rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý 12-09-2017

  • Cập nhật : 12/09/2017

Ấn Độ “sẵn sàng cho hai cuộc chiến” với Trung Quốc và Pakistan

Ấn Độ kiên trì chuẩn bị cho hai cuộc chiến tranh tiềm tàng với Trung Quốc và Pakistan, muốn mua sắm xe tăng hạng nhẹ dùng để tác chiến ở khu vực cao nguyên đối phó Trung Quốc.

tham muu truong luc quan an do bipin rawat (trai). anh: afp.

Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Bipin Rawat (trái). Ảnh: AFP.

Kiên trì chuẩn bị cho “2 cuộc chiến tranh”
Tờ Đại kỷ nguyên dẫn lời Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ Bipin Rawat ngày 6/9 phát biểu tại “Trung tâm nghiên cứu tác chiến mặt đất” (The Centre for Land Warfare Studies) cho biết Ấn Độ cần làm tốt chuẩn bị cho 2 cuộc chiến tranh tiềm tàng (đối phó với Trung Quốc và Pakistan). Bởi vì, Trung Quốc đang lên gân, mặt khác hy vọng hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan là xa vời.
Tướng Bipin Rawat khẳng định Trung Quốc bắt đầu khoe cơ bắp, thông qua chiến lược “cắt xúc xích”, dùng phương thức “tiệm tiến” để chiếm lãnh thổ Ấn Độ, thách thức giới hạn của Ấn Độ. 
Đề cập đến đối đầu Doklam giữa Trung - Ấn ở Doklam vừa qua, tướng Bipin Rawat cho rằng tình hình biên giới miền bắc có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời gian và không gian, nhưng cũng có thể dần dần xảy ra xung đột lớn hơn, thậm chí chiến tranh toàn diện. Pakistan có thể lợi dụng tình hình này để chiếm lợi thế (và tấn công Ấn Độ).
Năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh. Trong khi đó, từ năm 1947 đến nay, Ấn Độ và Pakistan đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh, trong đó có 2 cuộc chiến xảy ra ở khu vực Kashmir. Ba nước này đều sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tướng Bipin Rawat cho rằng khả năng răn đe tin cậy hoàn toàn không loại trừ được mối đe dọa chiến tranh. “Vũ khí hạt nhân là vũ khí răn đe”, nhưng nếu vũ khí hạt nhân có thể ngăn chặn chiến tranh, thì sẽ làm cho các nước không dám phát động chiến tranh. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình thực tế của Ấn Độ, điều này có thể không phải là sự thực. 
Tướng Bipin Rawat tái khẳng định, Ấn Độ phải làm tốt chuẩn bị, lục quân cần duy trì khả năng tấn công các mối đe dọa từ bên ngoài.
xe tang t-90s cua luc quan an do.

Xe tăng T-90S của Lục quân Ấn Độ.

