Campuchia thông qua luật cấm đảng chính trị dây dưa với tội phạm; Tổng thống Trump rút lại tuyên bố lập đơn vị an ninh mạng với Nga; Qatar thừa tiền đối phó với sự cô lập của liên minh Ả Rập; Hải quân Hàn Quốc nhận tàu ngầm tiên tiến
Trung Quốc đang mở rộng khoảng cách sức mạnh với Hải quân Ấn Độ. Một quan chức Hải quân Ấn Độ nói: "Tần suất hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong vài tháng gần đây đã đạt mức cao mới".
Vài tháng trước, Hải quân Ấn Độ đã phát hiện ra 12 tàu chiến, tàu ngầm và tàu do thám của Hải quân Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc có 26 tàu khu trục, gấp hơn 2 lần so với Hải quân Ấn Độ với 11 tàu khu trục.
Đối với Hải quân Trung Quốc và Hải quân Ấn Độ, tàu khu trục đều là tàu chiến tuyến đầu, mang theo radar có chức năng mạnh, có thể tiến hành chạy cự ly xa, có thể phát động tấn công đối đất, có thể phòng thủ tên lửa, tham gia tác chiến mặt nước và săn ngầm. Điều này làm cho tàu khu trục trở thành công cụ mạnh mẽ trên phương diện điều động lực lượng.
Một nhà phân tích truyền thông Ấn Độ cho rằng tàu khu trục thế hệ mới Type 055 lượng giãn nước đầy 12.000 tấn do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, gần đây đã hạ thủy. Tàu chiến này "lớn hơn nhiều tàu khu trục mới nhất còn chưa đi vào hoạt động của Ấn Độ, sức chiến đấu cũng mạnh hơn nhiều". Tàu khu trục Type 055 Trung Quốc cuối cùng sẽ mang theo khoảng 120 quả tên lửa các loại. Trong khi đó, tàu khu trục lớp Visakhapatnam là tàu khu trục mạnh nhất của Ấn Độ, vẫn chưa đi vào hoạt động, trong tương lai sẽ chỉ trang bị 50 quả tên lửa.
Hải quân Trung Quốc có 52 tàu hộ vệ, gấp gần 4 lần Hải quân Ấn Độ với 14 chiếc. Vũ khí trang bị của tàu hộ vệ không nhiều như tàu khu trục, nhưng vẫn có thể đóng vai trò tương tự, có thể triển khai hành động tác chiến ở vùng biển sâu.
Ấn Độ có 52 tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa, bằng khoảng 1/4 Hải quân Trung Quốc với 106 tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa. So với tàu hộ vệ, tàu hộ vệ hạng nhẹ và tàu tên lửa thuộc tàu chiến vũ trang nhẹ, có thể đảm nhiệm phòng vệ bờ biển.
Cho đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc đều có một chiếc tàu sân bay. Tàu sân bay là tiêu chí cho thấy thực lực quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng cường.
Tháng 4/2017, một tàu sân bay mới của Trung Quốc đã hạ thủy. Đây là chiếc thứ hai sau tàu sân bay Liêu Ninh, đồng thời cũng là chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên của Trung Quốc. Chiếc tàu sân bay này của Trung Quốc dự tính sẽ có thể đưa vào chiến đấu thực tế từ năm 2020.
Trong thời điểm Trung Quốc triển khai công tác nghiên cứu phát triển, tàu sân bay tự chế INS Vikrant của bản thân Ấn Độ lại đối mặt với nhiều lần trì hoãn.
Tờ The Hindu Ấn Độ ngày 28/7/2016 cho rằng từ năm 2009 đến nay công tác nghiên cứu phát triển tàu sân bay INS Vikrant được tiến hành liên tục, nhưng trước năm 2023 sẽ không có nhiều khả năng hoàn thành.
Trong vài chục năm, Hải quân Ấn Độ luôn chiếm ưu thế so với Hải quân Trung Quốc, bởi vì trong kho vũ khí của Ấn Độ ít nhất sở hữu 1 tàu sân bay, trong khi đó Hải quân Trung Quốc không có chiếc nào.
Trung Quốc hiện nay có tàu sân bay Liêu Ninh, đi vào hoạt động từ năm 2012, sau 4 năm kiểm tra, đến ngày 16/12/2016 đã tiến hành diễn tập bắn đạn thật lần đầu tiên.(Viettimes)
-----------------------------
Ông Putin giành lợi thế từ cuộc gặp lịch sử với Donald Trump
Báo The Washington Post cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin giành được nhiều lợi thế hơn sau khi tận dụng cơ hội này để thoát ra khỏi sự cô lập ngoại giao. Báo Đức Frankfurter Allgemeine bình luận, cuộc gặp này là một thắng lợi của ông Putin
Sau nhiều đồn đoán, tranh luận, thậm chí ngăn cản từ một số thế lực ở Mỹ, cuối cùng cuộc gặp đầu tiên có ý nghĩa lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga V.Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2017 ở Hamburg (Đức) đã diễn ra trước sự quan tâm của toàn thế giới.
