Những căng thẳng gần đây liên quan đến tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư khiến nhiều người liên tưởng đến một cuộc xung đột quân sự Trung-Nhật trên biển.
Báo TQ: Nhật đủ plutonium để sản xuất hàng chục nghìn quả bom hạt nhân
- Cập nhật : 12/10/2016
Nhật Bản hiện đã trở thành nước sở hữu plutonium cấp vũ khí lớn nhất trên thế giới, trữ lượng nguyên tố plutonium đã vượt kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Tên lửa đẩy H2 của Nhật Bản |
Tờ “Nhật báo Bắc Kinh” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, gần đây Ủy ban Quân sự quốc tế và Giải trì quân bị của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra dự thảo nghị quyết nhằm cắt giảm vũ khí hạt nhân. Nhưng khi ủy ban yêu cầu Nhật Bản ký, lại bị Chính phủ Nhật Bản từ chối.
Chuyên gia quân sự Mỹ phân tích cho rằng, hành động này của Nhật Bản là để mở đường cho họ trang bị vũ khí hạt nhân trong tương lai. Mặc dù Nhật Bản là người chịu thiệt hại của bom hạt nhân (bom nguyên tử) trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng họ vẫn chẳng bao giờ quên sở hữu vũ khí hạt nhân.
Có thể chế tạo được vũ khí hạt nhân trong vòng 183 ngày
Theo hãng Kyodo Nhật Bản, cuối tháng 10/2012, tại một cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản chính thức cho biết, Chính phủ Nhật Bản không đồng ý với dự thảo nghị quyết về cắt giảm vũ khí hạt nhân được 18 nước trong đó có Thuỵ Sĩ kêu gọi tại Liên Hợp Quốc.
Ông giải thích rằng, dự thảo này “hoàn toàn không thống nhất với chính sách an ninh của Nhật Bản”, không thể duy trì tính thống nhất về chính sách an ninh của Nhật Bản…
Động thái này của Nhật Bản hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. Tháng 6/2012, Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật sửa đổi “Luật cơ bản năng lượng nguyên tử”.
Trong phương châm cơ bản nghiên cứu, sử dụng và khai thác năng lượng hạt nhân, dự luật đã bổ sung thêm câu “có lợi cho bảo đảm an ninh của quốc gia”.
Nhật Bản có công nghệ hạt nhân phát triển |
“Luật cơ bản năng lượng nguyên tử” là luật quy định phương châm nghiên cứu, khai thác, sử dụng năng lượng hạt nhân, trong đó luật này luôn quy định “khai thác năng lượng hạt nhân giới hạn ở mục đích hòa bình”.
Các nhà phân tích lo ngại, 34 năm qua, lần đầu tiên Nhật Bản sửa đổi điều khoản, rất có thể là để mở đường cho ứng dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích quân sự. Bởi vì, ở Nhật Bản, bảo đảm an ninh thường được hiểu là “phòng vệ và quân sự”.
Có phân tích cho rằng, hai năm gần đây thế lực cánh hữu Nhật Bản ngày càng phát triển, những lời kêu gọi cần sở hữu vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.
Thị trưởng Tokyo Shihara Jintaro gần đây tuyên bố, Nhật Bản có thể nghiên cứu chế tạo được vũ khí hạt nhân trong vòng 1 năm. Thậm chí, có một số cựu quan chức cấp cao Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng kêu gọi sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trên thực tế, một số chính khách Nhật Bản chưa bao giờ ngừng kêu gọi trang bị vũ khí hạt nhân để phòng thủ. Ngay từ tháng 5/1957, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là Kishi Nobusuke đã nói rõ ràng rằng, để tự vệ, không loại trừ sở hữu vũ khí hạt nhân.
Công nghệ hạt nhân Nhật Bản rất phát triển |
Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng, Nhật Bản muốn thực sự sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không hề dễ dàng, bởi vì họ không chỉ chịu sự trói buộc bởi chế độ “Ba nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân”, sự “kiềm chế” của người dân trong nước, mà Mỹ có lẽ cũng không dễ dàng đồng ý.
James Holmes, giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ đã có bài viết trên tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản cho rằng, nhận thức truyền thống và tư duy thông thường đều định vị Nhật Bản là “đối tượng đặc biệt không phổ biến vũ khí hạt nhân”, đồng thời coi Nhật là “quốc gia không thể sở hữu vũ khí hạt nhân nhất”.
Thực ra, hàm ý của nó là, nếu người dân và các nhà lãnh đạo chính trị Nhật Bản giải quyết được vấn đề “phải chăng sở hữu vũ khí hạt nhân”, thì lập tức Nhật Bản có thể đạt được đột phá về chất, trở thành một quốc gia sở hữu hạt nhân thực sự.
