Thủ tướng Israel sẽ đối chất với ông Putin về Iran; Hoa Kỳ “bơm” đợt năng lượng đầu tiên đến Ukraine; Chuyến thăm lịch sử, thúc đẩy quan hệ chiến lược Việt Nam – Indonesia; Taliban đe dọa: Afghanistan sẽ là “nghĩa địa” của Mỹ
Tin thế giới đáng chú ý 24-08-2017
- Cập nhật : 24/08/2017
Ấn Độ tung 3 tỷ USD mua thêm 90 UAV Mỹ đối phó Trung Quốc
Ngoài 22 máy bay trinh sát-tấn công MQ-9B, Mỹ còn đang cân nhắc bán 90 máy bay tàng hình không người lái Avenger cho Ấn Độ. Điều này cho thấy hợp tác chiến lược Mỹ - Ấn đạt tầm cao mới, tập trung đối phó Trung Quốc.
Tờ Người quan sát Trung Quốc ngày 21/8 cho hay hãng General Atomics Mỹ đang thảo luận với phía Ấn Độ về việc cung ứng 90 máy bay tàng hình không người lái Avenger cho Ấn Độ trong vài năm tới.
Giá thành của máy bay không người lái Avenger có thể đạt 12 triệu USD. Theo cách tính giá thông thường của thị trường vũ khí quốc tế, tổng trị giá của giao dịch này có thể ít nhất đạt 3 tỷ USD.
Tờ tuần san Defense News Mỹ ngày 21/8 dẫn lời tổng giám đốc công ty General Atomics là David Alexander đã xác nhận thông tin công ty này đang đàm phán cung ứng máy bay không người lái Avenger cho khách hàng nước ngoài. Ông nói: "Số lượng là 90 chiếc, đây là một hợp đồng lớn".
Giám đốc Robert Walker của cơ quan phát triển chiến lược trong công ty cho biết thêm, các nội dung chi tiết còn đang đàm phán, "còn rất nhiều việc" phải làm.
Vào năm 2016, hãng tin Reuters Anh từng cho biết Ấn Độ đã đề xuất mua sắm 100 máy bay không người lái Predator C (tên gọi của Avenger khi đó) với phía Mỹ.
Nhưng căn cứ vào hiệp ước MCTR, máy bay vũ trang không người lái là một loại sản phẩm bị kiểm soát, giống như tên lửa. Vì vậy, Chính phủ Mỹ có phê chuẩn xuất khẩu máy bay không người lái Avenger hay không thì còn chưa rõ.
Đặc biệt, trong thời kỳ chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cấm xuất khẩu loại trang bị này cho các nước không thuộc NATO hoặc các nước chưa ký thỏa thuận đồng minh với Mỹ.
Tuy nhiên, chính sách này hiện đang bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đương nhiệm xem xét lại, có thể mở ra cánh cửa lớn xuất khẩu máy bay không người lái Avenger cho Ấn Độ. Ấn Độ là nước "đối tác hợp tác" lâu dài của Mỹ, nhưng Mỹ cấm xuất khẩu máy bay vũ trang không người lái cho Ấn Độ. Trước đây, hoạt động của công ty General Atomics thường được giữ kín, chưa từng cởi mở với báo chí. Nhưng, trong các ngày 15 và 16/8/2017, công ty này đã lần đầu tiên tổ chức họp báo tại trụ sở của mình, đã tuyên bố thông tin về xuất khẩu máy bay không người lái Avenger.
Công ty General Atomics còn lần đầu tiên mở cửa cho phóng viên tham quan máy bay nguyên mẫu Avenger. Được biết, máy bay mẫu này nhỏ hơn một chút so với phiên bản sản xuất trong tương lai.
Trong cuộc họp báo, đại diện công ty này tuyên bố, chiếc máy bay không người lái này đã từng tham gia nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo, đã đưa thực phẩm tới khu vực thiên tai. Tuy nhiên, trong quá trình tham quan, nhân viên công ty này đã từ chối tiết lộ nhiều chi tiết hơn.
Công ty này cho biết máy bay không người lái (UAV) này xuất khẩu cho Ấn Độ có thể lắp hệ thống trinh sát điện quang cỡ lớn, dùng để thực hiện nhiệm vụ giám sát. Tuy nhiên, công ty này cũng cho biết loại máy bay không người lái này tải trọng lớn, trong tương lai thậm chí có thể lắp vũ khí laser.