Ấn Độ muốn mua xe tăng hạng nhẹ mới
Báo chí Mỹ gần đây dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho hay lục quân Ấn Độ đã có kế hoạch mua sắm một lô xe tăng hạng nhẹ mới. Đây là một trong những biện pháp đáp trả Trung Quốc thử xe tăng hạng nhẹ tự chế mới ở khu vực cao nguyên vào tháng 7/2017. Đó cũng là một trong những biện pháp dự phòng trước khả năng xảy ra xung đột với Trung Quốc ở khu vực biên giới - cao nguyên.
Được biết, xe tăng hạng nhẹ tự chế của Trung Quốc có thể trang bị một khẩu pháo 105 mm và động cơ 1.000 mã lực.
Hiện nay lục quân Ấn Độ chủ yếu trang bị 3 loại xe tăng chiến đấu lần lượt là T-72, T-90 do Nga chế tạo và xe tăng Arjun tự chế.
Do 3 loại xe tăng này đều dùng để tác chiến ở khu vực sa mạc tiếp giáp với Pakistan, trọng lượng đầy đủ khi chiến đấu của chúng trên 50 tấn, đều không thích hợp với tác chiến ở cao nguyên, miền núi.
Lục quân Ấn Độ cho biết họ cần một loại xe tăng hạng nhẹ kiểu mới, có thể thông qua vận chuyển đường không, triển khai ở khu vực cao nguyên đông bắc. Một quan chức lục quân Ấn Độ nói: "Thứ tự nhu cầu tác chiến đối với loại xe tăng này là có thể triển khai nhanh chóng, khả năng bảo vệ và hỏa lực cơ động".
Các tính năng cụ thể hơn gồm có trọng lượng đầy đủ khi chiến đấu của loại xe tăng hạng nhẹ này giữ ở mức 22 tấn, có thể tác chiến ở khu vực cao nguyên cao 3.000 m so với mặt nước biển. 
Về nhu cầu hỏa lực, pháo chính của loại xe tăng này phải có tầm bắn đạt 2.000 m và gây thiệt hại được cho xe tăng chiến đấu và xe bọc thép trang bị thiết giáp hạng nặng và phức hợp của quân địch, đồng thời phải phóng được đạn chống giáp và tên lửa.
Một chuẩn tướng nghỉ hưu Ấn Độ cho biết: "So với xe tăng cải tiến T-72, loại xe tăng hạng nhẹ có thể tác chiến ở khu vực cao nguyên là một sự lựa chọn tốt hơn của lục quân Ấn Độ".
Vừa qua, đối đầu căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Doklam đã kéo dài gần 10 tuần (73 ngày), là đối đầu chiến lược dài nhất trong vài chục năm qua giữa hai nước. Chỉ đến khi chuẩn bị diễn ra Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2017, hai bên mới đạt được thỏa thuận rút quân, thực chất là Trung Quốc không muốn hội nghị này bị đổ vỡ.
nguoi phat ngon bo ngoai giao trung quoc canh sang. anh: fmprc.gov.cn

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. Ảnh: fmprc.gov.cn

Trung Quốc muốn “chung sống hòa bình”?
Đối với những phát biểu cứng rắn “chuẩn bị cho 2 cuộc chiến tranh tiềm tàng” của tướng Bipin Rawat, ngày 7/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết phát biểu này không biết có được cho phép hay không, là lập trường của cá nhân hay đại diện cho Chính phủ Ấn Độ.
Theo Cảnh Sảng, Trung Quốc và Ấn Độ là láng giềng quan trọng, cũng là hai nước phát triển và mới nổi lớn nhất. Một mối quan hệ lành mạnh, ổn định phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, cũng là mong muốn chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.
Cảnh Sảng cho biết khi gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Hạ Môn vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ cần coi nhau là cơ hội phát triển, mong muốn Ấn Độ nhìn nhận đúng đắn sự phát triển của Trung Quốc. Cần cho thế giới thấy rằng chung sống hòa bình, hợp tác cùng thắng là lựa chọn đúng đắn duy nhất của hai nước. Hai bên cần tôn trọng nhau, cầu đồng tồn dị, bảo vệ tốt hòa bình, an ninh khu vực biên giới.
Cảnh Sảng yêu cầu quan chức quân đội Ấn Độ nhìn rõ trào lưu lịch sử, làm nhiều việc có lợi và nói nhiều lời có lợi cho phát triển quan hệ Trung - Ấn.
Được biết, tại Trung Quốc vừa qua, ông Narendra và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý rằng duy trì hòa bình là điều kiện tiên quyết của phát triển quan hệ Trung - Ấn, nhất trí xây dựng quan hệ “hướng tới tương lai” giữa hai nước.(Viettimes)
--------------------

Cựu Tổng thống Gruzia Saakashvili vượt biên vào Ukraine bất chấp bị cấm đoán

Cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili và đám đông ủng hộ đã đi qua biên giới với Ba Lan để vào Ukraine hôm Chủ nhật (10/9) bất chấp việc ông này đang mâu thuẫn sâu sắc với chính quyền Kiev.

