Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Thủ tướng Hunsen thách thức Mỹ cắt viện trợ cho Campuchia
Tin thế giới đáng chú ý sáng 22-11-2017
- Cập nhật : 22/11/2017
Ukraine tự tin đầy kinh nghiệm chống Nga
Kiev tự tin bề dày kinh nghiệm chống Nga có thể trao đổi lấy vũ khí sát thương của Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavel Klimkin hôm chủ nhật cho hay, vấn đề viện trợ vũ khí sát thương của Mỹ cho Kiev sẽ được thực hiện theo nguyên tắc trao đổi.
Theo đó, Kiev sẽ nhận vũ khí của Washington và đổi lại sẽ cung cấp kinh nghiệm đối phó với Nga cho các đối tác Mỹ.
"Chúng tôi cần tất cả các thiết bị, hỗ trợ hậu cần và đào tạo, đặc biệt là điều đó mang lại lợi ích cho cả hai bên: chúng tôi sẽ chuyển giao cho họ kinh nghiệm chiến đấu chống Nga" - Ngoại trưởng Ukraine nói về thỏa thuận có thể trao đổi.
Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin trong lần gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp tại Nhà Trắng.
Những vũ khí mà Ukraine mong muốn là các hệ thống chống tên lửa, máy bay không người lái và phương tiện chiến tranh mạng.
Nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã đề nghị Tổng thống Donald Trump cung cấp cho Ukraine một khoản tài trợ trị giá 47 triệu USD để mua các hệ thống tên lửa Javelin.
Để đổi lại, Ngoại trưởng Klimkin cho rằng, những kinh nghiệm chống Nga mà Ukraine có được sẽ được trao đổi với Mỹ. Những kinh nghiệm này không chỉ về tổ hợp tên lửa Javelin, "mà là trong tất cả mọi lĩnh vực".
Bề dày kinh nghiệm chống Nga của Ukraine
Dù đã có những bước tiến mới, chính quyền Kiev vẫn phải chờ quyết định của Tổng thống Mỹ mới có khả năng nhận được gói viện trợ. Kiev đã không thành công trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí sát thương từ Mỹ trong suốt 3 năm qua.
Phía Ukraine đã nhắc tới điều kiện trao đổi cho một thỏa thuận hợp tác đôi bên cùng có lợi nhằm hối thúc Tổng thống Donald Trump ký quyết định viện trợ hệ thống tên lửa Javelin. Ngoài ra, Kiev cũng muốn nhận nhiều thêm nữa các gói vũ khí sát thương.
Ukraine chắc chắn đã rất tự tin với bề dày các kinh nghiệm đối phó với nước Nga đã tích lũy được trong suốt cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra từ năm 2014.
Chiều dày kinh nghiệm ấy chưa rõ sẽ được lên kế hoạch trao đổi như thế nào với Mỹ khi chiến thắng chưa một lần nào gọi tên Kiev trong suốt 3 năm qua.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cùng hàng loạt các nghị sĩ Quốc hội Ukraine đã không ít lần xuất hiện trước quân đội quốc gia, tổng động viên tinh thần binh sĩ, cũng như tự hào về khả năng 'đánh bại quân đội Nga' của mình.
Trung tuần tháng 7 vừa qua, Tổng thống Petro Poroshenko đã nhận định, quân đội Ukraine, được tạo ra trong vòng ba năm trở lại đây, "hùng mạnh về tinh thần" và là một trong những quân đội hiệu quả nhất lục địa.
Ông cho biết, trước đây, quân đội Ukraine bị phương Tây đánh giá thấp bởi 50% lực lượng từng là thành viên của Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB).
Song, trong 2,5 năm gần đây, quân đội Ukraine đã thể hiện rằng họ là một lực lượng đáng tin cậy trên thế giới, "một trong những đội quân hiệu quả nhất ở châu Âu". Ở trong nước, theo lời ông Poroshenko, quân đội đã thể hiện là một lực lượng chuyên nghiệp mới.
Hồi đầu tháng 1 năm nay, Nghị sĩ Quốc hội Ukraine Andrey Teteruk tin chắc rằng, quân đội Ukraine có khả năng đánh bại quân đội Nga và thậm chí còn có dịp tổ chức cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ.
Bộ trưởng Quốc phòng Valery Geleta cũng từng hứa tại Quốc hội Ukraine hồi tháng 7/2014 rằng sẽ thực hiện cuộc diễu binh ở "Sevastopol của Ukraine".
Tuy nhiên, tới nay, các thành tích trên vẫn chỉ là câu chữ mà chưa có mục tiêu nào trở thành kết quả.