Chi phí chế tạo máy bay không người lái Avenger của Công ty General Atomics khoảng 12 triệu USD. Theo thông lệ tăng gấp đôi khi bán trên thị trường quốc tế, mỗi máy bay này sẽ có giá 24 triệu USD, do đó tổng trị giá của 90 máy bay không người lái sẽ lên tới 2,16 tỷ USD. Cộng với đạn dược, thiết bị trên máy bay, tổng trị giá có thể trên 3 tỷ USD.
Trong khi đó, Pakistan trước đó đã đạt được thỏa thuận mua 8 tàu ngầm động cơ thông thường của Trung Quốc, tổng trị giá khoảng 5 tỷ USD. Mỹ đã phê chuẩn bán 22 máy bay MQ-9B cho Ấn Độ
Nhiều nguồn tin trước đó cho hay vào tháng 6/2017, phía Mỹ đã phê chuẩn bán 22 máy bay trinh sát kiêm tấn công không người lái MQ-9B Sky Guardian cho Ấn Độ. Điều này cho thấy quan hệ hợp tác chiến lược giữa Mỹ - Ấn đã đạt tầm cao mới. Ấn Độ từng bày tỏ mua loại máy bay này từ thời kỳ Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhưng nay mới được Mỹ đồng ý bán.
Máy bay không người lái MQ-9B có thể mang theo nhiều nhất 4 quả tên lửa AGM-114 Hellfire và 2 quả bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway II. Ngoài ra, còn có khả năng trang bị đạn JDAM và tên lửa AIM-9.
Giá xuất xưởng của máy bay không người lái MQ-9B khoảng 22 triệu USD. Ấn Độ mua 22 chiếc với tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD, tức gần 100 triệu USD/chiếc. Điều này cho thấy Ấn Độ có nhu cầu cấp bách đối với loại máy bay này. MQ-9B có thể tiến hành trinh sát trên Ấn Độ Dương, tham gia các cuộc chiến tranh cục bộ hoặc chống khủng bố.
Ấn Độ mua MQ-9B rõ ràng nhằm đối phó Trung Quốc và Pakistan, đặc biệt là có thể theo dõi tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoạt động ngày càng thường xuyên ở Ấn Độ Dương. Pakistan đã dành quyền vận hành cảng Gwadar cho Trung Quốc, có quan hệ kinh tế và quân sự rất chặt chẽ với Trung Quốc.
Trong khi đó, Mỹ sở dĩ đồng ý bán máy bay không người lái MQ-9B cho Ấn Độ là do Mỹ mong muốn quân đội Ấn Độ có thể thông qua đó tiến hành phá vỡ chiến lược Ấn Độ Dương của hải quân Trung Quốc. Đến nay, Ấn Độ đã sở hữu nhiều trang bị của Mỹ như máy bay vận tải C-17, máy bay tuần tra săn ngầm P-8I (đặt mua 12 chiếc, đã bàn giao 8 chiếc), hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu F-16 Block 70. Ngoài ra, Ấn Độ đã đa dạng hóa nguồn cung vũ khí.(Viettimes)
--------------------------------
Liên Hợp Quốc chỉ trích liên quân Mỹ sát hại dân thường ở Syria
Liên Hợp Quốc đã bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" trước tình trạng ngày càng nhiều dân thường thiệt mạng sau các cuộc không kích của liên quân Mỹ tại thành phố Raqqa ở Syria.
"Các nhân viên Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết họ vô cùng quan ngại trước những bản báo cáo dù chưa được xác nhận về số lượng ngày càng nhiều dân thường thiệt mạng trong các đợt không kích ở Raqqa trong vòng 24 giờ qua. Trong những ngày và tuần gần đây, số lượng dân thường thiệt mạng và bị thương ở Raqqa trong các đợt không kích và đạn pháo vẫn gia tăng khi mà có tới 25 ngàn người hiện đang mắc kẹt tại thành phố này", RT dẫn lời phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ, ông Stéphane Dujarric phát biểu trước giới phóng viên hôm 22/8.
Vào sáng sớm ngày 22/8, hãng tin SANA của Syria cho hay, ít nhất 78 đân thường đã thiệt mạng trên đường al-Sakhani và al-Bado cũng như tại vùng lân cận al-Tawasuaeh của thành phố Raqqa sau các đợt không kích của liên quân Mỹ trong vòng 24 giờ.
