rss - tinkinhte.com

Mỹ “gài bẫy” khiến Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu?

  • Cập nhật : 26/08/2017

Tổng thống Donald Trump chạy theo những mục tiêu nào khi thông qua quyết định tiếp tục ở lại Afghanistan? Phải chăng Mỹ muốn gây chia rẽ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, để hai nước đối đầu nhau? Chuyên gia Nga đặt câu hỏi.

phong trao taliban da len an viec tong thong my donald trump quyet dinh keo dai thoi gian hien dien cua quan doi my tai afghanistan, anh minh hoa: reuters

Phong trào Taliban đã lên án việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định kéo dài thời gian hiện diện của quân đội Mỹ tại Afghanistan, Ảnh minh hoạ: Reuters

"Một số quốc gia hiểu rất rõ ý nghĩa của những gì đang xảy ra, đặc biệt là Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Họ hiểu rằng, vấn đề chính không phải là Afghanistan. Mỹmuốn gây chia rẽ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, để hai nước đối đầu nhau. Trên thực tế, chính sách này là rất đơn giản và dễ hiểu", bình luận viên chính trị Dmitry Kosyrev nhận xét.

Trong phát biểu của ông Donald Trump tại căn cứ quân sự Fort Myer gần Washington nội dung chính là Afghanistan. Tổng thống Mỹ đã quyết định duy trì sự hiện diện quân sự ở Afghanistan dù không xác định số lượng quân và thời hạn triển khai tại đó. Ở đây ngay lập tức nảy ra câu hỏi: Tiếp tục ở lại Afghanistan để làm gì, nếu không đặt nhiều kỳ vọng vào chiến thắng trong cuộc chiến chống  khủng bố? Trong trường hợp tốt nhất, ông Trump chỉ nói về việc tránh thất bại, rằng Mỹ không thể rút khỏi Afghanistan và v.v.?

Còn các nhà quan sát ở New Delhi, Islamabad, Bắc Kinh và Kabul đều hiểu rõ quan điểm của ông Trump. Điều đáng chú ý nhất là ông Trump đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với nước đối tác - Pakistan - vì Islamabad hỗ trợ cho những kẻ khủng bố cản trở Mỹ giành chiến thắng ở Afghanistan kể từ năm 2001. Mỹ đưa ra thay đổi vào danh sách các đối tác ở Afghanistan, Ấn Độ đã được mời thay thế Pakistan, mà New Delhi là đối thủ của Islamabad kể từ khi nước này được thành lập (năm 1947).

Tại Afghanistan, Ấn Độ và Trung Quốc là các thế lực quan trọng nhất trong nền kinh tế và chính trị. Pakistan là một đối thủ truyền thống của Ấn Độ và trước đây là đối tác của Mỹ, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Và bây giờ nước này bắt đầu nằm dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, điều đó không làm cho mối quan hệ giữa Ấn Độ với Trung Quốc trở thành thân thiện hơn. Nói chung, mối quan hệ Trung-Ấn rất phức tạp, ở đây có cả sự kình địch lẫn sự hợp tác ngày càng tăng, chuyên gia Nga nhận định.

Theo chuyên gia Nga, ông Donald Trump đột nhiên phá vỡ cấu trúc này. Bây giờ tình hình có thể là cặp đôi Mỹ-Ấn Độ chống lại cặp đôi Pakistan-Trung Quốc. Họ có thể chống lại nhau vì bất cứ lý do. Ở đây cuộc chiến chống khủng bố không phải là vấn đề quan trọng nhất, cũng giống như hành động của Mỹ ở Iraq và Syria. Số phận của Afghanistan cũng không phải là rất quan trọng. Điều quan trọng là tạo ra vấn đề cho Trung Quốc và cả cho Ấn Độ qua tay người khác.

