Trong bối cảnh tranh chấp Nhật-Trung về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang căng thẳng, một lực lượng quân sự hùng mạnh của Mỹ ngày 30/9 đã có mặt ở khu vực Tây Thái Bình Dương, khá gần quần đảo này. Mặc dù vậy, đây có thể chỉ là một sự trùng hợp chứ chưa phải là một tín hiệu đáng lo ngại.
Bầu cử Mỹ và kinh tế toàn cầu
- Cập nhật : 12/10/2016
Sự hồi phục kinh tế chậm chạp của Mỹ và tỉ lệ thất nghiệp luôn cao làm cho kinh tế trở thành chủ đề chính trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2012.
Ông Obama vận động tranh cử ở Las Vegas, bang Nevada. Ảnh: Reuters |
Còn 40 ngày nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ. Cả hai ứng viên: tổng thống đương nhiệm Obama và cựu thống đốc Massachusetts Mitt Romney, đang bước vào giai đoạn chạy nước rút trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Với tạo việc làm là ưu tiên hàng đầu của phần lớn cử tri Mỹ, tổng thống Obama và ứng viên Mitt Romney đã phác thảo những đề xuất chính sách mà họ cho là sẽ kích thích kinh tế và thúc đẩy tuyển dụng.
Tuy nhiên, những khác biệt chính sách giữa hai ứng viên rất đáng kể, và có ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu, cho dù các kế hoạch của họ thực hiện được hay không còn tuỳ thuộc Quốc hội phê duyệt.
GS. Michael Boskin của ĐH Stanford, từng là chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế thời G. W. Bush, đã tóm tắt những khác biệt quan trọng nhất trên trang mạng Project Syndicate.
Chi tiêu: Obama tăng mạnh chi tiêu. Ông có thể sẽ tiếp tục nhiều kế hoạch tạm thời; đề xuất chính phủ bổ nhiệm thêm nhiều người vào ngành năng lượng xanh; mở rộng chi tiêu cho giáo dục và cơ sở hạ tầng; và giảm đáng kể chi phí quốc phòng.
Ngược lại, Romney ủng hộ hạn chế tổng chi tiêu liên bang, từ 24% GDP hiện nay còn 20%, và giữ chi phí quốc phòng ở 4%. Romney muốn các thị trường tư nhân, mà không phải chính phủ, sẽ chọn các công ty và công nghệ.
Phía đảng Dân chủ phản đối hầu hết việc cắt giảm chi tiêu không thuộc quốc phòng, lập luận là cắt giảm này sẽ thu hẹp kinh tế. Tình hình đó là chắc chắn nhất nếu cắt giảm chi tiêu lớn và đột ngột trong một nền kinh tế yếu kém.
Như Romney đề nghị, nếu các biện pháp tiết kiệm được thực hiện theo từng bước trong một khoảng thời gian nhiều năm khi kinh tế hồi phục, chính sách tiết kiệm có thể mở rộng. Ví dụ, ở Mỹ, chi tiêu liên bang so với GDP giảm 5 điểm phần trăm từ giữa thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990, và khoản chênh lệch thậm chí còn lớn hơn trong những thập niên gần đây ở Canada – tức là, trong những thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.
Thuế: Obama sẽ tăng thuế suất cận biên đánh vào thu nhập, thặng dư vốn, cổ phiếu, lợi tức, và di sản, nhất là đối với cá nhân thu nhập cao và doanh nghiệp nhỏ. Nhưng Obama chưa bao giờ đề nghị cải cách toàn diện thuế thu nhập cá nhân hay doanh nghiệp.
Ông Romney lên máy bay sau khi đến Philadelphia (bang Pennsylvania) vận động tranh cử. Ảnh: Reuters |
Ngược lại, Romney sẽ giảm thuế suất doanh nghiệp Mỹ (cao nhất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) còn 25% và đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia Mỹ để tăng tính cạnh tranh thuế. Việc đánh thuế dựa trên cơ sở lãnh thổ, hơn là toàn cầu.
Obama cũng sẽ hạ thấp thuế suất cá nhân khoảng 20%, và bù lại phần thu nhập bị mất bằng cách hạn chế chiết khấu thuế và tín dụng, nhất là ở bên phía cao hơn, bằng cách đó sẽ tăng khoảng 18,5% GDP, chỉ trên mức trung bình trước đây và với điều kiện nhân lực sử dụng 100%.
Kế hoạch tài chính của Romney do đó giảm mức thâm hụt đủ để giảm tỉ lệ nợ/GDP. Romney ủng hộ một sự điều chỉnh hiến pháp cho ngân sách cân bằng, và hy vọng giữ ngân sách cân bằng trong 8 năm.
Ngược lại, Obama sẽ tạo ra thâm hụt lớn hơn – chi tiêu tăng nhiều hơn là tăng thuế - hàm ý là tăng thuế cao trong tương lai. Ngoài ra, Obama sẽ điều hành tỉ lệ nợ lớn hơn nhiều so với Romney, bởi vì động cơ chính của nợ là chi tiêu cho phúc lợi.