"LHQ phản đối bất cứ cuộc tấn công nào nhằm trực tiếp vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự. Chúng tôi hối thúc các bên tham chiến ở Raqqa và trên toàn lãnh thổ Syria có trách nhiệm bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự theo quy định của luật nhân đạo quốc tế. Những bản báo cáo dù chưa được xác minh cho thấy hơn 30 người đã thiệt mạng ở khu vực Al-Sakhani, thậm chí là cả 8 người trong một gia đình cũng đã thiệt mạng trong một đợt không kích khác ở Raqaa. Nếu những vụ tấn công này được xác nhận là đúng sự thật, chúng ta thực sự cảm thấy bị sốc trước những gì mà dân thường đang phải hứng chịu trong cuộc xung đột ở Syria", ông Dujarric chia sẻ.
Thông tin số dân thường thiệt mạng gia tăng khi Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) của người Kurd được liên quân Mỹ hậu thuẫn, tổ chức các đợt tấn công nhằm giành lại thành phố Raqqa khỏi sự kiểm soát của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Cuộc chiến này đã diễn ra suốt 3 tháng qua và chưa có dấu hiệu nào cho thấy SDF sẽ sớm giành lại được Raqaa.
Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Nga, phần lớn các đơn vị của IS đã rút lui khỏi Raqqa để chuẩn bị cho trận đánh sống còn ở thành phố Deir ez-Zor.
Còn theo chuyên gia phân tích quân sự Kamal Alam, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các bản báo cáo liên quan tới số dân thường thiệt mạng gia tăng cho thấy, các bên tham chiến ở Syria không tiến hành hoạt động trao đổi thông tin và tình báo. Do đó, liên quân của Mỹ vẫn liên tiếp phạm lỗi. (Infonet)
-------------------------------
Lãnh đạo MiG tiết lộ về chiến cơ đánh chặn mới, có thể bay nhanh gấp 4 lần âm thanh
Thông tin về chiến cơ MiG-41 được tổng giám đốc Tập đoàn máy bay Nga MiG Ilya Tarasenko đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại triển lãm Army-2017 ngày 22/8.
Ông Tarasenko khẳng định MiG-41 sẽ là mẫu máy bay phản lực hoàn toàn mới chứ không phải là một phiên bản hiện đại hóa của MiG-31.
“PAK DP theo logic được phát triển từ máy bay MiG-31 của chúng tôi. Một khi Bộ quốc phòng Nga đã ký hợp đồng, chúng tôi sẽ thực hiện dự án này cẩn thận và tôi nghĩ việc giao hàng sẽ được bắt đầu vào giữa những năm 2020”, ông Tarasenko cho biết.
Thông tin về MiG-41 chưa được tiết lộ nhiều, bởi dự án này vẫn trong danh sách bảo mật giống như nhiều dự án quân sự mới nhất khác của Nga.
Cục thiết kế Mikoyan bắt đầu thực hiện thiết kế tiêm kích đánh chặn tầm xa dựa trên MiG-41 từ những năm 2013 nhằm thay thế phi đội MiG-31 sẽ hết hiên hạn sử dụng vào năm 2028.
Thậm chí kể cả MiG-31 là mẫu chiến cơ nhanh nhất thế giới hiện nay nhưng nó vẫn phải nhường chỗ cho những chiến cơ khác tiên tiến và hiện đại hơn.
Tính năng chính của MiG-41 chưa được tiết lộ, nhưng nhiều nguồn tin cho biết MiG-41 có thế bay với vận tốc Mach 4.0 và thậm chí là Mach 4.3.(VTC)
-----------------------------
Nga lên phương án trừng phạt đáp trả Mỹ
"Nga bắt đầu chuẩn bị biện pháp trừng phạt đáp trả đối với mở rộng trừng phạt của Mỹ", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết và đánh giá rằng từ khi Nhà Trắng có ông chủ mới, xu hướng phá hủy quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ ngày càng rõ ràng hơn.
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: "Ngày 22/8 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ mở rộng biện pháp trừng phạt với Nga, và đây là động thái tiếp theo của Washington. Hiện nay vì hợp tác với Triều Tiên, 4 công dân Nga và 1 công ty khác đã phải chịu ảnh hưởng", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga bày tỏ hy vọng: "Lý trí sẽ chiếm ưu thế" và Mỹ sẽ sớm nhận ra việc phi lý này.
"Trong khi đó, chúng tôi bắt đầu triển khai những biện pháp trừng phạt đáp trả", ông Ryabkov cho biết.(Viettimes)
------------------------------------
Tin thế giới đáng chú ý sáng 24-08-2017
Trở về