Reuters đưa tin cho biết, ông Saakashvili đã bước đi trong tiếng hô của người ủng hộ “chiến thắng” và “vinh quan cho Ukraine”. Ông Saakashvili trở về Ukraine bất chấp việc bị chính đồng minh cũ của ông  - Tổng thống Petro Poroshenko tước quyền công dân, ra lệnh bắt giữ và trục xuất.

ong saakashvili trong vong vay nguoi ung ho o bien gioi ba lan - ukraine. anh: reuters.

Ông Saakashvili trong vòng vây người ủng hộ ở biên giới Ba Lan - Ukraine. Ảnh: Reuters.

Năm 2014, ông Poroshenko đã mời Saakashvili tới Ukraine làm Thống đống bang Odessa. Đến tháng 11/2016, ông Saakashvili từ bỏ chức thống đốc, quay lại cáo buộc Poroshenko ủng hộ tham nhũng.

Hàng ngàn người ủng hộ ông Saakashvili đã tập trung tại biên giới với Ba Lan hôm Chủ nhật, trong khi các nhà lập pháp nổi tiếng, bao gồm cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, đã đi cùng ông từ Ba Lan.

Ông Saakashvili cố băng qua biên giới bằng tàu hỏa nhưng tàu đã không rời trạm tại thị trấn Przysl ở Ba Lan. Người phụ trách ga cho biết, bà bị các nhà chức trách yêu cầu dừng chuyến xe lửa chở ông Saakashvili. Sau đó, ông Saakashvili đi xe buýt đến biên giới, bị lính gác chặn tại đây. Những người ủng hộ đã vượt qua rào cản này và hộ tống ông đi qua biên giới.

"Tôi đến với hộ chiếu Ukraine của tôi, tôi muốn xuất trình hộ chiếu của tôi và đưa ra một tuyên bố", Saakashvili nói với những người ủng hộ sau khi vượt qua cổng biên giới, "Thay vào đó, chính quyền đã sắp xếp trò hề này”.

Người phát ngôn của Tổng thống Poroshenko đã không trả lời các yêu cầu bình luận.

"Đám đông đã vượt qua trạm kiểm soát Shehyni", Oleh Slobodyan - phát ngôn viên của dịch vụ biên giới Ukraine, viết trên Facebook cho biết, "Cuộc chiến bắt đầu. Thật khó để dự đoán hậu quả của tình huống này".

Một tuyên bố của cơ quan biên giới cho biết một số cảnh sát và biên phòng đã bị thương trong vụ đụng độ và nói rằng một nhóm người không rõ tên tuổi, đã vượt biên giới bất hợp pháp.

Saakashvili nắm quyền ở Gruzia sau một cuộc nổi dậy ủng hộ phương Tây, được gọi là Cuộc cách mạng Hoa hồng, vào năm 2003. Người đàn ông 49 tuổi này hiện đang bị buộc tội hình sự ở Gruzia. Ông Saakashvili phản đối tuyên bố đó, cho rằng mình bị kết tội vì những lý do chính trị.

Chỉ sau hơn 1 năm phục vụ cho chính phủ Ukraine, ông Saakashvili đã trở thành một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất chính quyền của Tổng thống Poroshenko, luôn nghi ngờ các cam kết của phương Tây là để hỗ trợ cho chính phủ tham nhũng.

Ông Saakashvili buộc tội các nhà chức trách Ukraine sử dụng các chiến thuật gây áp lực ngăn cản ông quay trở lại Kiev, nơi ông khởi động một chiến dịch nhằm phế truất Poroshenko.

Phát biểu với các phóng viên ở Rzeszow, một thành phố của Ba Lan, Saakashvili cho biết ông Poroshenko xem ông như một "mối đe dọa hiện hữu".