Quyền phúc lợi: Obama vẫn im lặng về cải cách Chăm sóc Y tế và Bảo hiểm Xã hội, cho dù thâm hụt dài hạn từ hai khu vực này nhiều hơn nợ công gấp vài lần. Phó tổng thống Joe Biden thậm chí còn nói rằng “không thay đổi nào” cho Bảo hiểm Xã hội.
Romney ủng hộ tăng dần tuổi hưu, một mô hình ủng hộ ưu đãi cho Chăm sóc Y tế, và chuyển Medicaid (bảo hiểm y tế cho người nghèo) cho các bang thông qua hỗ trợ trọn gói không điều kiện (block grant).
Chiến dịch tranh cử của Obama đang công kích Romney về Chăm sóc Y tế, và chiến dịch tranh cử của Romney đang công kích Obama vì Obama từ chối thương lượng hay thậm chí là đề xuất một giải pháp.
Chính sách Obama do đó sẽ dẫn đến thâm hụt thậm chí còn cao hơn và tỉ lệ nợ vượt cao hơn 100% GDP, một mức mà nhiều nghiên cứu cho rằng sẽ giảm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Mỹ khoảng một phần ba trở lên và có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ công. Một số nhà quan sát cho rằng kế hoạch không được Obama tiết lộ là quyền phúc lợi liên tục tăng, cuối cùng sẽ do một loại thuế giá trị gia tăng kiểu châu Âu hoàn trả.
Thương mại: Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên trong một thời gian dài không đóng vai trò chính trong tự do hóa thương mại toàn cầu. Vòng đàm phán Doha vẫn còn treo, và Obama trì hoãn ba thỏa thuận song phương về mậu dịch tự do vốn chờ được duyệt khi Obama nhậm chức.
Romney là người đề xướng mậu dịch tự do, nhưng nói rằng sẽ gắt gao hơn với các thủ tục thương mại và các chính sách tiền tệ của Trung Quốc.
Qui định: Obama muốn mở rộng hơn nữa các qui định chỉ huy và kiểm soát của liên bang (cho dù các tòa án ngăn cản mở rộng một số quyền điều hành của tổng thống).
Romney hứa hẹn rằng một phượng pháp cân bằng về kinh tế sẽ cải cách những qui định chính về chăm sóc y tế, môi trường và dịch vụ tài chính của Obama.
Bổ nhiệm: Mỗi tổng thống Mỹ phải bổ nhiệm hàng ngàn viên chức, nhiều người trong đó có quyền hành rất lớn. Romney cho biết sẽ không chỉ định lại Ben Bernake làm Chủ tịch Fed (các ứng viên khác cho vị trí này là: các nhà kinh tế Glenn Hubbard, Greg Mankiw, John Taylor và Martin Feldstein). Những người được chọn khác có ảnh hưởng đáng kể đến các công ty, các ngành công nghiệp, hay cả nền kinh tế. Ví dụ, những người được Obama chỉ định vào Ủy ban Quan hệ Nhân sự Quốc gia đã cố gắng ngăn cản Boeing mở rộng hoạt động ở South Carolina, cho dù bang này có luật “quyền làm việc chống công đoàn”.
Những chính sách này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Mỹ, thâm hụt ngân sách, tiết kiệm quốc gia, và do đó, ảnh hưởng đến dòng vốn và thương mại toàn cầu. Với những thâm hụt dưới thời Obama lớn hơn dưới thời Romney, nước Mỹ sẽ cần nhiều vốn hơn từ châu Âu, Mỹ La Tinh, và châu Á, trong khi thuế và nợ cao hơn sẽ cản trở tăng trưởng Mỹ, từ đó gây thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu của những vùng này.
Hôm thứ năm 27.9, nói chuyện với cử tri tại Virginia, Obama tiết lộ một chủ đề tranh cử mới gọi là “chủ nghĩa yêu nước kinh tế,… bắt nguồn từ lòng tin là tăng trưởng nền kinh tế bắt đầu với một tầng lớp trung lưu mạnh mẽ và phát đạt.”
Obama sẽ lái nước Mỹ theo hướng của các nước có phúc lợi xã hội châu Âu; trong khi chương trình hoạt động của Romney được thiết kế để ngăn chặn việc đó.
Cho dù ai đắc cử, một “vực thẳm ngân sách” (fiscal cliff) dần hiện vào cuối năm 2012. Những qui định trước đây, nếu không được thay đổi, sẽ dẫn đến thuế tăng cao đột ngột và cắt giảm chi tiêu, tình hình mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự báo là có thể sẽ gây ra một đợt suy thoái vào năm 2013. Cho dù một phiên họp Quốc hội sau bầu cử sẽ chú tâm vào “vực thẳm ngân sách” này, những khác biệt sâu sắc về chính sách thuế và chi tiêu giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ vẫn lớn và khó lấp bằng.
Với tình trạng tài chính không ổn định của châu Âu và đà giảm tăng trưởng của Trung Quốc, điều cuối cùng mà kinh tế toàn cầu còn thiếu là một sự trì trệ hay thu hẹp kinh tế Mỹ. Và sẽ cần sự lãnh đạo vững chắc của người đắc cử để tránh trường hợp này.
Võ Phương (PROJECT SYNDICATE, TELEGRAPH)
Theo SGTT