Tin tức Biển Đông 2017. Cập nhật liên tục tin tức Biển Đông. Thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thông tin về hoạt động, hành xử của các bên về vấn đề BIển Đông. Trung Quốc vẫn tìm cách nuôi dưỡng Bắc Hàn
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chiều 06-09-2017:
- Cập nhật : 06/09/2017
Vấn đề Triều Tiên: Mỹ tước quyền tự quyết của Hàn Quốc?
Khi người đứng đầu Nhà Trắng chỉ trích Seoul muốn đối thoại liên Triều, cho thấy quyền tự quyết của Hàn Quốc không được tôn trọng...
Tổng thống Trump chỉ trích người đồng cấp Hàn Quốc muốn đối thoại với Bắc Hàn
Theo hãng tin CNN, Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 4/9, đã bất ngờ đưa ra lời chỉ trích người đứng đầu Nhà Xanh trong nỗ lực tìm kiếm đối thoại với Bình Nhưỡng.
Lời chỉ trích đồng minh được ông Trump đưa ra chỉ vài giờ sau khi Bình Nhưỡng cho tiến hành vụ thử bom nhiệt hạch vào trưa 3/9.
Động thái này của người đứng đầu Nhà Trắng, theo giới phân tích, sẽ gây lo ngại cho quan chức chính phủ Hàn Quốc.
Các trợ tá của Tổng thống Mỹ tiết lộ rằng, nhà lãnh đạo Mỹ ngày càng bất bình trước lập trường mà ông cho là yếu đuối của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đối với Triều Tiên là muốn đàm phán với Bình Nhưỡng để hạ nhiệt căng thẳng.
Ngày 1/9, sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa bay ngang qua lãnh thổ Nhật Bản, Tổng thống Trump cũng có cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc, mà theo CBS News, ông Trump đã nhấn mạnh không còn lúc đối thoại với Triều Tiên.
Song theo Yonhap dẫn thông báo của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, thì hai nhà lãnh đạo Mỹ - Hàn đã thống nhất phải tăng cường khả năng phòng thủ của Hàn Quốc và vẫn ưu tiên đưa Bình Nhưỡng quay lại đối thoại.
Điều đó khiến cho dư luận bán tín bán nghi, không biết thông tin từ CBS News là chuẩn xác hay từ Yonhap News là chính xác và liệu Washington có thực sự phớt lờ ý muốn giải quyết xung đột trên bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hoà bình.
Tuy nhiên sự thật đã được công khai vào ngày 3/9, khi Tổng thống Trump viết trên Twitter chỉ trích đồng minh. "Hàn Quốc đang thấy rằng, việc họ nói về thỏa hiệp với Triều Tiên sẽ không hiệu quả, họ chỉ hiểu có một điều thôi!".
Cho dù ông Trump không cho biết cụ thể "một điều" đó là gì, song theo giới phân tích như vậy cũng là quá đủ, mà không cần người đứng đầu Nha Trắng phải giải thích thêm điều gì nữa.
Bởi lẽ, qua những gì mà vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ đã thể hiện thì quyền tự quyết của người dân và chính quyền Hàn Quốc đã bị xem nhẹ, thậm chí bị tước bỏ nếu Washington thực hiện hành động không phù hợp ý nguyện của đồng minh.
Mất quyền tự quyết, Hàn Quốc sẽ mất gì?
Theo lịch sử các học thuyết chính trị, một quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với ba quyền cơ bản, đó là quyền tự do dân tộc, quyền tự quyết dân tộc và quyền bảo vệ tổ quốc. Mất 1 trong 3 quyền cơ bản này, coi như ảnh hưởng chủ quyền quốc gia.
Trong 3 quyền cơ bản của quốc gia dân tộc, thì quyền tự quyết đóng vai trò trung tâm. Những lực lượng nắm giữ vận mệnh quốc gia phải thực hiện quyền bảo vệ tổ quốc để đảm bảo quyền tự quyết dân tộc.
