rss - tinkinhte.com

Bắc Kinh: Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép trên Biển Đông

  • Cập nhật : 12/10/2016

Bắt nạt, hăm dọa, gây sức ép kinh tế và ngoại giao là hình mẫu chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong khi Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh củng cố thế đứng tại Tam Sa, tích cực khai thác Biển Đông, báo chí thế giới bình luận, phân tích và phê phán chính sách của Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông. Tạp chí Foreign Policy (Mỹ) mới đây đăng bài phân tích của tác giả Bonnie Glaser với tựa đề “Rắc rối ở Biển Đông”.

Trung Quốc tiếp tục theo đuổi bắt nạt và hăm dọa

Foreign Policy nêu rõ: Bắt nạt và hăm dọa là hình mẫu rõ ràng và là bằng chứng của một quyết định từ giới lãnh đạo chóp bu nhằm leo thang nền ngoại giao cưỡng chế của Trung Quốc. Điều này không chỉ liên quan đến Philippines và Việt Nam, mà còn cho tất cả các bên có lợi ích trong khu vực, trong đó có Mỹ.

Đầu tiên, hành động coi thường quy định và luật pháp quốc tế của Trung Quốc làm nảy sinh tâm lý lo ngại. Bắc Kinh cố tình từ chối tuân thủ thỏa thuận miệng với Manila về việc rút tàu thuyền của nước này ra khỏi khu vực xung quanh bãi cạn Scarborough, thiết lập một hiện trạng mới có lợi cho Trung Quốc. Nước này cũng duy trì tuần tra thường xuyên và không cho ngư dân Philippines đánh bắt cá trên những vùng biển này. Điều này đã tạo một tiền lệ nguy hiểm cho các cuộc đàm phán trong tương lai.


Trung Quốc đưa tàu sân bay Liêu ninh vào hoạt động nhằm phục vụ cho ngoại giao pháo hạm để tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Đông Á

Thứ hai, Trung Quốc ngày càng sử dụng sức mạnh kinh tế để buộc các nước phải thay đổi chính sách của mình. Hành động kiểm dịch trái cây nhập khẩu từ Philippines để gây sức ép buộc nước này phải nhường lại quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough là sự vi phạm trắng trợn các quy định quốc tế. Để che đậy hành động này, các quan chức hải quân Trung Quốc tuyên bố một cách vô căn cứ rằng trái cây bị nhiễm khuẩn. Các công ty du lịch Trung Quốc cho hủy các chuyến bay thuê về du lịch đến Philippines với lý do sự an toàn của khách du lịch.

Thứ ba, việc Trung Quốc từ chối một khuôn khổ dựa trên các luật lệ có thể kiềm chế các hành động của tất cả các bên là nguyên nhân gây nên lo ngại. Bắc Kinh tính toán rằng thời gian đang đứng về phía họ. Tại sao phải ký thỏa thuận ràng buộc bản thân ngay bây giờ khi mà đòn bẩy của nước này vẫn đang tiếp tục phát huy. Theo lời của các nhà ngoại giao Trung Quốc, các nước khác, dù lớn hay nhỏ, buộc phải thích ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như tôn trọng “lợi ích cốt lõi và mối quan tâm lớn” của Bắc Kinh. Trong bối cảnh Trung Quốc sẵn sàng không tuân theo Bộ quy tắc ứng xử và hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của các nước, thì việc các nước có tranh chấp sử dụng quân sự để bảo vệ lợi ích của họ là không thể loại trừ.

Lập trường cứng rắn của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông đã được gây dựng từ lâu. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn nhận thức được rủi ro nếu tiếp tục củng cố lập trường này, nhưng sự cám dỗ là không thể cưỡng lại được vì những bước đi như vậy sẽ thúc đẩy tính hợp pháp của bộ máy lãnh đạo mới.

Theo các nhà phân tích của Trung Quốc, Bắc Kinh đã rút ra kết luận rằng chính sách đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông của cố Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình là không thành công.

Mỹ cần duy trì lập trường có tính nguyên tắc

Thời gian tới, Mỹ cần theo sát cách tiếp cận có tính nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông của mình, đồng thời duy trì vị trí trung lập trong những tranh chấp trên. Ngoài ra, Mỹ cần nhấn mạnh rằng lợi ích chung giữa Mỹ và các nước khác theo các tiêu chuẩn quốc tế đang bị đe dọa bởi các chính sách quyết đoán của Trung Quốc. Mỹ cũng cần thúc đẩy một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong việc giải quyết các tuyên bố và tranh chấp ở Biển Đông. Điều đó có nghĩa là thúc giục tất cả các bên có các tuyên bố chủ quyền theo Công ước quốc tế về luật biển - một văn bản mà Mỹ cũng nên phê chuẩn nhằm tăng cường hiệu quả các nỗ lực của mình. Các nước nhỏ trong khu vực lo ngại rằng Mỹ và Trung Quốc có thể bắt tay với nhau và đi ngược lại lợi ích của các nước này. Mỹ cần giải tỏa lo lắng trên và tiếp tục phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đảm bảo ổn định ở khu vực. Cuối cùng, Mỹ cần tiếp tục tăng cường tham gia các cam kết kinh tế, ngoại giao và quân sự ở Đông Á. Tái cân bằng các ưu tiên chiến lược của Mỹ ở châu Á là điều cần thiết để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực.


