Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Hai thỏa thuẩn tỷ đô liên tiếp đổ vỡ - Sáng kiến thế kỷ của Trung Quốc lộ vấn đề nghiêm trọng
Tin thế giới đáng chú ý 22-11-2017
- Cập nhật : 21/11/2017
Ấn Độ bắt công dân Trung Quốc lảng vảng gần căn cứ quân sự
Một người Trung Quốc đang bị thẩm vấn tại cơ quan tình báo Ấn Độ sau khi xuất hiện với hành động khả nghi bên ngoài khuôn viên của căn cứ quân sự Agra, bang Uttar Pradesh.
Theo trang tin India Today, một quan chức cảnh sát cho hay công dân Trung Quốc, theo tên trên hộ chiếu là Yan Hi Bo, đã nhập cảnh vào ngày 24.10 theo thị thực du lịch có thời hạn đến ngày 12.2.2018.
Lính gác tại căn cứ Agra đã chặn ông này vào tối 18.11 sau khi phát hiện Yan chạy xe đạp quanh Kho Quân nhu Trung tâm của căn cứ và chuyển giao kẻ tình nghi cho phía cảnh sát.
Khi bị bắt, Yan dường như có tâm thần không ổn định, và có vẻ không làm vệ sinh cá nhân suốt nhiều ngày, buộc cảnh sát phải cho ông này tắm táp sạch sẽ trước khi thẩm vấn.
Thế nhưng, đây cũng là điểm gây nghi ngờ cho các nhà điều tra về động cơ thực sự của Yan, nhất là khi đối tượng được phép nhập cảnh tại quốc gia Nam Á suốt nhiều tháng.
Giới hữu trách đã thông báo vụ việc cho sứ quán Trung Quốc tại New Delhi để phối hợp điều tra.(thanhnien)
---------------------------
Mỹ đưa Triều Tiên vào danh sách tài trợ khủng bố
Theo Reuters, tổng thống Donald Trump đã tuyên bố về việc quyết định đưa Triều Tiên vào danh sách các nước tài trợ khủng bố vào ngày 20-11.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Rex Tillerson trong cuộc họp nội các ngày 20-11-2017. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc họp tại Nhà trắng, ông Trump cho biết ngày 21-11 sẽ công bố thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillersoncho biết việc đưa Triều Tiên vào danh sách các nước tài trợ khủng bố sẽ giúp ngăn cản các bên thứ ba ủng hộ Bình Nhưỡng.
"Hiệu quả thực tế của nó là ... có thể nó sẽ làm gián đoạn và làm cho một số hoạt động nhất định với Bắc Triều Tiên của bên thứ ba vì nó áp đặt thêm một số lệnh cấm với một số hoạt động mà các biện pháp trừng phạt hiện tại không thể áp dụng".
Như vậy, các công ty nước ngoài làm ăn với đất nước có tên trong danh sách này sẽ Mỹ bị trừng phạt kinh tế.
Mỹ đang kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực lên Triều Tiên và nhiều nước đã ngừng quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng cũng như phong tỏa tài sản của cá nhân và tổ chức kinh tế từ quốc gia này. Chuyến công du châu Á vừa qua của ông Trump, cũng tập trung vào nội dung bàn về cách chống lại Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, các bên chưa đưa ra tuyên bố gì cụ thể.
Tuần trước, ông Rex Tillerson cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo Phi Châu Sáu tiếp tục hành động để gây áp lực buộc Triều Tiên chấm dứt các chương trình thử hạt nhân và tên lửa, bao gồm giảm quan hệ ngoại giao và trục xuất người lao động Triều Tiên.
Cựu Tổng thống George W. Bush đã rút tên Triều Tiên ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố năm 2008 để mở đường cho các cuộc đàm phán hạt nhân.
Trước đó, vào năm 1987, Triều Tiên bị đưa vào danh sách này sau khi đánh bom một chiếc máy bay chở khách Hàn Quốc.(tuoitre)
----------------------
Phái đoàn Trung Quốc kín tiếng sau khi rời Triều Tiên
Phái đoàn Trung Quốc viếng thăm Triều Tiên đã lên đường về nước nhưng vẫn “im hơi lặng tiếng” về việc liệu họ có gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hay không.