Không theo kịch bản của Washington
Một chi tiết đáng chú ý là cuộc gặp này không “được diễn theo kịch bản” đã được ấn định trước ở Washington, theo đó chủ nhân Nhà Trắng chỉ được phép gặp ông chủ Điện Kremlin trong khuôn khổ thời gian không quá 30 phút!
Trước chuyến đi tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20, báo chí Mỹ đã đăng tải “gói kiến nghị” của một số nghị sỹ Mỹ gửi tới Tổng thống Donald Trump, trong đó đề nghị ông “không được tỏ ra thân thiện” với người đồng cấp ở Điện Kremlin! Một nhóm thượng nghị sỹ Mỹ còn gửi Tổng thống Donald Trump một bức thư đề nghị ông không nên thảo luận với Tổng thống Nga V.Putin về tài sản của các cơ quan ngoại Nga đã bị Hoa Kỳ chiếm giữ sau khi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga vào cuối năm 2016.
Trước ống kính các nhà báo trước khi bắt đầu cuộc họp kín mặt đối mặt, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Ồng Putin và tôi sẽ thảo luận những vấn đề khác nhau và tôi nghĩ rằng, mọi thứ sẽ diễn ra rất tốt. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều biến chuyển tích cực mang lại cho Nga, Mỹ cùng tất cả mọi người. Chúng tôi đã có những cuộc điện đàm rất thuận lợi và giờ đây mọi thứ cũng sẽ tiếp tục như vậy. Tôi rất vinh dự khi được ngồi cùng với ngài Putin ở đây”.
Tổng thống Nga V.Putin nói: “Dù hai bên đã có những cuộc điện đàm nhưng việc trao đổi qua điện thoại không bao giờ là đủ. Cuộc gặp của là sự kiện song phương quan trọng”.
Cuộc gặp đã kéo dài tới 2 giờ 20 phút, vượt quá khuôn khổ dự kiến của phía Mỹ. Nhận thấy cuộc gặp đã hết thời hạn “cho phép” là 30 phút, Đệ nhất phu nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bà Melania, đã bước vào phòng họp định nhắc nhở nhà lãnh đạo Mỹ kết thúc cuộc gặp nhưng không thành. Sau hành động đó của bà Melania, cuộc gặp còn kéo dài thêm một giờ nữa để tiếp tục trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng.
Phá băng quan hệ Mỹ-Nga
Theo nhận định của giới truyền thông thế giới, cuộc gặp này trở thành sự kiện chính trị chủ yếu tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm nay, thu hút sự chú ý đặc biệt nhất của giới truyền thông của Mỹ.
Báo Mỹ The New York Times nhận xét: “Nhìn từ chuyến thăm Ba Lan của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay trước Hội nghị thượng đỉnh G-20, giữa Mỹ và Nga có rất ít điểm tương đồng. Trong cuộc gặp này, để mở đầu câu chuyện, Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ động chọn vấn đề Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Ngay sau đó hai bên chuyển sang trao đổi ý kiến về cách thức đối phó với các cuộc tấn công mạng và triển vọng giảm căng thẳng ở Syria.
Kênh truyền hình CNN đã từng bị Donald Trump kịch liệt phê phán vì đã tung tin thất thiệt cho rằng thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử năm 2016 là nhờ có “Nga can thiệp”, đã nhận định về cuộc gặp này như sau: “Cuộc trao đổi ý kiến giữa Donald Trump và Vladimir Putin giống như giữa hai người quá hiểu nhau. Cuộc đối thoại này không còn là những lời xã giao thông thường, còn Donald Trump hành xử đúng với vị thế và phong cách của một tổng thống. Cuộc gặp này đã làm lu mờ toàn bộ chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G-20, trong đó mỗi nguyên thủ quốc gia coi người đồng cấp là bên có thể đối thoại được”. CNN cho rằng, cuộc gặp đã vượt quá sự mong đợi của Matxcơva bởi nội dung phong phú, đề cập tới nhiều vấn đề của nền chính trị thế giới.
Báo Anh Daily Telegraph nhận xét: “Cái bắt tay thật chặt của Donald Trump với Vladimir Putin thể hiện sự thân thiện đối với nhà lãnh đạo Nga. Tuy nhiên, ông Donald Trump không dừng lại ở cái bắt tay thân thiện mà còn trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề”.
