Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang được châu Á theo dõi sát sao để xem Mỹ sẽ áp dụng những chính sách nào đối với châu lục này trong thời gian tới.
Nhân tố Mỹ trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku
- Cập nhật : 12/10/2016
Ngày 17/10, Mạng “Quan điểm Trung Quốc” đăng bài viết của chuyên gia Lưu Vệ Đông về nhân tố Mỹ trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku, nội dung như sau:
Tháng 9 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã lần lượt đến thăm Bắc Kinh. Đáng chú ý, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Bums lại đến thăm Trung Quốc từ ngày 16- 17/10. Mục đích chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thứ trưởng Ngoại giao W.Burns được dư luận bên ngoài phổ biến cho rằng có liên quan đến tình hình căng thẳng tranh chấp lãnh thổ tại Đông Bắc Á, nhưng vấn đề dường như không đơn giản như vậy. Vì bên cạnh “sứ mệnh hòa bình” mà W.Burns đem lại, Mỹ còn điều hai tàu sân bay được vũ trang toàn diện đến khu vực này. Rốt cuộc Mỹ mong muốn đóng một vai trò như thế nào trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa hai nước Trung-Nhật?
Lịch trình chuyến thăm 3 nước Đông Bắc Á Trung-Nhật-Hàn lần này của W.Burns tiếp tục được thực hiện tuần tự như trong lịch sử, trạm thứ nhất đến Nhật Bản, trạm thứ hai đến Hàn Quốc và tiếp theo đến Trung Quốc. Mục tiêu chủ yếu của Mỹ là thực hiện quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương để mở rộng sức ảnh hưởng toàn diện của mình. Hơn nữa giữa Mỹ và 3 nước Đông Bắc Á vẫn tồn tại một số vấn đề cần thông qua kênh song phương để giải quyết, cho nên hoàn toàn không thể cho rằng mục đích chủ yếu trong chuyến thăm lần này của W.Burns là nhằm vào tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nhưng, lợi ích cốt lõi của Mỹ tại Đông Bắc Á là duy trì khu vực này hoà bình ổn định và thịnh vượng, điều này hoàn toàn không phải lời đường mật của chính khách Mỹ muốn dùng để lấy lòng các nước Đông Bắc Á, mà là nhu cầu lợi ích hiện thực của Mỹ. Suy cho cùng con đường cường thịnh cơ bản của Mỹ là dựa vào năng lực sản xuất hùng mạnh để hưởng lợi trong thương mại tự do toàn cầu, trong khi để làm được điều này bắt buộc phải có thị trường bên ngoài ổn định làm sự bảo đảm cơ bản. Do tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku ngày càng quyết liệt, rủi ro xảy ra xung đột dân sự cục bộ, thậm chí là xung đột quân sự đều đang tăng lên, Mỹ tất nhiên mong muốn lợi dụng sức ảnh hưởng lớn mạnh của mình đối với cả với Trung Quốc và Nhật Bản để kiểm soát hữu hiệu quan hệ Trung-Nhật, điều chỉnh mối quan hệ này phù hợp với sự vận hành trong phạm vi lợi ích của bản thân nước Mỹ.
Đối với Mỹ, một quan hệ Trung-Nhật lý tưởng là duy trì sự ổn định cơ bản trong sự cọ sát nhỏ liên tiếp. Cọ sát quá quyết liệt, hoặc quan hệ Trung-Nhật quá mật thiết, đều không phù hợp với lợi ích của Mỹ, do vậy Mỹ thông qua mọi phương thức cả công khai lẫn bí mật để tiến hành can thiệp “mang tính uốn nắn”. Trước khi vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku trở nên gay gắt, Mỹ cho rằng quan hệ Trung-Nhật vẫn chưa ở vào trạng thái cần khống chế, cho nên khi Ngoại trưởng Mỹ H.Clintơn thăm Trung Quốc và bày tỏ về vấn đề này vẫn còn tương đối thoải mái. Sau khi Nhật Bản quốc hữu hoá đảo Điếu Ngư/Senkaku và Trung Quốc đưa ra phản ứng quyết liệt ngoài dự đoán của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Mỹ đã nhận thức đầy đủ được tính nghiêm trọng của vấn đề, bắt đầu chuyển từ thái độ “từ chối làm nhà hoà giải” mà W.Burns từng nói sang định vị vai trò là “trọng tài trung lập”. Bản thân Mỹ không có lợi ích hiện thực trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đối với Mỹ, đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc về ai đều không quan trọng, nhưng vì Trung Quốc – quốc gia quan trọng nhất châu Á và Nhật Bản – liên minh quan trọng nhất của Mỹ tại châu Á đều hết sức coi trọng thái độ của Mỹ trong vấn đề này, cho nên Mỹ không thể không từ bỏ lập trường úp mở, lấy lòng cả hai, thậm chí đứng ngoài cuộc trong vấn đề đảo Điếu Ngư, chuyển sang hy vọng thông qua sự can dự của mình để ngăn chặn tình hình tiếp tục xấu đi, đề phòng tranh chấp Trung- Nhật đi quá giới hạn tác động bất lợi đến lợi ích của Mỹ tại Đông Á.
