rss - tinkinhte.com

Năm trụ cột chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

  • Cập nhật : 27/08/2017

Chiến lược của Mỹ tại Biển Đông nên được triển khai dựa vào 5 trụ cột chính sau đây: luật pháp quốc tế, chính sách ngăn chặn, chính sách khuyến khích, cam kết ngoại giao và tập trung vào việc lấy ASEAN làm trung tâm.

nam tru cot chien luoc cua my tai bien dong

Năm trụ cột chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Nhiều nhà phân tích đang lo ngại về việc chính quyền mới của Tổng thống Trump chưa đưa ra một tầm nhìn chiến lược về vấn đề Biển Đông. Dưới thời Tổng Thống Trump, nước Mỹ có vẻ trở thành một cường quốc bị phân tâm bởi nhiều mối lo ngại. Các cuộc điều tra liên tục về cáo buộc liên quan đến Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái đã phủ bóng đen lên nhiệm kỳ tổng thống, và cuộc chiến liên quan tới chính sách y tế làm nội bộ lục đục ngay trong đảng của ông Trump.

Trong khi đó, những lời phàn nàn, bất mãn, tin đồn về việc từ chức của một số nhân vật trong nội các của ông Trump (hoặc sau đó bị sa thải) dĩ nhiên lại càng làm mất niềm tin vào Chính quyền Trump. Những sự xáo trộn này cũng làm giảm khả năng của chính quyền đưa ra những chiến lược dài hơn cho các vấn đề toàn cầu. Dĩ nhiên là vị trí lãnh đạo của nước Mỹ trên bản đồ thế giới theo đó cũng bị lung lay.

Ở khu vực Đông Nam Á, điều này thể hiện rõ nét ở vai trò của nước Mỹ trong các cuộc thảo luận về các vấn đề của khu vực thường có xu hướng tập trung vào hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông.

Dĩ nhiên các cuộc tuần tra này là một phần quan trọng trong việc gia tăng sự hiện diện của hải quân Mỹ tại khu vực để thực hiện các cam kết của nước Mỹ. Hải quân của Mỹ được coi là sắp hoàn thành 900 giờ tuần tra tại Biển Đông vào năm 2017, tăng từ đỉnh điểm là 700 giờ vào thời điểm cuối của Chính quyền Obama. Với tốc độ này, tính trung bình mỗi ngày có đến hơn hai tàu hải quân của Mỹ ở Biển Đông.

Nhưng đề cập đến tuần tra vì tự do hàng hải mà không có những cuộc đối thoại về chiến lược thì cũng giống như là “cầm đèn chạy trước ô tô”. Ngoài việc tình hình bên trong nước Mỹ đang rối ren, việc không có một chiến lược cho Biển Đông cũng đặt ra câu hỏi về tầm quan trọng của khu vực này đối với nước Mỹ.

Sự thật là lợi ích và cam kết của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á nói chung luôn là những chủ đề tranh cãi ngoài hành lang của những người nắm quyền lực tại Washington kể từ sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam vào năm 1973. Kể cả khi có sự đồng thuận cho rằng Biển Đông ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của Mỹ, câu hỏi tiếp theo vẫn là Biển Đông nằm ở đâu trong mức độ ưu tiên về chính sách đối ngoại của Mỹ?

Các con số có thể trả lời được phần nào. Mỹ đã chi 425 triệu USD trong 5 năm cho Sáng kiến An ninh hàng hải nhằm tăng cường năng lực hàng hải của các đối tác Đông Nam Á. Để so sánh, mỗi năm đã chi hơn 10 tỷ USD cho riêng Afghanistan. Nói cách khác, về mặt chi phí, Mỹ không coi trọng Biển Đông. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là Mỹ nên đặt Biển Đông vào ưu tiên cuối cùng trong các ưu tiên về đối ngoại.

Ngược lại, có đủ lý do để cho rằng Mỹ nên coi vai trò của nước này tại khu vực Biển Đông là rất quan trọng, không phải với tư cách là một nước tranh chấp mà là một trong những bên liên quan. Dĩ nhiên không chỉ Mỹ quan tâm tới tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Biển Đông. Nếu tình hình không được kiểm soát, nguyên tắc tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông có thể bị đe doạ, ảnh hưởng lớn tới thương mại hàng hải của các đối tác của Mỹ. Giới lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ đều phát đi thông điệp: “Mỹ sẽ cử máy bay, tàu biển và hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.

