Theo tạp chí National Interest, Nga sẽ cho hạ thủy tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen thứ hai vào ngày 30/3 tới. Tàu được đặt tên là Kazan và sẽ được trang bị nhiều thiết bị hiện đại hơn người anh em cùng lớp Severodvinsk.
Tàu Hải quân Mỹ USS Mount Whitney tại cảng Gdynia (Ba Lan). Ảnh Zuma/TASS)
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành thay đổi lớn trong chiến lược quân sự. Thay vì cắt giảm ngân sách, ông quyết định đóng thêm hàng chục tàu ngầm, tàu tuần dương và khu trục
Quyết định của Tổng thống Donald Trump tập trung vào việc xây dựng lực lượng hải quân toàn cầu mạnh, phù hợp với chiến lược quân sự lâu đời của Mỹ. Nó bắt nguồn từ các công trình của Chuẩn đô đốc Alfred Thayer Mahan (1840-1914) - nhà tư tưởng về lý thuyết bành trướng, người tin rằng một hạm đội mạnh sẽ thúc đẩy các lợi ích thương mại của Mỹ ở trong nước và ở nước ngoài. Đó là điều mà các nhà phân tích Mỹ viết trên ấn phẩm nổi tiếng Defence News.
Bởi vậy, các chuyên gia đã liên hệ chiến lược này với chuyến thăm của ông Trump mới đây tới tàu sân bay "Gerald R. Ford" đang được hoàn thiện tại Newport, và sẽ sớm đưa vào hoạt động. Nhà lãnh đạo nước Mỹ dự tính, trong tương lai sẽ tăng số lượng tàu chiến từ 272 lên 350 chiếc, trong khi kế hoạch trước đây dưới thời Tổng thống Barack Obama chỉ là tăng lên 308 tàu.
Xin nhắc lại rằng, trong một bài phát biểu của mình trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 10/ 2016, Trump tuyên bố, kế hoạch xây dựng một hạm đội gồm 350 tàu sẽ là sự cải tổ lớn nhất của các lực lượng vũ trang Mỹ kể từ thời Ronald Reagan. Theo ông, điều này sẽ đòi hỏi những nỗ lực trên phạm vi toàn quốc. Con số (tàu) được đưa ra bởi Trump, như báo chí đã viết, lần gần đây nhất được nhắc tới trong Hải quân Mỹ là vào năm 1998.
Tuy nhiên, các tác giả của Defence News cho rằng, hiện vẫn chưa rõ, con số tàu của Hải quân mà ông chủ Nhà Trắng hướng tới, liệu có đáp ứng đủ các yêu cầu của nước Mỹ trong thế kỷ 21 hay không? Ngoài ra, cũng chưa có trả lời cho câu hỏi, cuộc ‘cải tổ” này có phải là một phần của kế hoạch chiến lược hay chỉ là mong muốn (của tổng thống) đơn thuần có trong tay một sức mạnh quân sự lớn hơn? Rồi cũng chưa rõ, những ưu tiên của các chương trình đóng tàu là gì? Cụ thể là những loại tàu nào cần cho Hải quân.
Thậm chí, ngay cả ý định của vị tân Tổng thống tăng ngân sách quốc phòng lên thêm 54 tỷ đô la, thì cũng không đủ để đảm bảo cho tham vọng đóng thêm 78 con tàu mới. Chỉ tính riêng tàu sân bay "Gerald R. Ford" cũng đã ngốn của ngân sách khoảng chừng 13 tỷ đô la rồi. Do vậy, để có được con số 350 tàu chiến, chính quyền Trump chắc sẽ giảm bớt ngân sách viện trợ cho các nước khác, giảm chi bảo vệ môi trường…Những biện pháp như vậy đã bị các giới chính trị và quân sự phê phán kịch liệt.
Tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt trong một lần thử nghiệm trên biển
Xin lưu ý, mùa Thu năm 2016, hạ viện Mỹ đã thảo luận sôi nổi về báo cáo chuyên đề về chuyện 350 tàu chiến, trong đó các chuyên gia đặt ưu tiên cho các tàu mặt nước mới có tầm hoạt động khắp đại dương và các tàu ngầm đa nhiệm. Tháng 12/2016, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson tuyên bố, công nghiệp quốc phòng Mỹ đã sẵn sàng và có khả năng tăng công suất đóng tàu nếu Tổng thống Trump thực hiện lời hứa mở rộng Hải quân của mình.