Lập trường chính thức của Mỹ trong vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku luôn thể hiện hai điều là không giữ lập trường trong vấn đề quy thuộc chủ quvền, nhưng khẳng định Hiệp ước Bảo đảm an ninh Nhật-Mỹ thích hợp cho trường hợp đảo Điếu Ngư. Có thể cho rằng, vế thứ nhất là Mỹ nói cho Trung Quốc nghe, vế thứ hai là nói cho Nhật Bản nghe. Với cách Mỹ giữ thái độ như vậy, Trung-Nhật đều có thể có được những gì mình muốn, đồng thời chấp nhận sự kiểm soát của Mỹ trong quan hệ Trung-Nhật. Nhưng vấn đề là Nhật Bản cho rằng vế thứ nhất mà Mỹ đưa ra là yếu ớt vì đảo Điếu Ngư/Senkaku nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản và bản thân Mỹ cũng ủng hộ quyền kiểm soát thực tế của Nhật Bản, cho nên Nhật Bản không dám phá vỡ hiện trạng, thách thức giới hạn cuối cùng của Trung Quốc. Cũng có thể nói thái độ lập trường xem ra tự mâu thuẫn với chính mình của Mỹ đã đẩy tranh chấp đảo Điếu Ngư không ngừng leo thang và đây là biểu hiện thứ nhất thể hiện sự mâu thuẫn giữa lời nói và lợi ích của Mỹ.
Biểu hiện thứ hai là, để ngăn chặn tình trạng tranh chấp đảo Điểu Ngư tiếp tục leo thang, Mỹ đã phái biên đội tàu sân bay tiến hành uy hiếp Khách quan mà nói, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Mỹ nhất định sẽ trực tiếp bắt tay với Nhật Bản để tấn công Trung Quốc sau khi Trung-Nhật xảy ra xung đột quân sự, sức mạnh của tàu sân bay chủ yếu được coi là một dạng công cụ thể hiện sức mạnh nhằm ngăn chặn tình hình leo thang và đưa ra phản ứng nhanh chóng trước khủng hoảng, bản thân nó hoàn toàn không có tính khuynh hướng rõ rệt. Nhưng do Mỹ luôn coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng và coi Nhật Bản là đồng minh quan trọng, cho nên động thái này của Mỹ hiển nhiên bị Trung Quốc coi là khiêu khích, trong khi Nhật Bản lại coi là hành động trợ giúp. Thế là việc Mỹ phái lực lượng đến duy trì hoà bình nhanh chóng chuyển thành một nguyên nhân làm tăng rủi ro xung đột khu vực. Về điểm này e rằng Mỹ cũng hoàn toàn bất ngờ.
Hiện nay, tranh chấp Trung-Nhật xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku đã diễn biến thành một dạng đối kháng sức mạnh song phương, mắc một chút sai lầm đều có thể dẫn đến xung đột mà hậu quả khó có thể tiên lượng. Hễ một bên súng bị cướp cò, tình hình có thể vượt ra ngoai phạm vi kiểm soát của Chính phủ hai nước. Vì vậy, hiện nay ngoài việc tích cực tiến hành hoà giải và giảm áp lực, Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác. Một trong những mục đích chủ yếu trong chuyến thăm Đông Bắc Á lần này của W.Burns là nắm rõ tình hình và khuyên giải các bên. Sau khi hội đàm với các quan chức cấp cao Nhật Bản, W.Burns sẽ thông báo cho phía Trung Quốc về suy nghĩ của Chính phủ Nhật Bản trong vấn đề này và Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ đạt được mục đích, đồng thời mong muốn tìm hiểu các biện pháp đối phó liên quan của phía Trung Quốc, để tiện cho việc đặt nền móng cho các cuộc điều đình trong giai đoạn tiếp theo. Trung-Nhật là hai đối tượng qua lại chủ yếu của Mỹ tại Đông Bắc Á, trong khi Trung-
Nhật lại nằm trong top 3 các nước có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, nên đối với Mỹ, xử lý tốt quan hệ 3 bên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong tổng thể chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của mình, Mỹ không thể không đầu tư nguồn lực vào khu vực này. Nhưng, chính sách “trung tâm và các vệ tinh” truyền thống của Mỹ tại Đông Bắc Á vốn đã tồn tại thiếu sót, nhất là sau khi Trung-Nhật hoàn thành hoán đổi địa vị tại châu Á, đối xử như thế nào với Trung Quốc và Nhật Bản trong thời kỳ mới sẽ trở thành vấn đề khó khăn đặt ra trước mắt Mỹ. Vai trò của Trung Quốc là toàn diện, trong khi Nhật Bản chỉ là một đối tác an ninh; ảnh hưởng của Trung Quốc khắp toàn cầu, trong khi giá trị của Nhật Bản chủ yếu chỉ hạn chế ở khu vực châu Á; nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc lại là đối tượng ngăn chặn chủ yếu của Mỹ, trong khi lo ngại của Mỹ đối với Nhật Bản lại ít hơn nhiều. Bối cảnh đan xen phức tạp như vậy khiến cho Mỹ tỏ ra lực bất tòng tâm trong xử lý quan hệ Trung-Nhật, đến mức khó có thể định vị chính xác rốt cuộc Mỹ là thiết bị dẫn cháy hay thiết bị dập lửa trong tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sự lúng túng của Mỹ đã hiện rõ, điều này cũng có nghĩa chuyến thăm Đông Bắc Á lần này của W.Bums lại một lần nữa không thành công.
Theo TTXVN (Bắc Kinh 25/10)