Quyền bảo vệ tổ quốc là quyền thiêng liêng. Vì vậy lực lượng cầm quyền phải có trách nhiệm sử dụng sức mạnh nhà nước để thực hiện tốt quyền này của quốc gia dân tộc mình.
Quyền tự do dân tộc là quyền cơ bản, nếu mất tự do dân tộc thì có thể hiểu là mất nước. Do vậy trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, lực lượng cầm quyền đều phải đảm bảo được quyền tự do cho quốc gia dân tộc mình.
Từ trước tới nay vấn đề độc lập và chủ quyền đều được xem là biểu hiện của quyền cơ bản của các quốc gia dân tộc. Dù lực lượng cầm quyền xây dựng chính sách dựa trên nền tảng tư tưởng nào, song quyền cơ bản của quốc gia dân tộc thì luôn không có gì khác biệt.
Một quốc gia được hình thành, một nhà nước được ra đời, không thể là một quốc gia độc lập, có chủ quyền nếu nguyên tắc tồn tại của nó không gắn liền với vấn đề bảo vệ quyền cơ bản của quốc gia dân tộc ấy.
Khi Hiệp định đình chiến cho Chiến tranh Triều Tiên được ký kết, nó đã trở thành công cụ quan trọng đảm bảo cho chiến lược của Mỹ tại vùng Viễn Đông, song nó cũng đồng thời khiến cho quyền tự quyết của người Nam Hàn phụ thuộc vào tính toán của người Mỹ.
Sau khi Washington và Seoul ký kết với Hiệp ước anh ninh chung Mỹ - Hàn vào năm 1954, thì quyền dân tộc cơ bản của Hàn Quốc càng bị bó hẹp hơn, sau khi Mỹ trở thành lực lượng bảo trợ an ninh cho xứ Nam Hàn.
Cho dù, theo Hiệp ước an ninh chung thì đảm bảo an ninh cho Hàn Quốc là sự phối kết hợp giữa lực lượng quân sự của hai bên, song trách nhiệm gần như hoàn toàn thuộc về Mỹ.
Và nay, khi người đứng đầu Nhà Trắng chỉ trích chính quyền Hàn Quốc muốn tìm kiếm cơ hội cho đối thoại liên Triều, cho thấy vấn đề không còn lả Mỹ bảo trợ an ninh cho Nam Hàn, mà quyền tự quyết của Hàn Quốc đã không được tôn trọng.
Washington tạo sự mơ hồ giữa việc bảo trợ và xâm phạm quyền dân tộc cơ bản của đồng minh
Giới phân tích cho rằng, trong quan hệ đồng minh chiến lược giữa Mỹ và Hàn Quốc, rất khó có thể phân được rõ hành động nào nằm trong giới hạn sự bảo trợ đồng minh của Mỹ, hành động nào xâm phạm quyền dân tộc cơ bản của Hàn Quốc.
Và việc tạo ra sự mơ hồ ấy là một sự tính toán khôn ngoan của người Mỹ.
Nó giúp cho Washington khai thác tối đa lợi ích trong quan hệ với đồng minh và tạo sự lệ thuộc của đồng minh vào Mỹ.
Có thể thấy rằng, khi tạo ra công cụ khắc chế với sự trỗ dậy của Hàn Quốc và sự miễn nhiễm của Seoul với ngoại giao nước lớn, Washington đã hạn chế tới mức tối đa quyền tự quyết của Hàn Quốc trong vòng kiểm toả của lợi ích Mỹ.
Sư mơ hồ giữa việc tôn trọng hay xâm phạm quyền tự quyết dân tộc sẽ khiến cho thực thể chính trị đại diện chủ quyền quốc gia thiếu kiên quyết, rồi có thể khiến cho cả một quốc gia dân tộc phải phụ thuộc, lệ thuộc vào thế lực khác.
Với những công cụ gây mê “cùng nhìn về lợi ích toàn cục”, từ đó có thể dẫn tới đánh đồng khái niệm, đảo điên bạn thù, từ đó khiến cho chính bộ máy cầm quyền lại kiềm chế lòng yêu nước của người dân và phục vụ cho lợi ích của thế lực khác.