Bắc Kinh dùng ngoại giao tiền bạc để chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông (minh họa của Nhật báo Hoa Nam Buổi sáng)

Mạng tin Địa chính trị (Angieria) đầu tháng 10 đăng bài phân tích của tác giả Jack Thompson về tình hình Biển Đông, có nội dung như sau:

Rộng như Địa Trung Hải, nhưng Biển Đông không hiếu khách. Toàn bộ những chỏm đất nổi, đảo nhỏ, mũi đá, san hô, dải cát mịn không vượt quá 20 km2. Trừ đảo Ba Bình tại quần đảo Trường Sa, bị Đài Loan chiếm đóng từ những năm 1950, còn lại là tất cả các đảo nhỏ mà trên đó con người không thể sinh sống được. Một chi tiết quan trọng là luật biển quốc tế chỉ công nhận một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý xung quanh đảo nếu đảo đó có thể sinh sống được và có chức năng kinh tế. Ngay cả trường hợp của đảo Ba Bình rộng 0,49 km2, nơi có khoảng 200 binh sĩ Đài Loan hiện diện, việc đòi hỏi EEZ là không thể được.

Theo một nghiên cứu của Trung Quốc, Biển Đông có trữ lượng 13 tỷ thùng dầu, tức là bằng 80% trữ lượng dầu của Arập Xêút! Một đánh giá như trên đang kích thích ham muốn của các nước ven bờ, không lo ngại về sự hợp pháp trong các yêu sách của mình.

Minh chứng về sự quyết đoán của Bắc Kinh, đó là ngành ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 2010 đã sử dụng từ “lợi ích cốt lõi” khi nói về Biển Đông, một ngôn từ đến nay chỉ dành cho Tây Tạng hay Đài Loan.

Gây thiệt hại cho lợi ích của cả Philippines và Việt Nam, Campuchia, rất phụ thuộc vào viện trợ tài chính của Trung Quốc, đã lần lượt từ chối đưa vào trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị này sự tồn tại của những căng thẳng tại Biển Đông. Đó là mặt trái của ASEAN khi không thể đưa ra một tiếng nói chung trước Trung Quốc. Đây là một thành công của Trung Quốc bởi đã loại bỏ được mọi cuộc đàm phán tập thể mà Bắc Kinh e ngại và mong muốn thực hiện các cuộc đàm phán song phương nơi “công xưởng của thế giới” có thể gây áp lực từ sức mạnh của mình.

Hành động quyết đoán cuối cùng của Trung Quốc diễn ra vào ngày 29/6 khi Bắc Kinh thông báo thành lập thành phố Tam Sa.

Vào lúc Trung Quốc phát triển một hạm đội hải quân chênh lệch với các nước ASEAN, việc tái bố trí quân sự trên của Mỹ khiến Bắc Kinh khó chịu. Không từ bỏ thái độ trung lập bề ngoài, tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Phnom Penh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các nước ven Biển Đông “giải quyết tranh chấp không cưỡng bức, đe dọa hay sử dụng vũ lực”. Ngay cả khi không một bên nào mong muốn xung đột, mỗi nước thực hiện những bước đi riêng nhằm giành quyền kiểm soát một vài bãi đá hay dải cát có thể phá hủy quy chế nguyên trạng vốn rất mong manh. Sẽ không ngạc nhiên khi Bắc Kinh phô trương sức mạnh trên Biển Đông nhằm củng cố chính quyền trước đại hội đảng, thời điểm chính thức hóa các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới. Tuy nhiên, một cuộc đối đầu vũ trang trên Biển Đông không phải đã được loại trừ./.

Nhật Nam
Theo Tổ Quốc

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Mỹ - Trung vào cuộc chạy đua vũ trang mới

    Mỹ - Trung vào cuộc chạy đua vũ trang mới

    Mỹ và Trung Quốc trong thời gian qua đã liên tục có quyết định liên quan đến việc bố phòng các lực lượng quân sự trong khu vực.

  • Trung Quốc giằng xé giữa các lợi ích

    Trung Quốc giằng xé giữa các lợi ích

    Dù muốn khai thác Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF như một công cụ để nâng cao vị thế của quốc gia trong định chế tài chính này, nhưng do yêu cầu đối nội, Bắc Kinh sẵn sàng bỏ qua các nghi thức ngoại giao thông thường nhất.

  • Tương lai bấp bênh của Trung Quốc

    Tương lai bấp bênh của Trung Quốc

    Theo tác giả Jonathan Levine trên trang Nationalinterest, khi Trung Quốc đưa ra thông báo về ngày tiến hành chuyển giao quyền lực chính thức là 8/11 có thể coi đây là lời thông báo về một quá trình chuyển giao đầy đau đớn của nước này. Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ đối mặt với vô số khó khăn và con đường phía trước Trung Quốc còn rất bấp bênh.

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958