Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức nghiên cứu chính sách RAND Corporation cũng chỉ ra rằng trong một cuộc xung đột leo thang, chỉ cần một phần lực lượng hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay, cũng có thể đánh bại một lực lượng lớn quân đội Trung Quốc.
Hàn-Mỹ lập kế hoạch 'loại trừ' giới lãnh đạo Triều Tiên
- Cập nhật : 06/04/2017
Hàn Quốc và Mỹ đang thúc đẩy kế hoạch "loại trừ" giới lãnh đạo Triều Tiên càng sớm càng tốt trong trường hợp xảy một cuộc chiến tranh sử dụng các phương tiện trên không tự động.
Hai nước đồng minh này đang lên kế hoạch hành động quân sự cứng rắn nhằm vào Bộ Tư lệnh thời chiến của Bình Nhưỡng, trong đó có Chủ tịch Kim Jong Un, người nắm giữ "nút hạt nhân" của Triều Tiên.
Đây dường như là một phần trong những nỗ lực kiểm tra tính hiệu quả của chiến dịch "loại trừ" giới lãnh đạo Triều Tiên mà các đơn vị đặc nhiệm của Mỹ đã tham gia trong các cuộc tập trận quân sự chung Đại bàng non với quy mô lớn chưa từng thấy cũng như các máy bay tiêm kích tàng hình F-35B của Washinton hoàn thành một cuộc diễn tập không kích.
Các lực lượng này đã tập trung vào bối cảnh thực hiện nhiệm vụ lần theo dấu vết song song với tấn công các chốt chỉ huy quân sự của Triều Tiên, các boong-ke ngầm và các tuyến đường vận chuyển.
Tàu của hải quân Hàn Quốc và tàu chiến Mỹ tham gia cuộc tập trận chung ở vùng biển phía đông Hàn Quốc ngày 22/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng với đó, quân đội Mỹ dự định triển khai một hệ thống máy bay không người lái tấn công Đại bàng xám mới tới căn cứ quân sự Kunsan tại Hàn Quốc vào tháng 2/2018. Máy bay không người lái này có khả năng bay ở trên không trong hơn 30 phút nhằm xác định các chốt chỉ huy của đối phương để các tên lửa tiêu diệt.
Theo một quan chức của quân đội Hàn Quốc, phần chủ chốt của kế hoạch hành động này là làm "tê liệt" khả năng phát động một cuộc chiến tranh của Triều Tiên bằng việc loại bỏ giới lãnh đạo, gây bất ngờ cũng như khiến các đơn vị quân đội Triều Tiên khiếp sợ. Ngoài ra, các phương tiện trên không tự động, các lực lượng đặc nhiệm và các máy bay tiêm kích tàng hình có thể được sử dụng trong các chiến dịch như thế.
Số lượng chuyên gia tin rằng Bình Nhưỡng lo sợ các chiến dịch quân sự nhằm vào giới lãnh đạo của mình nhiều hơn những người lo sợ sự bảo lãnh đã được mở rộng của Mỹ với Seoul, trong đó có hệ thống phòng thủ hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn phớt lờ những cảnh báo của Mỹ về những biện pháp trả đũa hạt nhân và cho đó chỉ là sự bịp bợm, cho dù Triều Tiên cũng đã chứng kiến một chiến dịch loại trừ đã được thực hiện tại Afghanistan và Iraq.
Một quan chức quân đội Hàn Quốc lưu ý rằng Triều Tiên càng tăng cường đe dọa hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc thì quân đội Hàn-Mỹ sẽ càng tập trung loại trừ giới lãnh đạo nước này.
TTXVN/Tin Tức