Theo CNN, một trong những nguyên nhân khiến cho Tổng thống Donald Trumnp không đồng thuận với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là do lợi ích của Mỹ bị ảnh hưởng trong quan hệ với người đồng minh chiến lược.
Bởi trước đó, chính ông Trump công khai xem xét hủy bỏ Thỏa thuận thương mại tự do Mỹ - Hàn Quốc. Điều đó cộng hưởng với ý định thúc đẩy đàm phán liên Triều khiến cho mâu thuẫn Mỹ - Hàn có thể gia tăng.
Chỉ có điều, nếu sự kết hợp giữa Mỹ và Hàn Quốc lệch pha trong vấn đề Triều Tiên mà Seoul phải thực hiện những hành động không theo ý mình, không phù hợp với ý nguyện người dân xứ Nam Hàn thì rõ ràng quyền tự quyết của Hàn Quốc đã bị người đồng minh tước bỏ. (Ngọc Việt - ĐVO)
---------------------------
Thảm họa khủng khiếp Triều Tiên có thể phải hứng chịu do thử bom nhiệt hạch
Nếu ngọn núi Punggye-ri, nơi Triều Tiên chọn làm địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân bị sụp đổ, bức xạ sẽ rò rỉ ra khắp khu vực kéo theo những hậu quả khôn lường.
Tuyên bố trên được các nhà khoa học tới từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tại Hợp Phì, An Huy đưa ra sau khi phân tích khả năng ngọn núi trải qua 5 vụ thử nghiệm hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên có nguy cơ sụp đổ dựa trên dữ liệu được thu thập từ hơn 100 trung tâm giám sát động đất ở Trung Quốc.
Ông Wang Naiyan, cựu Chủ tịch của Hiệp hội Hạt nhân Trung Quốc, cũng là nhà nghiên cứu cấp cao về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này khẳng định, nếu nhận định trên đáng tin cậy, nguy cơ về một thảm họa môi trường khủng khiếp mà Triều Tiên và thậm chí cả Trung Quốc phải hứng chịu là không thể bỏ qua.
"Một cuộc thử nghiệm khác có thể khiến ngọn núi sụp đổ, để lại một lỗ hổng mà từ đó các chất phóng xạ có thể thoát ra ngoài và phát tán ra các khu vực xung quanh bao gồm cả Trung Quốc", chuyên gia này nhận định.
Theo ông Wang, không phải ngọn núi nào cũng thích hợp để thử hạt nhân. Về mặt lý thuyết, ngọn núi phù hợp phải đáp ứng các yêu cầu như đỉnh cao, nhưng không quá dốc. Dù vậy, do diện tích hạn chế và thường xuyên phải giấu các vụ thử nghiệm, Triều Tiên không có quá nhiều lựa chọn.
Chuyên gia tới từ Trung Quốc cho rằng Punggye-ri, ngọn núi nằm ở tỉnh Bắc Hamgyong có thể trụ vững được thêm bao lâu nữa hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí mà Triều Tiên chọn đặt quả bom thử nghiệm.
"Nếu quả bom được đặt ở đáy các đường hầm đứng, thiệt hại từ các vụ nổ sẽ ít hơn. Tuy nhiên, những kiểu hầm dạng này thường rất khó xây dựng với chi phí cao.
Cùng với đó, việc lắp đặt cáp và các cảm biển thu thập dữ liệu từ vụ nổ cũng sẽ rất khó khăn. Trong khi đó, mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều với đường hầm nằm ngang. Nhưng đổi lại nguy cơ phần chóp núi bị thổi tung sẽ tăng lên rất nhiều", ông Wang phân tích.
Mặc dù vậy, ông này cũng đề cập tới khả năng các tính toán của các nhà khoa học tới từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc có thể không hoàn toàn chính xác.
"Các đợt sóng địa chấn thường truyền qua nhiều loại đá khác nhau. Vì vậy, nếu dùng các phân tích dựa trên sóng xung kích mà vụ nổ gây ra có thể không hoàn toàn chính xác".