Sự tự tin vào năng lực quân đội và kỹ năng chiến đấu như vậy, Ukraine đang chứng tỏ rằng, bảo tàng khổng lồ các kinh nghiệm quý báu chống Nga sẽ là thứ mà người Mỹ có thể đánh đổi bao nhiêu vũ khí sát thương cũng không thể mua được.
Trong một tin tức đáng lo ngại về chất lượng binh sĩ Ukraine, Công tố viên quân sự chính của Ukraine Anatoly Matios đã chia sẻ về bữa ăn có bọ dành cho trường Đại học quân sự quốc gia Kharkov có thể làm giảm năng lực quân lính.
Bức ảnh đăng tải của công tố viên Ukraine trên mạng xã hội Facebook cho thấy các hình ảnh dòi và gián trong thức ăn của học viên quân sự.
Căng tin mang tên Kozhedub của trường Đại học quân sự trên đã bị phát hiện có dòi và gián trong thức ăn cho học viên.
Cuộc kiểm tra đột xuất được thực hiện trong khuôn khổ các cuộc điều tra về vụ biển thủ ngân quỹ của trường Đại học nói trên. Hiệu trưởng và Hiệu Phó đã bị bắt giữ vì nghi ngờ chiếm đoạt 2,4 triệu hryvnia (khoảng 90.700 USD).
Công tố viên Ukraine bày tỏ sự lo ngại và bức xúc: "Tôi biết rằng sau khi đăng bức ảnh trên sẽ có nhiều chỉ trích nhưng thật không thể nào chịu được. Có vẻ như các phi công quân đội trong tương lai đang được ăn chỉ dòi và gián".
Ukraine có thể nhận được tên lửa Javelin nhưng vẫn muốn nhận được nhiều viện trợ hơn từ Mỹ dưới hình thức "trao đổi kinh nghiệm".
Lời cảnh báo cho việc tham ô ngân quỹ trong quân đội Ukraine không phải là điều mới mẻ song nó ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức chiến đấu của binh sĩ.
Đặc biệt là khi, ngay cả nhà máy quốc phòng do Tổng thống Petro Poroshenko nắm giữ tới 80% cổ phần mới đây cũng dính vào vụ điều tra vì nghi ngờ cố tình nâng giá và giao sản phẩm lỗi trong thương vụ bán lo xe bọc thép không thực hiện được nhiệm vụ cho quân đội.
Những chiếc xe đặc chủng theo đó, được mua bằng tiền ngân sách, tại thời điểm mua đã ở trong tình trạng chưa hoàn thiện và không thể thực hiện đầy đủ những chức năng nhiệm vụ cần thiết.(Huy Vũ - Baodatviet.vn)
---------------------------------
Triều Tiên sẽ có tên lửa bắn tới Mỹ trong năm nay
Tình báo Hàn Quốc nhận định chương trình tên lửa đạn đạo Triều Tiên đang gặp vướng mắc về công nghệ tái nhập khí quyển sau khi đạt độ cao.
Triều Tiên rất có thể sẽ phát triển thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng bắn tới đất Mỹ trong năm nay. Đây là nhận định của Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) trong cuộc họp kín với Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc ngày 16-11,Reuters dẫn thông tin từ nghị sĩ Yi Wan-young, thành viên Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc.
Điểm vướng mắc hiện tại trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là gì? Theo NIS, đó là về công nghệ tái nhập khí quyển sau khi đạt độ cao. Nếu không thể vượt qua điểm khó này, Triều Tiên sẽ không thể phát triển thành công ICBM.
Trong tháng 7 nước này 2 lần thử tên lửa ICBM Hwasong-14. 2 lần thử đều thành công, đặc biệt trong lần thứ 2 tên lửa Hwasong-14 đã cho thấy khả năng tiềm tàng có thể bắn tới bất kỳ khu vực nào của đất Mỹ.
Tên lửa ICBM Hwasong-14 của Triều Tiên trong một vụ thử cuối tháng 7. Ảnh: AP
Để đạt tới khả năng này, Hwasong-14 cần được trang bị công nghệ tái nhập khí quyển hiệu quả. Vì ở lần thử thứ 2, tên lửa Hwasong-14 dù bay vào không gian hoàn hảo nhưng động cơ trở lại khí quyển đã nổ tung từng mảnh khi tên lửa bay xuống trở lại trái đất.
Theo NIS, các lệnh trừng phạt quốc tế của Mỹ, EU, LHQ ...đã làm chậm rất nhiều tiến trình phát triển công nghệ trở lại khí quyển cho ICBM của Triều Tiên. Ngoài ra, không chỉ công nghệ trở lại khí quyển, Triều Tiên còn gặp khó khăn để hoàn thiện một số bộ phận khác của ICBM.