"Dường như ông ta đang cố thoát khỏi một đối thủ chính trị và cho dù ông ta nói bao nhiêu lần tôi không phải là mối nguy hiểm cho ông ta, mọi hành động và của ông Poroshenko đều đi ngược lại lời nói. Và rõ ràng, ông ta coi tôi là một mối nguy hiểm lớn và hiện hữu", ông nói.(Infonet)
--------------------------

LHQ kêu gọi Mỹ công nhận 'tư cách pháp lý lâu dài' đối với người nhập cư

Ngày 11/9, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Zeid Ra'ad Al Hussein đã bày tỏ quan ngại trước việc Washington quyết định chấm dứt chương trình tạm hoãn trục xuất hàng trăm nghìn người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ từ khi còn nhỏ (gọi tắt là DACA), cho rằng những đối tượng này cần được công nhận "tư cách pháp lý lâu dài".

Phát biểu mở màn phiên họp lần thứ 36 của Hội đồng Nhân quyền ở Geneva (Thụy Sĩ), ông Al Hussein đã chỉ ra những bằng chứng cho thấy những tác động tích cực của chương trình DACA đối với cuộc sống của hàng trăm nghìn người nhập cư trẻ tuổi, cũng như với nền kinh tế và xã hội Mỹ. Ông bày tỏ hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ công nhân "tư cách pháp lý lâu dài" đối với những đối tượng vốn được hưởng lợi từ DACA. 

Bên cạnh đó, ông Al Hussein cũng lo ngại về thực trạng bắt giữ và trục xuất những người nhập cư đã định cư lâu dài và có lý lịch tốt đang ngày càng gia tăng tại Mỹ. Ông cho biết số trường hợp bắt giữ những người nhập cư chưa từng phạm tội trong 5 tháng đầu năm nay cao hơn 155% so với cùng kỳ năm ngoái.

cao uy lien hop quoc ve nhan quyen zeid ra'ad al hussein. anh: reuters

Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Zeid Ra'ad Al Hussein. Ảnh: REUTERS

 

Quan chức LHQ này cũng tái khẳng định sự quan ngại đối với chủ nghĩa bài Do thái và nạn phân biệt chủng tộc nổi lên trong vụ bạo động vừa qua tại thành phố Charlottesville, bang Virginia của Mỹ. 

 

Ngày 5/9, bất chấp những lời cảnh báo của các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định bãi bỏ DACA và kêu gọi Quốc hội thông qua cải cách luật nhập cư trên diện rộng, coi đây là cơ hội để Quốc hội thật sự hành động. 

Với quyết định này, hàng trăm nghìn người nhập cư đang ở độ tuổi 20 sẽ có từ 6 đến 24 tháng trước khi chính thức bị coi là nhập cư bất hợp pháp và phải đối mặt với lệnh trục xuất. Quyết định đã vấp phải sự phản đối của dư luận trong nước và các nước khu vực Mỹ Latinh như Mexico, El Salvador, Guatemala và Honduras - vốn có số lượng lớn công dân thuộc diện được DACA bảo trợ. 

Chương trình DACA được thông qua theo sắc lệnh hành chính năm 2012 của cựu Tổng thống Barack Obama trao quyền cư trú tạm thời và các ưu tiên việc làm cho những đối tượng đến Mỹ bất hợp pháp khi chưa đủ 16 tuổi. Chương trình này cho phép những người nhập cư dưới 31 tuổi, đến Mỹ từ khi còn là một đứa trẻ có thể nộp đơn xin hoãn trục xuất, có nghĩa chính phủ sẽ không trục xuất họ trong 2 năm và cho họ cơ hội làm việc hợp pháp ở Mỹ. 

Những người này có thể tái nộp đơn xin DACA nếu họ vẫn đáp ứng yêu cầu. Cơ quan Di trú và công dân sẽ quyết định từng trường hợp có thể ở lại hay không. Tuy nhiên, trong thông báo bãi bỏ DACA, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions lập luận rằng chương trình này là vi hiến và đã khiến việc làm của hàng trăm nghìn người Mỹ rơi vào tay những người nhập cư bất hợp pháp. 

Số người nhập cư trẻ tuổi đăng ký tại Mỹ hiện là khoảng 800.000 người, tuy nhiên, ước tính còn một khoảng tương đương số những người nhập cư trẻ tuổi không đăng ký với chính quyền.(TTXVN)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958