rss - tinkinhte.com

Nga tìm cách mở rộng thành viên SCO để kiềm chế Trung Quốc?

  • Cập nhật : 25/04/2017

Tháng 6/2017, Ấn Độ và Pakistan sẽ chính thức trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Ngoài ra, Nga còn tích cực ủng hộ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập SCO, qua đó kiềm chế vai trò ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.

sco co tiem nang mo rong thanh vien. anh: sina

SCO có tiềm năng mở rộng thành viên. Ảnh: Sina

SCO sắp mở rộng thành viên
Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 24/4 cho biết, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải  (SCO) ngày 21/4 đã bế mạc tại thủ đô Astana (Kazakhstan). Hội nghị quyết định sẽ hoàn thành thủ tục tiếp nhận Ấn Độ và Pakistan gia nhập SCO, đồng thời đệ trình vấn đề dành cho hai nước này tư cách thành viên SCO lên Hội đồng nguyên thủ xem xét. 
Theo tờ Kommersant (Nga) ngày 22/4, điều này cho thấy, Bộ trưởng Ngoại giao các nước đã đạt được nhất trí về vấn đề này. 
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, sau khi kết nạp Ấn Độ và Pakistan,SCO sẽ thực hiện mở rộng thành viên lần đầu tiên, trở thành tổ chức quốc tế mang tính khu vực, có dân số đông nhất, tiềm lực lớn nhất thế giới.
Hội nghị cũng đã thảo luận tiến trình trở thành thành viên chính thức của Iran, nhưng kiến nghị này bị Tajikistan phản đối.
Theo tờ Izvestia Nga, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, tại Hội nghị thượng đỉnh SCO tổ chức vào tháng 6/2017 sẽ thảo luận vấn đề tiến trình Iran trở thành thành viên chính thức.
Ngoài Tajikistan, các nước thành viên khác đều bày tỏ ủng hộ. Lý do phản đối của Tajikistan là chính quyền Iran bao che cho một nhà lãnh đạo phe đối lập Hồi giáo của Tajikistan, đồng thời tìm cách phá hoại chính quyền hiện nay của Tajikistan.

Vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ yếu đi?
Theo VOA Mỹ ngày 23/4, tháng 6/2017, Ấn Độ và Pakistan sẽ chính thức trở thành thành viên của SCO. Đồng thời, Nga bắt đầu tích cực thúc đẩy Iran gia nhập SCO. 
Trong đó, Ấn Độ là nước có dân số lớn thứ hai thế giới, việc gia nhập SCO của Ấn Độ có thể làm thay đổi tổ chức này. Bởi vì, mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, sự không tin cậy giữa Trung Quốc và Ấn Độ và giữa Ấn Độ và Pakistan cũng sẽ đưa vào SCO. 
Tất cả các quyết sách của SCO đều được đưa ra trên cơ sở các bên thảo luận và thỏa hiệp. Sau khi Ấn Độ và Pakistan gia nhập sẽ làm cho hoạt động của SCO trở nên phức tạp. 

bo truong ngoai giao trung quoc vuong nghi tham du hoi nghi ngoai truong sco ngay 21/4/2017. anh: tan hoa xa

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham dự Hội nghị Ngoại trưởng SCO ngày 21/4/2017. Ảnh: Tân Hoa xã