Triều Tiên đã không thử thêm tên lửa từ tháng 9 đến nay. Tuy nhiên NIS cho biết đang theo dõi sát sao quá trình phát triển ICBM của Triều Tiên và chắc chắn sẽ có thêm nhiều vụ thử.
“NIS đang theo dõi chặt diễn biến, vì có khả năng Triều Tiên sẽ có thêm một loạt thử tên lửa đạn đạo trong năm nay dưới hình thức thử vệ tinh, nhằm tăng đe dọa với Mỹ” – nghị sĩ Yi Wan-young nói với các nhà báo sau cuộc họp kín với NIS.
NIS cho rằng áp lực quân sự từ Mỹ - triển khai cùng lúc 3 tàu sân bay đến bán đảo Triều Tiên, đưa máy bay ném bom chiến lược quấy rối không phận Triều Tiên – là một lý do chính khiến Triều Tiên chần chừ thử tên lửa.
Cũng theo NIS, hiện chưa có dấu hiệu rõ ràng nào về việc Triều Tiên sẽ có thêm một lần thử hạt nhân nữa, dù bãi thử Punggye-ri của nước này luôn trong tình trạng sẵn sàng cho một vụ thử bất cứ lúc nào.(PLO)
---------------------------------
Quan chức Mỹ: Nga áp đảo hoàn toàn châu Âu về quân sự
Theo hãng tin RT, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định rằng sức mạnh quân sự của Nga hoàn toàn áp đảo châu Âu và gọi Nga là “hiểm họa thực sự”.
Ông Brian Hook, Giám đốc chiến lược của Bộ Ngoại giao Mỹ và là cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Rex Tillerson cho biết: “Mối đe dọa của Nga đối với an ninh chung của phương Tây là rất rõ ràng, và các nước ở hai bờ Đại Tây Dương không được bỏ qua điều này”.
Ông cũng ví “hiểm họa” này giống như Liên Xô trước đây, và rằng “mối đe dọa này chạy từ biển Baltic tới Biển Đen”.
Theo ông Hook, khác với Liên Xô, nước Nga ngày nay “không có một hệ thống ý thức hệ có tính chất quyết định đến hành động của họ” và rằng “lợi thế về quân sự ngày nay đang thuộc về Nga”.
Ông Hook đã dẫn việc Nga có kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang cùng một loạt các cuộc diễn tập quân sự thường niên mà Quân đội Nga tiến hành trên lãnh thổ của họ một mình hoặc cùng các quốc gia đồng minh khác.
Ông đề cập đến cuộc tập trận Zapad 2017 diễn ra vào tháng 9 vừa qua, có sự tham gia của 12.700 binh sĩ, 70 máy bay quân sự, 10 tàu chiến và 680 xe quân sự mà Nga và Belarus đã thực hiện đúng theo quy tắc của NATO.
Cuộc diễn tập Zapad đã khiến nhiều quốc gia NATO và các nước đồng minh quan ngại nguy cơ bị Nga “xâm lược”. Sau khi cuộc diễn tập này được tổ chức, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng trấn an các nước thành viên và bác bỏ cáo buộc của Quân đội Ukraine rằng một số binh sĩ Nga vẫn còn lưu lại ở Belarus, do không có chứng cứ xác thực nào.
Trong khi đó, NATO liên tục tổ chức các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn, có sự tham gia của hàng chục ngàn binh lính, gần biên giới nước Nga. Binh sĩ Mỹ cũng tham gia vào các cuộc tập trận này. Ba Lan đã tổ chức các cuộc diễn tập lớn có sự tham gia của các binh lính Mỹ, Anh, Đức, Litva, Latvia, Slovakia, Italy, Bulgari, Rumani, Gruzia và Ukraine. Quân số tham gia cuộc tập trận này lớn hơn nhiều so với Zapad khi có đến 17.000 binh lính và 3.500 khí tài quân sự được điều động.
Một cuộc tập trận khác có sự tham gia của khoảng 20.000 binh lính đã được tổ chức tại Thụy Điển, cách vùng lãnh thổ tách rời Kaliningrad của Nga không xa. Binh sĩ của nhiều quốc gia thành viên NATO cũng tham gia vào hoạt động này.
Ông Hook cho rằng Nga là một nước gây hấn và dẫn chứng việc Nga can thiệp vào tình hình Gruzia trong "Chiến tranh Năm Ngày" vào năm 2008. Thực tế, chính quân đội Gruzia đã nổ súng tấn công dân thường cũng như binh lính gìn giữ hòa bình của Nga tại khu vực Nam Ossetia và liên tục nã tên lửa vào thủ phủ Tskhinval của vùng này.
