nghiên cứu thử nghiệm và sáng chế.
PPC có nhiều ưu điểm nổi bật như chịu được thời tiết nắng nóng mà không biến dạng, bền trong giải nhiệt độ rộng từ 30 độ C tới 260 độ C, có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, không gỉ, không gây ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt, vỏ tàu PPC không bị thủy sinh vật bám, chịu được va đập mạnh (thậm chí ngăn được đạn xuyên thủng). Khi chuyển động, vỏ tàu có tính đàn hồi giúp giảm xóc, ít ma sát hơn vỏ gỗ và thép nên đạt tốc độ cao, dễ xoay trở, nhưng lại tiết kiệm nhiên liệu.
Khi gia công PPC sử dụng công nghệ hàn nhiệt đặc biệt, không phát sinh chất độc hại cho người và môi trường; vật liệu và phế liệu có thể tái chế 100%. Theo đánh giá của các chuyên gia, với điều kiện khí hậu Việt Nam, tàu vỏ PPC có thể đạt tuổi thọ ít nhất 50 năm.
Tuấn Vũ
Theo Baodatviet.vn