Theo tính toán thông thường, Nhật Bản nghiên cứu chế tạo ra vũ khí hạt nhân và đưa vào sử dụng chỉ mất thời gian khoảng 6 tháng đến 1 năm. Các nhà thiết kế bom hạt nhân Nhật Bản hoàn toàn có thể có được thiết bị nổ hạt nhân sơ cấp trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng với tư cách là vũ khí hạt nhân sẵn sàng sử dụng trên chiến trường, còn có một khoảng cách thời gian rất dài. Ngay từ năm 1995, tạp chí “Đá quý” Nhật Bản tiết lộ, Nhật Bản có thể chế tạo bom nguyên tử trong 183 ngày.
Dự trữ nguyên liệu hạt nhân vượt Mỹ
Theo quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), độ tinh khiết uranium hoặc plutonium của nguyên liệu bom hạt nhân đạt 92-93% được gọi là “cấp vũ khí”, nó đạt tới lượng nhất định sẽ có thể gây nổ hạt nhân.
Bom nguyên tử/hạt nhân có uy lực mạnh |
Thông thường cho rằng, sử dụng 12-16 kg uranium, 6-9 kg plutonium cấp vũ khí thì có thể chế tạo được thiết bị nổ hạt nhân. Nhưng có người cho rằng, sử dụng phương pháp công nghệ cao, sử dụng 1-3 kg plutonium, 2,5-5 kg uranium thì có thể gây nổ hạt nhân.
Hơn nữa, những người có chút ý thức thông thường về hạt nhân đều biết, “plutonium cấp lò phản ứng” có hàm lượng plutonium 239 tương đối thấp, trải qua tinh chế của nhà máy xử lý hậu nhiên liệu hạt nhân, thì có thể trở thành “plutonium cấp vũ khí” cao cấp.
Theo bài báo của TQ tuyên truyền, Nhật Bản luôn lấy cớ điện hạt nhân để tích trữ nguyên liệu hạt nhân. Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, do sức ép của cộng đồng quốc tế và sự phản đối của người dân, Chính phủ Nhật Bản không thể sản xuất hoặc nhập khẩu lượng lớn nguyên tố plutonium, cho nên tìm ra biện pháp biến hóa: lấy tái sử dụng năng lượng làm danh nghĩa, vận chuyển phế liệu hạt nhân đã từng sử dụng ở nhà máy điện hạt nhân tới Tây Âu, sau khi xử lý lấy được plutonium có độ tinh khiết cao, đồng thời “bí mật” đưa nhiều nguyên tố plutonium hơn về nước.
Từ năm 1999-2005, Nhật Bản mỗi năm vận chuyển từ Tây Âu về nước khoảng 900 kg plutonium, vượt xa lượng thu về từ tái xử lý phế liệu hạt nhân. Nếu lấy 900 kg plutonium sử dụng toàn bộ cho chế tạo bom hạt nhân, có thể sản xuất 60 quả bom hạt nhân hàng năm.
Theo tính toán của chuyên gia Mỹ, Nhật Bản hiện đã trở thành nước sở hữu plutonium cấp vũ khí lớn nhất trên thế giới, trữ lượng nguyên tố plutonium của họ đã vượt số lượng 100 tấn trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, có thể sản xuất hàng chục nghìn quả bom hạt nhân, đồng thời đang tăng lên với tốc độ khoảng 5 tấn mỗi năm.
Hiroshima hoang tàn sau khi bị Mỹ thả bom nguyên tử |
Nhật Bản sở hữu công nghệ lò phản ứng tái tạo, công nghệ này luôn là trọng điểm và khó khăn trong nghiên cứu công nghệ hạt nhân. Sự phức tạp của công nghệ xây dựng lò phản ứng tái tạo và việc đầu tư khổng lồ cho nó vượt xa phát triển vũ khí hạt nhân, nó từng làm cho một số nước buộc phải chấm dứt chương trình xây dựng.
Nhưng, trong 10 năm, Nhật Bản không ngại bỏ ra 6 tỷ USD đầu tư, xây dựng được lò phản ứng tái tạo neutron “Monju”, đồng thời vào tháng 8/1995, thử vận hành phát điện thành công.
Đồng thời, Nhật Bản còn sở hữu công nghệ phản ứng nhiệt hạch hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, đây là công nghệ then chốt trong nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử.
Hiện nay, Nhật Bản có khả năng nổ bom hạt nhân mô phỏng trên máy tính siêu mạnh. Về công nghệ, thử hạt nhân mô phỏng trên máy tính có ý nghĩa to lớn đối với việc tiếp tục nghiên cứu chế tạo và hoàn thiện vũ khí hạt nhân kiểu mới.
Theo bài báo, Nhật Bản đã nghiên cứu thành công máy tính siêu tốc với tốc độ tính toán đạt 600 tỷ lần/giây, hoàn toàn có khả năng tiến hành thử nghiệm mô phỏng máy tính đối với nổ hạt nhân.