Phản ứng với bài phát biểu của ông Trump, Pakistan tuyên bố hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh chống khủng bố. Họ lập luận rằng, nguồn gốc chính của sự bất ổn không phải là Afghanistan mà là tranh chấp chưa được giải quyết với Ấn Độ xung quanh vấn đề Jammu và Kashmir. Islamabad cho biết, sắp sẽ tổ chức cuộc gặp các bộ trưởng ngoại giao của Mỹ và Pakistan. Nhưng vấn đề chính đối với Pakistan là liệu Trung Quốc có thể thay cho Mỹ đóng vai trò người hỗ trợ Pakistan, đặc biệt trong bối cảnh khi Mỹ và Ấn Độ đang ngày càng xích lại gần nhau.

Trung Quốc không hài lòng với bài phát biểu của ông Trump. Pakistan được coi là đang trên tiền tuyến của cuộc chiến chống khủng bố (có nghĩa là không nên tổn thương cảm xúc của nước này), Trung Quốc đang thiết lập sự hợp tác giữa Afghanistan và Pakistan… Nói chung, rõ ràng là Bắc Kinh rơi vào cái bẫy, họ có thể bị xem là đang đứng về phía Pakistan, đối lập với Ấn Độ, chuyên gia Nga đánh giá.

Và Ấn Độ cũng rơi vào cái bẫy. Trong nhiều thập kỷ qua nước này cố gắng giải thích cho Mỹ rằng, Pakistan là một là "sào huyệt khủng bố" trong khu vực, hậu thuẫn các nhóm khủng bố từ Afghanistan, mà các nhóm này gây tổn hại cho Ấn Độ. Và đột nhiên, Mỹ chú ý lắng  nghe ý kiến này. Không thể không vui mừng trong tình huống như vậy.

Nhưng sự ủng hộ khá mơ hồ của Mỹ trong cuộc đối đầu Ấn Độ-Pakistan tranh giành ảnh hưởng tại Afghanistan không phải là điều quan trọng nhất.  Đối với Ấn Độ, cái bẫy là ở chỗ, New Delhi đang bị ép buộc phải trở thành đối tác khu vực của Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Trong khi Ấn Độ chưa giải quyết ổn thỏa cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc trên cao nguyên Doklam. Hiện nay Trung Quốc dường như bảo vệ những người bạn Pakistan, điều đó gây sự phẫn nộ lớn của Ấn Độ. Song bây giờ New Delhi có thể nhận sự hỗ trợ của Mỹ…

Tình huống này có thể gây choáng váng và dễ mắc sai lầm. Sự cám dỗ có thể dẫn đến thực tế là trước đây Ấn Độ chỉ có một đối thủ là Pakistan. Tuy nhiên, bây giờ Pakistan cùng với Trung Quốc, còn Mỹ vẫn như trước đây ở bên kia đại dương.

Chuyên gia Kosyrev cho rằng, biến Ấn Độ và Trung Quốc thành hai đối thủ là ước mơ ấp ủ từ lâu của Mỹ. Bây giờ đây không còn là một ước mơ mà là một sự cần thiết. GDP của Trung Quốc vượt qua Mỹ, Ấn Độ đứng thứ ba. Nếu Trung Quốc và Ấn Độ là cùng nhau thì không cho Mỹ một cơ hội. Nhưng nếu hai nước này bị chia rẽ thì sẽ có lợi cho Mỹ.


Theo Viettimes.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Năm trụ cột chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

    Năm trụ cột chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

    Chiến lược của Mỹ tại Biển Đông nên được triển khai dựa vào 5 trụ cột chính sau đây: luật pháp quốc tế, chính sách ngăn chặn, chính sách khuyến khích, cam kết ngoại giao và tập trung vào việc lấy ASEAN làm trung tâm.

  • Không có COC thực chất?

    Trung Quốc có thể sẽ chấp nhận COC một khi họ thành công trong việc đạt được mục tiêu của mình trên Biển Đông. Đến lúc đó, COC sẽ thực sự chẳng còn ý nghĩa.

  • Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc

    Đánh giá về Dự thảo khung COC ASEAN-Trung Quốc

    Ngày 6/8/2017 tại Manila, Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc đã thông qua dự thảo khung COC. Nội dung của dự thảo khung và ý nghĩa đằng sau một số ngôn từ được sử dụng là gì? Những nội dung nào còn chưa được đề cập?

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958