Ngày 20-11, phái đoàn đặc biệt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc chuyến thăm bốn ngày tại Triều Tiên. Tuy nhiên, cho đến nay họ không đề cập liệu đã có cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hay không, theo nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP).
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã chỉ tường thuật rằng đặc phái viên Tống Đào đã gặp các quan chức Triều Tiên ở Bình Nhưỡng và thảo luận về mối quan hệ giữa hai nước cũng như tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Tân Hoa xã, ông Tống cũng tóm tắt cho các quan chức Triều Tiên về đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vừa qua. Hai bên đã cam kết “tăng cường liên lạc giữa hai đảng để thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên”, báo cáo của Tân Hoa xã viết.
Đặc phái viên Trung Quốc Tống Đào (phải) gặp Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-hae. Ảnh: YONHAP
Sau khi bay tới thủ đô Bình Nhưỡng hôm 17-11, ông Tống đã có cuộc đối thoại với Choe Ryong-hae, Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên và cũng được xem là cánh tay đắc lực của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đặc phái viên Trung Quốc cũng có cuộc gặp với ông Ri Su-yong, quan chức đối ngoại cấp cao nhất của Triều Tiên.
GS Wang Sheng chuyên về Triều Tiên học tại ĐH Cát Lâm (Trung Quốc) nhận định những bất đồng giữa Trung Quốc và Triều Tiên có thể được thấy rõ thông qua chuyện Bắc Kinh không đề cập liệu ông Tống có gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hay không.
“Rõ ràng phía Trung Quốc và Triều Tiên đã không đạt được sự đồng thuận về cách thức giải quyết các vấn đề liên quan tới vũ khí hạt nhân. Trung Quốc dường như đã nhất trí với Mỹ về việc trừng phạt Triều Tiên trong khi Bắc Kinh vẫn hy vọng có các cuộc đối thoại hòa bình. Tuy nhiên, có thể ông Kim không chấp nhận đề xuất này và Triều Tiên có một cái tôi khá lớn” - GS Wang nói.
Tuy nhiên, ông Wang cho biết không phải vì chuyện cuộc gặp trên không diễn ra mà đi đến kết luận quan hệ Trung-Triều đã hoàn toàn xấu đi. “Đây là một cuộc gặp giữa hai đảng. Mục đích chính của Trung Quốc là thông báo cho Triều Tiên về tư tưởng mới của Tập Cận Bình cũng như kết quả của đại hội đảng 19”.
Trong khi đó, ông Tong Zhao, nhà nghiên cứu tại Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, nhận định cuộc gặp giữa ông Tống với các quan chức Triều Tiên trong suốt “chuyến thăm khá dài” này cho thấy Bình Nhưỡng muốn duy trì quan hệ ổn định và tích cực với Bắc Kinh.
Trước khi rời khỏi Triều Tiên hôm 20-11, ông Tống đã viếng lăng của hai cố lãnh đạo Triều Tiên là Kim Nhật Thành và Kim Jong-il. Theo ông Tong, nếu quả thật ông Tống đã không gặp ông Kim Jong-un, điều đó cho thấy Triều Tiên không muốn đối mặt thêm áp lực từ Trung Quốc. Đồng thời, nó cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc tại Triều Tiên đã giảm đi.(PLO)
-------------------------
Mắt thần Nga “ngắm” chiến hạm tàng hình Pháp từ eo Bosphorus
Giới chuyên gia Nga cho biết, dù có tàng hình thế nào, các chiến hạm phương Tây vẫn hiện rõ mồn một trước radar Nga, từ cách xa hàng trăm km.
Nguồn tin từ lực lượng hải quân NATO ngày 20/11 thông báo rằng, tàu hộ vệ tối tân F-710 La Fayette của Pháp hôm 20/11 đã vào trong hải phận Biển Đen. Tàu này được tuyên bố là chế tạo theo công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, có khả năng mang các tên lửa chống hạm rất mạnh mẽ.
Cũng trong ngày 20/11, nguồn tin trong cơ quan chính phủ trên bán đảo Crimea thông báo rằng, dù được ra sức quảng cáo phô trương là chế tạo theo công nghệ “tàng hình”, tàu hộ vệ La Fayette của Pháp vẫn không thể thoát khỏi lưới quét theo dõi từ trạm radar thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga.