Khả năng chế tạo bom hạt nhân rất mạnh
Do đầu đạn của tên lửa đạn đạo bay lên độ cao vài trăm đến vài nghìn km, quay trở về bầu khí quyển với tốc độ cao, môi trường bay rất khắc nghiệt, rất nhiều nước sở hữu tên lửa đạn đạo đều giậm chân tại chỗ do không thể vượt qua trở ngại công nghệ này. Trong khi đó, trên lĩnh vực có liên quan, Nhật Bản có ưu thế công nghệ được thế giới công nhận.
Thảm họa hạt nhân |
Tên lửa xuyên lục địa, tầm trung, tầm xa đi vào bầu khí quyển với tốc độ 4,3-7,3 km/giây và góc chếch 40-200, đầu đạn tên lửa ở xa có thể nóng lên tới 3.000-4.000 0C, đầu đạn tên lửa xuyên lục địa nóng bằng bề mặt Mặt Trời là 6.000-10.000 0C. Phải chịu môi trường khắc nghiệt, cần có vật liệu tốt.
Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, từng sử dụng hợp kim wolfram có điểm nóng chảy cao nhất để chế tạo mũi đầu đạn. Nhưng, điểm nóng chảy của hợp kim wolfram cũng không quá 3.500 0C, hơn nữa độ dày rất lớn, sớm bị loại bỏ.
Năm 1969, Công ty Toray Nhật Bản sản xuất được lô sợi carbon có độ bền cao trên thế giới. Khởi đầu từ đó, Nhật Bản sau này đã chế tạo được vật liệu chịu nhiệt tốt.
Với ưu thế công nghệ trong lĩnh vực vật liệu composite carbon/carbon, có thể cho rằng, một khi Nhật Bản đưa ra quyết định, họ sẽ rất nhanh chế tạo được đầu đạn hạt nhân của tên lửa tầm trung, tầm xa và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Ngoài vấn đề chịu nhiệt, đầu đạn của tên lửa đạn đạo hiện đại còn đối mặt với 2 vấn đề khó là kiểm soát độ chính xác điểm rơi (tức dẫn đường chính xác, dẫn đường đầu cuối) và chống đánh chặn (tức đột phá phòng thủ/phòng không).
Mọi người đều biết, trên 2 lĩnh vực này, Mỹ dẫn trước thế giới, nhưng họ thường dựa vào Nhật Bản nhập khẩu công nghệ và linh kiện điện tử có độ chính xác cao.
Mùa hè năm 1985, sau khi thực hiện “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star Wars) không lâu, Mỹ yêu cầu cơ quan nghiên cứu công nghệ của Cục Phòng vệ Nhật Bản cung cấp thiết bị tìm kiếm hình ảnh của Công ty Toshiba. Loại thiết bị này có thể không bị tia hồng ngoại và radar gây nhiễu, có hiệu quả hơn phương pháp định vị, theo dõi thông thường.
Từ những thiết bị, công nghệ mà Mỹ mua của Nhật Bản (như thiết bị gallium arsenide, công nghệ sub-micron, công nghệ nhận biết hình ảnh…) ta có thể nhận thấy, Nhật Bản có thực lực to lớn cả về “dẫn đường chính xác” và “đột phá phòng không/thủ”.
Đứng đầu thế giới về công nghệ đẩy đầu đạn hạt nhân
Từ thập niên 50 của thế kỷ 20, Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy hiện đại. Tháng 2/1970, họ sử dụng tên lửa thể rắn lớp 3 L-4S đưa vệ tinh Osumi nặng 24 kg vào vũ trụ, trở thành quốc gia thứ tư sử dụng tên lửa đẩy của mình để phóng vệ tinh.
Sau khi nhập công nghệ tên lửa Delta tiên tiến của Mỹ vào thập niên 70 của thế kỷ 20, Nhật Bản đẩy nhanh các bước phát triển sự nghiệp không gian. Hơn 20 năm qua, họ đã sử dụng 11 loại tên lửa loạt L, M, N, H, J5, đã phóng hơn 50 vệ tinh với các quỹ đạo khác nhau, trở thành một nước lớn không gian có thực lực hùng hậu.
Nhật Bản sở hữu công nghệ tên lửa đẩy dẫn trước thế giới |
Các hoạt động phóng thường xuyên đã giúp Nhật Bản tích lũy được kinh nghiệm phong phú và đạt trình độ hàng đầu thế giới trên các phương diện như lĩnh vực tên lửa thể rắn (gồm thuốc phóng/nhiên liệu đẩy của động cơ, công nghệ ống phun/nozzle, vật liệu) và công nghệ kiểm soát, phóng tên lửa.