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học lo ngại những hậu quả có thể xảy đến sau các thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng
Nhiều chuyên gia địa chất cũng từng lo ngại về kịch bản núi lửa Paekdu sát biên giới Trung Quốc phun trào sau các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Nếu xảy ra, đó có thể sẽ là một vụ phun trào cực lớn, đe dọa sinh mạng hàng chục nghìn người Trung Quốc và Triều Tiên.
Một vụ phun trào lớn từng xảy ra ở núi lửa này vào năm 946 được đánh giá là một trong những vụ phun trào lớn nhất lịch sử, làm xuất hiện lòng chảo đường kính 5 km trên đỉnh núi.
Hiện có khoảng 1,6 triệu người sống trong phạm vi 100 km quanh ngọn núi lửa chỉ cách bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên khoảng 116 km.(VTC)
------------------
Mỹ cho phép Hàn Quốc dùng đầu đạn hạt nhân mạnh hơn để đối phó với Triều Tiên
Nhà Trắng vừa thông báo, Tổng thống Donald Trump đã đồng ý “về mặt nguyên tắc” dỡ bỏ giới hạn trọng lượng cho đầu đạn hạt nhân được phép gắn trên tên lửa của Hàn Quốc trong bối cảnh Triều Tiên vừa tiến hành thử hạt nhân lần thứ 6.
Reuters trích tuyên bố từ Nhà Trắng cho hay, trong cuộc điện đàm hôm thứ Hai 4/9 (giờ địa phương) với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Trump cũng chấp thuận cho phép Hàn Quốc mua hàng tỷ USD vũ khí từ Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cũng cho biết hai nhà lãnh đạo đã đồng ý hủy bỏ giới hạn trọng lượng cho đầu đạn hạt nhân cũng như nhất trí áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh nhất lên Bình Nhưỡng thông qua nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vừa tiến hành điện đàm về Triều Tiên. Nguồn: Korea Herald
Theo thỏa thuận tên lửa hiện hành giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc, đầu đạn hạt nhân mà Seoul được phép gắn lên tên lửa của mình chỉ tối đa là 500 kg. Thỏa thuận được sửa đổi lần cuối năm 2012 này đang trong quá trình tiếp tục thay đổi trước một loạt vụ thử tên lửa mà Triều Tiên thực hiện trong năm nay sau khi ông Moon nhậm chức Tổng thống, trong đó có cả hai vụ phóng tên lửa liên lục địa.
Việc gỡ bỏ giới hạn cân nặng của đầu đạn hạt nhân có thể cho phép Hàn Quốc tấn công Triều Tiên bằng hỏa lực mạnh hơn nếu xảy ra một cuộc xung đột quân sự. Tuy nhiên, các tên lửa của Hàn Quốc có thể vẫn bị giới hạn ở tầm bắn khoảng 800 km. Hiện vẫn chưa có sự thay đổi nào về tầm bắn của tên lửa trong tuyên bố của Nhà Xanh.
Trước đó, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Moon cho hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần tìm kiếm các biện pháp cắt đứt nguồn thu nhập ngoại tệ của Triều Tiên từ các công nhân làm việc tại nước ngoài và các chuyến tàu chở dầu.
Phần lớn các nhà phân tích và nghị sĩ đều đồng tình rằng cắt bỏ nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế nước này. Việc bây giờ chỉ còn là chờ xem liệu Trung Quốc, đối tác lớn nhất của Bình Nhưỡng, có đồng ý hợp tác hay không.
Cũng trong ngày 4/9, Hàn Quốc cho hay đã đàm phán với Mỹ về việc triển khai thêm tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược tới bán đảo Triều Tiên sau khi có nhiều dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể tiến hành phóng thêm tên lửa liên lục địa.
Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công một quả bom nhiệt hạch hôm 3/9 vừa qua. Hành động này đã khiến cộng đồng quốc tế “dậy sóng” và Mỹ cũng không quên đưa ra cảnh báo về sự đáp trả quân sự “cực lớn” nếu Washington hay các đồng minh bị đe dọa.(Infonet)