Những năm gần đây, SCO đặc biệt nhấn mạnh tăng cường hợp tác an ninh và tấn công chủ nghĩa khủng bố, tăng cường trao đổi tình báo giữa các nước thành viên trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng Ấn Độ và Pakistan đều lần lượt chỉ trích đối phương hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố. Trong tương lai, việc điều phối trao đổi tình báo của SCO sẽ như thế nào còn chưa rõ.
Nga và Trung Quốc đều giữ thái độ lạc quan đối với việc gia nhập SCO của Ấn Độ và Pakistan, cho rằng việc này sẽ làm cho SCO mạnh hơn. Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, với sự gia nhập của Ấn Độ và Pakistan, SCO sẽ chiếm 43% dân số thế giới, 24% tổng lượng kinh tế toàn cầu. 
Ngoài ra, Nga còn đang tích cực thúc đẩy tiến trình gia nhập SCO của Iran. Hiện nay, Nga hợp tác chặt chẽ với Iran trên chiến trường Syria. Nga và Iran ngày càng xích lại gần nhau. Nga khẳng định Iran hiện hoàn toàn có đủ điều kiện gia nhập SCO. 
Tuy nhiên, việc gia nhập SCO của Iran có thể làm cho tương lai của tổ chức này trở nên không sáng sủa hơn – VOA bình luận. Hiện nay, Iran đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Trung Á. Iran có bối cảnh tương đồng về dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa với Tajikistan, một nước thành viên SCO. Nhưng, Iran lại ủng hộ phe đối lập chính ở Tajikistan, điều này làm cho quan hệ hai nước xấu đi trong hai năm qua.
Trong chuyến thăm Nga gần đây của Tổng thống Iran, người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã cam kết “kiên quyết ủng hộ” Iran gia nhập SCO cũng như gia nhập Cộng đồng kinh tế Âu-Á. 
Một nước có ảnh hưởng lớn khác ở khu vực Trung Đông là Thổ Nhĩ Kỹ cũng muốn gia nhập SCO. Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được sự ủng hộ của Nga và Kazakhstan. 
Một số nhà phân tích Nga cho rằng Trung Quốc vốn không muốn mở rộng SCO. Nhưng Nga lo ngại Trung Quốc không ngừng mở rộng vai trò ảnh hưởng ở Trung Á và trong SCO, hy vọng dựa vào mở rộng SCO để làm giảm vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc. 
Vì vậy, Nga tích cực thúc đẩy Ấn Độ trở thành thành viên chính thức, qua đó để cân bằng với Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc muốn thông qua Pakistan để kiềm chế Ấn Độ. 
Nga cũng tích cực dựa vào các tổ chức kinh tế khu vực như Cộng đồng kinh tế Âu-Á để có thể thay thế SCO. Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác song phương với các nước Trung Á để sẵn sàng cho tương lai phát triển hay đi xuống của SCO. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đi đầu trong việc thiết lập cơ chế hợp tác giữa Trung Quốc – Tajikistan – Afghanistan. 

Phong Vân
Theo Viettimes.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • 'Chảo lửa' Triều Tiên trong cuộc chiến cân não nguy hiểm

    'Chảo lửa' Triều Tiên trong cuộc chiến cân não nguy hiểm

    Trong khi Mỹ tập kết hàng loạt vũ khí chiến lược, bao gồm cả tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân tối tân với hàng trăm quả tên lửa hành trình Tomahawk xung quanh Bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã phát đi hàng loạt thông điệp ớn lạnh. Liệu đây chỉ là những động tác và lời nói “nắn gân", "cân não” hay là dấu hiệu báo hiệu chiến tranh hạt nhân sắp cận kề?

  • Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ hai: Mỹ có cần lo lắng?

    Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ hai: Mỹ có cần lo lắng?

    Hiện giờ thì chưa, nhưng các chuyên gia Mỹ lo ngại rằng nếu cứ phát triển với tốc độ như vậy, lực lượng tác chiến tổng thể của Hải quân Trung Quốc sẽ ngang bằng với Hải quân Mỹ không chỉ về số lượng, mà còn cả về chất lượng vào năm 2030.

  • Từ Tomahawk đến siêu bom MOAB

    Từ Tomahawk đến siêu bom MOAB

    Chuyện tổng thống Mỹ bất ngờ tấn công Syria bằng tên lửa Tomahawk và IS ở Afghanistan bằng siêu bom MOAB gây ra nhiều ý kiến trái chiều, đồng thời hé lộ những góc khuất sặc mùi lợi ích nhóm và tâm lý chiến

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958