Nguồn tin nhấn mạnh, các phương tiện vô tuyến điện tử của Hải quân Nga đã “tháp tùng” chiếc tàu hộ vệ lớp Floréal do Hãng DCNS - Pháp chế tạo, ngay khi nó còn đang hải hành trong eo biển Bosphorus, chưa vào tới Biển Đen.
Người cung cấp tin cho hãng thông tấn Nga Sputnik cho biết, bất kể công nghệ “tàng hình” của con tàu được quảng bá là tối tân đến đâu, các “mắt thần” của radar Nga vẫn đủ sức nhìn thấy các tàu thuộc lớp này ở khoảng cách xa tới hàng trăm cây số.
“Công nghệ tàng hình mà người ta tung hô đã vấp phải sức mạnh của ngành công nghiệp điện tử Nga. Tàu khu trục La Fayette đã bị phát hiện ngay khi nó vượt qua Bosphorus, đèn hiệu của radar Nga đã sáng lên trên màn hình vô tuyến của bộ phận trinh sát điện tử thuộc Hạm đội Biển Đen” - nguồn tin cho biết.
Ông này nói thêm rằng hiện tại tàu Hải quân Pháp đang di chuyển trong sự “tháp tùng” của các phương tiện trinh sát và theo dõi điện tử của Hạm đội Biển Đen. Ngoài ra, hạm đội này cũng đã điều một tàu hải quân thường trực để theo dõi con tàu của Pháp.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên chiếc tàu hộ vệ của Pháp tiến vào hải quân Biển Đen. Hồi tháng 3 năm nay, La Fayette đã vào vùng biển này để tiến hành các hoạt động tuần tiễu và huấn luyện chung với hải quân các nước NATO trong khu vực như Bulgaria, Romania…
Chiến hạm tàng hình lớp Floréal mang số hiệu F-710 La Fayette của Pháp
Theo quy định của Công ước Montreux 1936, các tàu thuyền có lượng giãn nước trên 45.000 tấn sẽ không được phép đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ; đồng thời, tàu thuyền của các nước không phải ở Biển Đen sẽ chỉ được lưu trú không quá 21 ngày.
Do đó, lợi dụng quy chế này các chiến hạm Mỹ-NATO đã tìm cách lách luật. Cứ hết 21 ngày, các chiến hạm Mỹ-NATO rời khỏi lãnh hải Biển Đen cho có lệ rồi chúng lại ngay lập tức quay vào tiếp tục hoạt động, khiến Nga rất bực tức.
Giới chức lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga cáo buộc Mỹ-NATO tăng cường sự hiện diện hải quân tại Biển Đen. Các nhóm hải quân thường trực của liên minh thường xuyên ra vào vùng biển này, tăng cường tập trận, tổ chức thu thập thông tin tình báo nhằm vào Hạm đội Biển Đen.
Giới chức lãnh đạo Hải quân và các chuyên gia quân sự Nga thậm chí còn cảnh cáo rằng, các chiến hạm Mỹ-NATO sẽ bị tiêu diệt chỉ trong vài phút, nếu xảy ra xung đột ở Biển Đen.
Phó Chủ tịch Liên minh các cựu chiến binh Nga, nguyên chỉ huy lực lượng bờ biển của Hạm đội Biển Đen, Thiếu tướng Vladimir Romanenko tuyên bố rằng, các hệ thống tên lửa chống hạm của Hạm đội Biển Đen Nga hiện thuộc loại mạnh nhất thế giới, với các tên lửa Kalibr, Bal-E, Oniks…, đủ sức đánh bại mọi lực lượng hải quân thù địch.
Theo ông, thậm chí là tàu chiến Mỹ-NATO chỉ có vài phút để tồn tại trong Biển Đen, bởi vì các tổ hợp tên lửa của hạm đội Nga và từ một số hướng khác sẽ không cho phép các tàu này có điều kiện thực hiện được một phần nhỏ những nhiệm vụ tác chiến của chúng trong vùng biển này.(Baodatviet)