Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Tên lửa Brahmos Việt Nam muốn mua của Ấn Độ chỉ 64 quả là tiêu diệt cả cụm tàu sân bay
Tin thế giới đáng chú ý chiều 08-08-2017
- Cập nhật : 08/08/2017
Nhật Bản, Nga nhất trí xúc tiến các hoạt động chung trên các đảo tranh chấp
Ngày 7/8, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov đã nhất trí lập các dự án cụ thể cho hoạt động khai thác kinh tế chung trên các đảo tranh chấp.
Giới chức Nhật Bản cho biết hai Ngoại trưởng đã có cuộc hội đàm song phương đầu tiên ở thủ đô Manila của Philippines, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) trong cuộc gặp tại Moskva ngày 27/4. Ảnh: EPA/TTXVN
Tại cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Kono và người đồng cấp Nga cũng xác nhận rằng hai nước sẽ tổ chức một cuộc gặp thứ trưởng ngoại giao vào ngày 17/8 ở Moskva để thảo luận về các hoạt động này.
Tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí bắt đầu các hoạt động khai thác kinh tế chung trên quần đảo tranh chấp hiện do Nga kiểm soát và gọi là Nam Kuril trong khi Nhật Bản cũng nhận chủ quyền và gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Tokyo hy vọng rằng các hoạt động này sẽ mở đường cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ qua với Moskva, trong khi Nga được cho là đang tìm kiếm các khoản đầu tư từ Nhật Bản.
Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo trên đã cản trở hai nước ký hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Theo các quan chức, cũng tại cuộc hội đàm trên, ông Kono và ông Lavrov đã bày tỏ hoan nghênh nghị quyết mới đây của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt các biện pháp mới đối với Triều Tiên do 2 vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng trong tháng 7 vừa qua. Đây là nghị quyết thứ 7 của HĐBA áp đặt trừng phạt Triều Tiên từ năm 2006.(TTXVN)
--------------------
Tác nhân mới trong tranh chấp Hàn Quốc - Nhật Bản
Lâu nay, giữa Hàn Quốc và Nhật Bản tồn tại tranh chấp chủ quyền dai dẳng đối với nhóm đảo Dokdo/Takeshima, hiện do Seoul quản lý.
Hiệp ước San Francisco năm 1951 không phân định rõ ràng chúng thuộc về ai. Phía Nhật chủ yếu dựa vào tấm bản đồ được vẽ năm 1877 còn Hàn Quốc dựa vào sự quản lý trên thực tế suốt từ xa xưa đến nay. Đây là một trong những trắc trở, dù không hẳn lớn nhất nhưng cũng rất nhạy cảm về đối nội và phức tạp về pháp lý đối với quan hệ song phương.
Mới đây, một tấm bản đồ mới được phát hiện liên quan đến Dokdo/Takeshima. Được vẽ năm 1861, tức là trước bản đồ của Nhật Bản 16 năm, bản đồ này thể hiện rất rõ là nhóm đảo thuộc Hàn Quốc. Điều rất đáng được chú ý là nó được tìm thấy ở Nhật Bản, hiện thuộc sở hữu của một công dân nước này. Ông lấy nó từ một thư viện ở Bình Nhưỡng ngày 30.8.1932, tức là thời Nhật Bản kiểm soát bán đảo Triều Tiên.
Tấm bản đồ ngay lập tức trở thành tác nhân mới trong cuộc tranh chấp nói riêng và trong quan hệ song phương nói chung. Nó làm tăng vị thế cho Hàn Quốc và làm suy yếu lập luận của Nhật Bản về dư luận cũng như trên phương diện nghiên cứu pháp lý quốc tế và lịch sử, thậm chí cả cho trường hợp Tokyo đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ra để tòa án quốc tế của LHQ phán xử.
Tác nhân mới này sẽ buộc phía Nhật Bản phải xem xét lại cơ sở pháp lý và điều chỉnh chiến lược về nhóm đảo. Điều có thể chắc chắn là không vì vậy mà cuộc tranh chấp sẽ sớm được hai bên xử lý ổn thỏa.(Thanhnien)
--------------------------
Binh sĩ nổi loạn tấn công căn cứ Venezuela
Ngày 6-8, hai ngày sau khi Venezuela lập Quốc hội lập hiến gồm 545 thành viên có nhiệm vụ viết lại hiến pháp, căn cứ quân sự Pháp đài Paramacay ở TP Valencia bị một nhóm binh sĩ và dân thường có vũ trang tấn công. Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy có hơn chục nam giới trong trang phục quân đội tuyên bố nổi dậy để khôi phục trật tự hiến pháp.
Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Nicolas Maduro cho biết vụ tấn công diễn ra vào lúc rạng sáng và kéo dài trong khoảng hai giờ. Nhóm người tấn công khoảng 20 người, đột kích bất ngờ vào căn cứ làm lính canh không kịp trở tay và kéo thẳng đến kho vũ khí. Tuy nhiên, ngay sau đó các binh sĩ trong căn cứ bắn trả, hai người trong nhóm tấn công thiệt mạng, tám người bị bắt, trong đó có ba binh sĩ, số còn lại chạy thoát.
Biểu tình chống chính phủ ở Valencia (Venezuela) ngày 6-8. Ảnh: REUTERS
Ngay sau khi có tin về vụ tấn công căn cứ Fort of Paramacay, TP Valencia hàng trăm người xuống đường biểu tình ủng hộ cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, cảnh sát nhanh chóng giải tán bằng hơi cay.
Tổng thống Maduro cho rằng thành lập Đại hội đồng Lập hiến quốc gia viết lại hiến pháp là hy vọng duy nhất để khôi phục hòa bình cho Venezuela. Tuy nhiên, phe đối lập chỉ trích đây là bước đi nhằm củng cố quyền lực của ông Maduro dù tỉ lệ ủng hộ ngày càng giảm do kinh tế đi xuống, lạm phát cao, đất nước nhiều năm liền chìm vào khan hiếm thực phẩm và thuốc men.
Người dân Venezuela dựng hàng rào biểu tình ở Valencia (Venezuela) ngày 6-8. Ảnh: REUTERS
Ngày 5-8, Hội đồng Lập hiến quốc gia đã họp phiên đầu tiên và đồng lòng sa thải Bộ trưởng Tư pháp Luisa Ortega Diaz, phong tỏa tài sản và cấm bà này rời Venezuela chờ hầu tòa. Trước đó bà Ortega Diaz đã tiến hành điều tra về các cáo buộc gian lận liên quan bầu cử Hội đồng Lập hiến quốc gia cuối tuần trước.
Vụ tấn công căn cứ quân sự Fort of Paramacay một lần nữa cho thấy tình trạng bất ổn đáng ngại ở Venezuela. Bốn tháng qua đã có 120 người chết trong các cuộc biểu tình chống chính phủ. Phe đối lập lên án ông Maduro độc tài và lôi kéo quân đội ủng hộ. (PLO)
------------------------
Nga sẵn sàng cho khả năng Mỹ rút khỏi INF
Nguồn tin trong giới ngoại giao Nga của tờ Izvestia cho biết, Moskva đã sẵn sàng với khả năng Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước tiêu hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) và thậm chí sẵn sàng đưa ra “lời đáp trả quốc phòng không đối xứng” dù không để bị lôi kéo vào chạy đua vũ trang.
Phó chủ tịch Ủy ban về quốc phòng và an ninh Hội đồng Liên bang Frants Klintsevich. Nguồn: Press TV
Nguồn tin này cho rằng hiện mọi điều kiện đều đang chỉ ra rằng Mỹ sẽ rút khỏi INF. Một nguồn tin khác khẳng định Nga có khả năng đáp trả “không đối xứng” để cho thấy tiềm lực quốc phòng mạnh của mình.
Về phần mình, Phó chủ tịch Ủy ban về quốc phòng và an ninh Hội đồng Liên bang Frants Klintsevich tin rằng “INF đã không còn cần thiết cho Mỹ. Khi xây dựng các vùng định vị của mình, Mỹ đang dựng nên những 'nút thắt thòng lọng' để không cho phép Nga phát triển và tạo ra những điều kiện biến nước Nga thành nước phụ thuộc Mỹ về kinh tế”.
Hôm 3/8, trên truyền thông Mỹ xuất hiện tin Mỹ đang chuẩn bị rút khỏi INF ký năm 1974 với Nga.(TTXVN)