Bình luận về vấn đề đã nêu trên trang Defence News, Thiếu tướng nghỉ hưu Pavel Zolotov, nguyên giám đốc Trung tâm Phân tích thông tin Bộ Quốc phòng Nga có nhận xét rằng, những ý kiến nêu trên phản ánh sự thảo luận tích cực tại Mỹ về chương trình dài hạn xây dựng cấu trúc mới của Hải quân Mỹ tầm nhìn đến 2030.
Theo ông Zolotov, hiện nay, tại Quốc hội Mỹ có những tài liệu do các tổ chức khoa học dân sự soạn thảo, đưa ra những cơ sở cho việc cần thiết phải tăng số lượng tàu trong thành phần hạm đội. Từ đó đặt ra các nhiệm vụ nhằm khẳng định vai trò của Mỹ như là cường quốc dẫn đầu và tạo khả năng cho phép Mỹ triển khai sức mạnh trong những điều kiện mới tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Đánh giá tiềm năng phát triển của hạm đội, các chuyên gia Mỹ đi đến kết luận rằng, trong thành phần của Hải quân cần có nhiều tầu ngầm đa nhiệm và các tàu cỡ nhỏ hơn, đồng thời họ cũng nhấn mạnh rằng, một chương trình như vậy chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng đáng kể ngân sách quân sự. Nhân tiện cũng cần nói thêm, tất cả thông tin về quyết định của Trump tăng chi tiền cho lực lượng vũ trang thâm mấy chục tỷ đô la không phải dựa trên ý muốn của vị tân Tổng thống mà là dựa trên các báo cáo phân tích cấu trúc hải quân. Theo bình diện đó thì câu chuyện không còn là tăng số lượng các tàu tên lửa hay các tàu ngầm tấn công, mà còn là sự triển khai quy mô lớn các thiết bị ngầm không người lái tại khắp các vùng trên đại dương.
Trả lời câu hỏi: “Bên cạnh việc mở rộng hạm đội, Trump cũng nhắc tới nhiệm vụ tăng số lượng các tiểu đoàn chiến đấu từ 24 lên 36, tương tự, quân số lục quân từ 475 lên 540 nghìn người. Có khả năng đồng thời tăng cường năng lực của cả hải quân, lục quân và hải quân đánh bộ không?”, ông Zolotov trả lời: “Tôi cho rằng có thể. Có một điều, có lẽ cũng có lợi cho nước Nga – đó là việc các nhân sự như tân chủ nhân Lầu Năm góc James Mattis, những người đó chưa nghe nhiều về các cuộc xung đột hiện đại. Bởi thế họ coi yếu tố hạt nhân như là một điều gì đó để đảm bảo thế cân bằng, nhưng thực ra yếu tố này rất khó có thể sử dụng. Trong giai đoạn hiện đại hóa các lực lượng tiến công chiến lược, người Mỹ xem ra cũng đi theo cách hiện đại hóa với chi phí thấp nhất, vì thế họ sẽ dựa chủ yếu vào các lực lượng thông thường”.
Phó giám đốc Viện Phân tích chính trị - quân sự Aleksandr Khramchikhin thì nhận xét: “Mục tiêu quan trọng nhất của Donald Trump mà ông không hề giấu diếm, đó là phát huy năng lực của nghành công nghiệp đất nước, nhất là các ngành công nghệ cao. Rõ ràng là lãnh đạo mới của Nhà Trắng dự định trước hết là kiềm chế Trung Quốc, nhưng nhìn chung vẫn đặt mục tiêu là đưa nước Mỹ trở thành quốc gia hùng mạnh nhất, bởi hiện tại đã xuất hiện những nghi ngờ về tiềm lực của Mỹ.
Khi được hỏi: “Các chuyên gia trang Defence News có nhận xét rằng, Mỹ hiện đang có vấn đề với quan điểm sử dụng Hải quân?”, ông Khramchikhin bày tỏ: “Trước đây, người Mỹ có quan điểm rõ ràng theo công thức “hạm đội đối bờ”, bởi vì sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, họ nghĩ rằng, họ không có đối thủ trên biển. Giờ đây, bỗng nhiên có cảm giác, cần phải điều chỉnh lại công thức trên, nhưng chính thế nào thì lại là vấn đề. Ví dụ, hạm tàu kiểm soát bờ biển gần của Hải quân Mỹ, nói thẳng ra là một trò vớ vẩn: chúng quá đắt tiền trong khi tiềm năng tác chiến lại quá thấp, cùng một lúc người ta đưa vào sản xuất hai xê ri mà không chọn được cái nào cho Hải quân. Điều này có gì đó tương tự như thời Xô viết, khi công bố cuộc thi có một người giành phần thắng, nhưng cuối cùng thì phần kỹ thuật thì lại lấy của vài người”.
Hà Khoa
Theo Viettimes.vn