Báo Mỹ The Washington Post bình luận: “Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga bị cuốn hút bởi các nội dung đối thoại tới mức phải kéo dài thời gian quá khuôn phổ đã được ấn định ban đầu là 30 phút”. Báo này đưa ra nhận định rằng những mâu thuẫn giữa Mỹ và Nga chưa thể khắc phục được một sớm một chiều mà phải cần tới nhiều năm, nhưng đã không quên trích dẫn lời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, bà Valentina Matvienco, rằng cuộc gặp sẽ là bước đầu tiên đưa hai nước thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay.
Báo The Washington Post cho rằng, toàn thế giới trông chờ cuộc gặp này và hy vọng sẽ đưa quan hệ Mỹ-Nga phát triển và gác lại các mâu thuẫn phía sau. Tờ báo kết luận: “Donald Trump đã tránh được sai lầm trong các tình huống tương tự, còn Vladimir Putin giành được nhiều lợi thế hơn sau khi tận dụng cơ hội này để thoát ra khỏi sự cô lập ngoại giao”.
Báo Đức “Deutsche Welle” nhận xét: “Do cuộc gặp kéo dài nên V.Putin đã tới chậm tới 40 phút buổi hòa nhạc tối dành cho các vị khách quý và cũng không kịp chụp ảnh chung với các thành viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20. Nhưng những ai được chứng kiến hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga bắt tay nhau thì đó đã là phần thưởng quá mỹ mãn rồi”.
Báo Đức “Frankfurter Allgemeine” bình luận: “Cái bắt tay ngắn ngủi nhưng thân thiện. Donald Trump nắm giữ khuỷu tay và vỗ nhẹ vào sau cánh tay của V.Putin. Còn nhà lãnh đạo Nga vừa mỉn cười vừa chỉ tay như muốn nói rằng sau cái bắt này chúng ta còn nói chuyện cùng nhau. Cuộc gặp này là một thắng lợi của V.Putin” [1].
Từ cuộc gặp này có thể rút ra hai kết luận:
Một là, Tổng thống Donald Trump không chấp nhận áp lực từ phía Mỹ rằng ông “có mối quan hệ thân thiện với Nga”. Tại cuộc gặp này, Tổng thống Nga V.Putin đã khẳng định Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ năm 2016, còn Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý với quan điểm đó. Trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm Ba Lan trước khi tới dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Đức, Tổng thống Mỹ Donald Trump coi việc các cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc “Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ” năm 2016 cũng tương tự như chuyện Washington cáo buộc “Iraq sở hữu vũ khí hóa học” năm 2003 để phát động chiến tranh. Ông Donald Trump nói: “Nhớ lại năm ấy, tôi ngồi và nghe báo cáo của các cơ quan tình báo (Mỹ) nói về vũ khí hóa học của Iraq. Hồi đó mọi người tin chắc 100% rằng Iraq sở hữu vũ khí hóa học. Thế rồi sao? Đó là chuyện bịa và đã dẫn tới hậu quả là sự hỗn loạn khủng khiếp” [2].
Hai là, về nội dung trao đổi ý kiến trong cuộc gặp: (1) hai bên đạt được thỏa thuận thiết lập chế độ ngừng bắn ở Tây-Nam Syria; (2) thiết lập kênh liên lạc trực tiếp giữa Mỹ và Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine theo Thỏa thuận Minsk; (3) Mỹ cử một đại diện đặc trách về vấn đề Ukraine; (4) Mỹ và Nga thành lập nhóm công tác để soạn thảo Hiệp định khung về an ninh mạng và hai bên không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau [3].
Bộ phận bảo vệ an ninh mạng và chống can thiệp vào công việc nội bộ của nhau sẽ hoàn toàn loại bỏ mọi nghị ngại và cáo buộc về cái gọi là “sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ”.
Nhận định về kết quả cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov nhận định: “Đây là cuộc gặp kèo dài và bàn luận nhiều vấn đề cụ thể. Tôi có cảm nhận là tổng thống Mỹ và tổng thống Nga đều hành động vì lợi ích quốc gia của hai nước và hiểu rằng cần tìm kiếm các thỏa thuận hai bên đều có lợi mà không đi theo hướng đối đầu”.
Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Rex Tillerson tuyên bố:“Giữa hai Tổng thống có sự hiểu biết nhau rất tích cực và cùng quyết tâm tìm kiếm các giải pháp đáp ứng lợi ích quốc gia của Mỹ, Nga và toàn thể cộng đồng quốc tế”. Bất chấp kiến nghị của một số nghị sỹ quốc hội Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã thảo luận với Tổng thống V.Putin về tài sản ngoại giao của Nga ở Mỹ. Đáng chú ý là phá biểu của ông Rex Tillerson sau cuộc gặp này trên báo The Duran: “Có lẽ Nga có cách tiếp cận đúng với Syria, còn có thể Mỹ có cách tiếp cận sai lầm” [4].
Nhìn chung, đây là cuộc gặp thành công đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga V.Putin trong điều kiện chủ nhân Nhà Trắng chịu sức ép rất lớn và chưa từng có từ Washington. Có thể thấy, cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga V.Putin đều là những nhà ái quốc, đều xuất phát từ lợi ích của quốc gia nhưng họ biết tìm cách thỏa hiệp nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia mình.
Trong cuộc họp báo về kết quả Hội nghị thượng đỉnh G-20, Tổng thống Nga V.Putin tuyên bố rằng ông đã thiết lập quan hệ cá nhân với ông Donald Trump. Tổng thống V.Putin cho biết thêm, trong giao tiếp cá nhân, ông Donald Trump khác nhiều so với hình ảnh trên truyền hình.
Tổng thống Nga V.Putin nhận định: “Tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta sẽ xây dựng quan hệ tương tự như cuộc gặp ngày hôm qua thì có đủ mọi cơ sở để hy vọng rằng hai nước có thể khôi phục lại được dù chỉ là một phần mức độ hợp tác mà chúng ta đang cần” [5]./.
***
Tài liệu tham khảo:
[1] Даже продолжительность встречи Трампа и Путина говорит о многом. https://www.vz.ru/politics/2017/7/7/877782.html
[2] Трамп сравнил заявления о «вмешательстве России в выборы» с ложью об оружии массового поражения в Ираке. http://pronorus.ru/…/srochno_tramp_sravnil_za…/242-1-0-12046 /.
[3] Тиллерсон анонсировал создание российско-американской рабочей группы по невмешательству. https://vz.ru/news/2017/7/7/877790.html
[4]TILLERSON: ‘Maybe Russia has the right approach to Syria and maybe the US has the wrong approach’. http://theduran.com/tillerson-maybe-russia-has-the-right-approach-to-syria-and-maybe-the-us-got-it-wrong/
[5]Путин заявил, что установил личные взаимоотношения с Трампом. https://www.pravda.ru/news/world/08-07-2017/1341172-putin-0/?from=email_subscribe
Đại tá Lê Thế Mẫu (theo Vietttimes)
----------------------------------------------
Điều gì khiến ông Putin nổi giận trong cuộc gặp Donald Trump?
Đã có tới 40 phút thảo luận căng thẳng về cái gọi là "sự can thiệp" của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ. Điều đó đã khiến tổng thống Nga Vladimir Putin nổi giận và ông cao giọng yêu cầu các bằng chứng. Dự kiến cuộc họp chỉ diễn ra trong nửa giờ, nhưng cuối cùng đã kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ.
Trên microblog Twitter của mình, tổng thống Donald Trump bình luận về cuộc đàm phán với tổng thống Vladimir Putin, ngày 07.07.2017 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg, Liên bang Đức.
Ông Trump viết: "Hai lần tôi đặt câu hỏi một cách quyết liệt với ông Putin về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng tổng thống Nga Putin dứt khoát bác bỏ cáo buộc này".
Tổng thống Mỹ bày tỏ hy vọng rằng nhóm hoạt động chung về an ninh mạng, dự kiến thành lập theo kết quả cuộc thảo luận của ông với người đồng cấp Nga, nhằm loại bỏ những vấn đề về "sự can thiệp" thông qua mạng Internet.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, trong cuộc nói chuyện, các bên đã thống nhất về một thỏa thuận ngừng bắn phía tây Syria "sẽ cứu sống nhiều mạng người". Ông cho rằng đã "đến lúc tiến về phía trước trong sự hợp tác mang tính xây dựng với Nga".
Trước đó, tờ New York Times dẫn nguồn từ một quan chức Nhà Trắng giấu tên, được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết rằng các nhà lãnh đạo của hai quốc gia trong cuộc gặp mặt ở Hamburg đã có tới 40 phút thảo luận căng thẳng về cái gọi là "sự can thiệp" của Nga trong cuộc bầu cử Mỹ. Điều đó đã khiến tổng thống Nga Vladimir Putin nổi giận và ông cao giọng yêu cầu các bằng chứng. Dự kiến cuộc họp chỉ diễn ra trong nửa giờ, nhưng cuối cùng đã kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ.(Viettimes)