Ông Hook cũng nhắc lại quan điểm của chính phủ Mỹ về việc Crimea sáp nhập vào Nga rằng đây là hành động “bất hợp pháp”, mặc dù động thái này là nhằm thể theo mong muốn của người dân Crimea sau khi một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức trước đó.
Tuy vậy, ông Hook thừa nhận rằng mặc dù giữa Nga và Mỹ có những bất đồng, hai bên vẫn có thể hợp tác với nhau để giải quyết xung đột tại Ukraine, Syria cũng như khủng hoảng Triều Tiên.
“Tại Syria, hai bên đã cùng nhau thiết lập các khu vực không giao tranh, và cho đến nay các khu vực này vẫn còn tồn tại. Lệnh ngừng bắn mà cả Mỹ và Nga nhất trí đã được áp dụng triệt để từ tháng 7 tới nay, và hi vọng rằng trong tương lai hai bên có thể hợp tác với nhau trong nhiều vấn đề khác”, ông Hook kết luận.(Infonet)
-----------------------
"Su-34 nội địa" của Trung Quốc đã chính thức gãy cánh?
Cách đây 2 năm, trên các trang mạng quân sự Trung Quốc đã xuất hiện hình ảnh của một chiếc máy bay chiến đấu lạ có bề ngoài trông rất giống Su-34.
Theo quan sát bên ngoài, chiếc phi cơ này có mũi hơi dẹt, khoang lái cũng có hai chỗ ngồi song song khá giống Su-34, nhưng cặp cánh mũi phía trước lại lớn và rộng hơn rất nhiều.
Loại chiến đấu cơ này được Trung Quốc gọi bằng cái tên "Đại bàng sắt", ngoài thông tin trên thì chưa có bất cứ tiết lộ nào khác liên quan tới mã định danh hay tính năng kỹ chiến thuật của chiếc tiêm kích bí ẩn.
Có nhận xét cho rằng đây là nguyên mẫu sao chép Su-34 của Trung Quốc, mục đích chính là để thay thế số JH-7 Flying Leopard đã lạc hậu. Việc Trung Quốc cho công khai hình ảnh máy bay mới khi đó đã tạo ra một cú sốc lớn, vì Nga chưa từng bán Su-34 cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Nhưng lại có ý kiến khác dự đoán đây không phải sản phẩm copy Su-34 mà chỉ đơn giản là một thiết kế dựa trên Su-27KUB (mà sau này nhận tên định danh Su-33UB) dùng để đào tạo phi công lái tiêm kích hạm Su-33.
Nếu đúng như phỏng đoán này thì Trung Quốc sẽ triển khai loại máy bay mới như một lớp học trên trời dành cho phi công lái J-15 của Không quân Hải quân nước này.
Tuy nhiên sau hơn 2 năm, vẫn không có thêm bất cứ thông tin hay hình ảnh rò rỉ nào khác về chiến chiến đấu cơ đó, điều này khác hẳn với truyền thống phô trương của Trung Quốc, vậy phải chăng dự án trên đã bị lặng lẽ hủy bỏ?
Nhận xét là hoàn toàn có cơ sở vì các mẫu tiêm kích thuộc họ Flanker mà Trung Quốc sản xuất không giấy phép đều bắt nguồn từ một nguyên mẫu nào đó mà họ sở hữu được.
Cụ thể, đối với J-11 và J-16 thì Trung Quốc dựa trên Su-27SK và Su-30MKK/MK2 mua của Nga, trong khi J-15 Flying Shark lại căn cứ vào mẫu thử T-10K - tiền thân của Su-33 được Ukraine bán thanh lý.
Còn trường hợp của dòng tiêm kích "lạ", Trung Quốc chưa có trong tay bất cứ một bản thiết kế hay sản phẩm hoàn thiện nào của Su-34 hay Su-33UB để họ tiến hành "thiết kế ngược", chính vì vậy mà khả năng rất cao là sau quá trình mày mò thì các kỹ sư hàng không giỏi nhất cũng phải bó tay.
Cần nhớ lại rằng vào đầu năm nay, phiên bản 2 chỗ ngồi của J-15 mang tên gọi J-15S cũng đã bị hủy bỏ vì máy bay quá nặng, không đảm bảo cất cánh thành công từ tàu sân bay sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu.
Việc thiết kế một chiếc máy bay mới dựa trên nền tảng có sẵn vẫn tiềm ẩn cực nhiều khó khăn, cho nên sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu thực sự chương trình "sao chép Su-34" của Trung Quốc đã thất bại trong yên lặng.(Baodatviet)