Giữa “tên lửa đẩy không gian thể rắn” và “tên lửa đạn đạo thể rắn” rất gần gũi về công nghệ. Nếu lấy vệ tinh (được tên lửa đẩy mang theo) thay thế bằng đầu đạn của tên lửa hoặc bom hạt nhân, thay đổi quỹ đạo bay, nó sẽ trở thành tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hạt nhân có thể tấn công các mục tiêu mặt đất. Các chủng loại tên lửa thể rắn của Nhật Bản tương đối nhiều, có thể tạo thành các loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và xuyên lục địa.
Có thể thấy, Nhật Bản hoàn toàn có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân, không thể coi nhẹ những lời kêu gọi “răn đe hạt nhân” của các chính khách Nhật Bản trong những năm qua, mà cần quan tâm đến các động thái phát triển vũ khí hạt nhân của Nhật Bản.
Mấy chục năm qua, một loạt các nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật Nhật Bản, được trưởng thành nhờ phát triển điện hạt nhân dân dụng, đã tận dụng nền tảng công nghiệp hạt nhân và ưu thế công nghệ cao, tiến hành những công việc (mà các nước công nghiệp hóa bình thường không theo kịp) trên lĩnh vực phản ứng nhiệt hạch hạt nhân có liên quan chặt chẽ tới bom hạt nhân thế hệ thứ hai, thậm chí họ có kế hoạch đổ bộ lên Mặt Trăng trong thế kỷ 21, thu lấy đê-u-tri-um (deuterium) và tri-ti-um (tritium, T) có trữ lượng phong phú trên Mặt Trăng, mà việc kết hợp phản ứng hỗn hợp và phản ứng phân tách giữa đê-u-tri-um và tri-ti-um có thể chế tạo ra bom khinh khí (bom Hy-đrô).
Tên lửa đẩy H2 của Nhật Bản |
Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ nâng cao khả năng răn đe chiến lược
Báo Trung Quốc viết, sở hữu vũ khí hạt nhân là một sự cấm kị lớn của Nhật Bản, rất nhiều chính khách cấp tiến của Nhật Bản lại đang tìm cách phá đi sự cấm kị này, cho rằng trang bị vũ khí hạt nhân có thể nâng cao khả năng răn đe chiến lược cho Nhật Bản, đồng thời cũng là một vấn đề rất có thể diện.
Nhưng, một bản báo cáo nghiên cứu tuyệt mật của Chính phủ Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản không phải là không thể mà là không dám sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi vì sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ nguy hiểm hơn 1.000 lần so với không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Nhật Bản nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân trước hết sẽ bị nhìn nhận về ngoại giao, đối với một nước thiếu thốn tài nguyên như Nhật Bản, đây là điều không thể chịu đựng được. Chỉ cần cộng đồng quốc tế tiến hành trừng phạt và phong tỏa thương mại đối với Nhật Bản, nền kinh tế Nhật Bản sẽ khó khăn - báo TQ nhận định.
Tuy nhiên, để điều này xảy ra hoàn toàn khó có căn cứ, hơn nữa người Nhật Bản luôn biết mình là ai.... Bao TQ cho rằng, nếu bị phong toả, không có dầu mỏ thì máy bay, xe tăng sẽ không hoạt động được, sẽ không tiến hành được chiến tranh hiện đại, càng chưa nói đến chiến lược hạt nhân.
Đồng thời, nghiên cứu chế tạo lượng lớn vũ khí hạt nhân cần động viên đông đảo nhân viên kỹ thuật của cả nước và sự ủng hộ của người dân, đây cũng là khó khăn rất lớn của Nhật Bản, trong khi đó lượng vũ khí hạt nhân ít thì không thể tạo ra được khả năng răn đe.
Ngoài ra, diện tích lãnh thổ Nhật Bản hẹp là điểm yếu trong răn đe chiến lược hạt nhân của Nhật Bản. Một khi xảy ra chiến tranh hạt nhân với nước khác, một đất nước không có chiều sâu chiến lược như Nhật Bản sẽ bị thiệt hại nặng chỉ bằng vài quả bom hạt nhân.
Vì vậy, thành viên cốt lõi tham dự nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Chính phủ Sato Eisaku trước đây, giáo sư danh dự Đại học Sophia, ông Rōyama Michio từng nói: “Trong những người ‘tham gia nghiên cứu vũ khí hạt nhân’, không có ai tích cực cổ vũ cho trang bị vũ khí hạt nhân. Bởi vì, Nhật Bản căn bản không có điều kiện cần thiết để xây dựng khả năng chiến đấu hạt nhân với các nước lớn. Điều quan trọng hơn là, vũ khí hạt nhân là hạ sách, lựa chọn vũ khí hạt nhân chính là lựa chọn đối đầu với tất cả các nước. Thà nói là trở ngại Hiến pháp, còn hơn là nói về địa-chính trị không cho phép chúng ta như vậy”.