Thứ hai, Mỹ thực ra luôn có mục tiêu chiến lược là ngăn chặn sự thống trị tại bất cứ khu vực nào của một nước mạnh.

Thứ ba, mặc dù Tổng thống Trump đã làm giảm vai trò của trao đổi thương mại quốc tế trong thời gian vừa qua, theo thời gian sẽ rất khó để ông Trump có thể lờ đi sự năng động và thịnh vượng kinh tế của khu vực Đông Á, hoặc phủ nhận rằng việc tham gia sự năng động và thịnh vượng này sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho chiến dịch “Nước Mỹ trước tiên” mà ông Trump khởi xướng và muốn đẩy mạnh.

Năm trụ cột chính cho chiến lược của Mỹ

Vậy một chiến lược toàn diện của Mỹ tại Biển Đông nên được xây dựng trên cơ sở nào? Dưới đây là 5 mảng chính:

Dựa trên luật pháp quốc tế

Thứ nhất, chính quyền nên tìm ra cách tiếp cận vấn đề Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế cung cấp điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải, trong trường hợp bất kỳ nước tranh chấp nào ra tuyên bố về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), các hoạt động trên không vẫn có thể được tiến hành. Mỹ cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận các nguồn lực chung toàn cầu mà không bị cản trở và những tuyên bố này phải đi kèm hành động. Cùng với đó, Washington cũng cần phải chú ý những quyết định trước đây của nước Mỹ liên quan đến luật pháp quốc tế. Mỹ vẫn chưa phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là khung pháp lý đóng vai trò chủ đạo trong các tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ cũng không phê duyệt Quy chế Rome toà án hình sự quốc tế mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng dự thảo này. 
Thực ra với UNCLOS, ít nhất Mỹ đã tuân thủ các nguyên tắc của nó. Nhưng một số quyết định của Mỹ liên quan tới luật pháp quốc tế cũng phủ một bóng đen lên tinh thần lãnh đạo của nước Mỹ và trật tự quốc tế dựa trên hệ thống luật pháp. Cũng cần nói thêm rằng Trung Quốc chưa bao giờ bỏ qua cơ hội nhắc nhở nước Mỹ về thái độ này.

Chính sách ngăn chặn và các biện pháp phi quân sự

Nếu hệ thống luật quốc tế tạo thành mũi nhọn đầu tiên của một chiến lược toàn diện của Mỹ ở Biển Đông, chính sách ngăn chặn nên là vấn đề ưu tiên thứ hai.

Sau phán quyết của Toà Trọng tài ngày 12/7/2016 về Biển Đông, một số người cho rằng tính pháp lý của các cấu trúc địa hình ở quần đảo Trường Sa đã được làm rõ, do đó không cần thiết phải có các cuộc tuần tra. Nhưng thực tế thì không phải vậy.

Hơn thế nữa, quan điểm này cũng coi nhẹ giá trị về chính sách ngăn chặn mà các cuộc tuần tra mang lại. Đây là một công cụ cần thiết mặc dù không hoàn hảo để ngăn chặn các nước đang tranh chấp đưa ra toà các yêu sách hoặc ngăn chặn việc sử dụng biện pháp quân sự. Để đạt được mục đích đó, hải quân Mỹ nên tiếp tục duy trì sự hiện diện tại Biển Đông.

Tuy nhiên, chính sách ngăn chặn không chỉ nên giới hạn ở việc tuần tra trên biển hay ngăn chặn việc phải sử dụng các biện pháp quân sự là không đủ. Các biện pháp phi quân sự cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Vì lý do này, bắt buộc phải có sự hiện diện của hải quân và việc này phải được triển khai đồng bộ với các biện pháp kinh tế và ngoại giao. Nếu không có chiến lược cụ thể, e rằng Mỹ cũng tạo ấn tượng rằng nước Mỹ cũng góp phần vào việc "quân sự hóa" Biển Đông.

Các biện pháp kinh tế để tháo gỡ tình hình tại Biển Đông không được nghiên cứu sâu chứ chưa nói đến được sử dụng một cách hiệu quả. Rất đáng ngạc nhiên là Sáng kiến hạ lưu sông Mekong của Chính quyền Obama nhằm tăng cường tiềm năng kinh tế của tiểu vùng sông Mekong được bắt đầu rất hoành tráng nhưng cuối cùng thì lại không đạt được kết quả gì đáng kể. Vấn đề ở đây là các chính sách kinh tế không những là một biện pháp ngăn chặn tốt mà nếu được thực hiện hiệu quả còn có thể làm lợi cho nền kinh tế Mỹ. Mặc dù Trung Quốc đã có những tiến bộ rõ rệt, nhưng Mỹ vẫn giữ vị trí là nền kinh tế lớn nhất thế giới với sự độc tôn về công nghệ. Việc sử dụng hiệu quả các biện pháp kinh tế còn cho thấy Mỹ là đối tác kinh tế đáng tin cậy của Đông Nam Á, điều này có thể giúp Mỹ có thêm điểm tựa trong các cuộc thảo luận nhiều bên về các vấn đề an ninh trong khu vực.

Cuối cùng, cho dù đang nói về việc ngăn chặn quân sự hay phi quân sự, Mỹ phải đưa ra thông điệp rõ ràng về những gì mà nước này có thể làm để đối phó với các hành động cụ thể của bất kỳ nước nào tranh chấp ở Biển Đông và chứng tỏ quyết tâm cần thiết để xua tan hoài nghi về việc Mỹ không có chính sách rõ ràng tại khu vực này. Nếu không, sự tín nhiệm của Mỹ cũng bị đe doạ.

Động lực khuyến khích

Các biện pháp ngăn chặn có thể cùng tồn tại với sự hợp tác, vì vậy mặc dù cần phải mạo hiểm tại Biển Đông để cho các biện pháp ngăn chặn trở nên hiệu quả, cũng cần thiết phải có các động lực để các bên kiềm chế. Một cách hữu ích để giải quyết là đặt vấn đề Biển Đông trong bối cảnh quan hệ kinh tế và thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ. Điều này có thể được thực hiện một cách chiến lược, chứ không phải với mục tiêu là lấy Biển Đông ra làm đòn bẩy hay để mặc cả, như một số bên lo ngại, và tạo cho Trung Quốc động lực để giữ nguyên hiện trạng ở Biển Đông mà không làm ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ hay động chạm đến các vấn đề nhạy cảm của các tuyên bố chủ quyền.

Cam kết ngoại giao

Điều này liên quan tới điểm thứ tư - thúc đẩy cam kết ngoại giao. Mặc dù việc các quan chức từ nội các của ông Trump đã có những phát biểu không tích cực liên quan tới Đông Nam Á, trao đổi ở cấp cao với các đối tác Đông Nam Á vẫn cần được tăng cường. Thật không may, hiện tại có ít sự tương tác ở cấp cao giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực, với số lượng đáng kể các vị trí liên quan tới Đông Nam Á vẫn còn trống trong Chính quyền Trump.

Giữ ASEAN ở vị trí trung tâm

Cuối cùng, Mỹ nên lưu ý rằng bất kỳ cách tiếp cận nào đối với Biển Đông sẽ không vượt qua được ASEAN. Điều này có nghĩa là việc Washington xây dựng bất kỳ chính sách nào đối với Biển Đông sẽ phải có sự tham vấn từ các quốc gia ASEAN. Bằng cách này, Washington cũng sẽ đưa ra các tín hiệu đúng với tư cách là một cường quốc bên ngoài, không yêu sách, quan tâm đến các vấn đề an ninh khu vực, sẵn sàng lắng nghe và xem xét các quan điểm của Đông Nam Á.

Joseph Chinyong Liow, hiệu trưởng và là giáo sư về chính trị và quốc tế tại Trường Nghiên cứu quốc tế RSIS, Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore. Bài viết được đăng trên The Straits Times.

Trần Quang (gt)
Theo Nghiên Cứu Biển Đông

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958