Ngày 16/10, Tướng Daniel Schaeffer - một viên tướng người Pháp đã về hưu, từng là tùy viên quân sự tại sứ quán Pháp ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông và châu Á - đã phân tích chiến lược mà theo ông Trung Quốc đang áp dụng là "lãnh địa hóa" Biển Đông, tức là độc chiếm khu vực này bất chấp chủ quyền của các nước khác.
Trung Quốc và Nhật Bản: Ai sẽ mất kiên nhẫn trước?
- Cập nhật : 12/10/2016
Trương Chí Quân tuyên bố rằng nếu ai đó muốn thách thức Trung Quốc về vấn đề chủ quyền, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để chống lại nếu thấy cần thiết.
Tờ Pravda của Nga ngày 01/11 đưa tin, Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực nhằm giành lấy quyền tài phán trên nhóm đảo Senkaku. Từ cuối tháng 10, tàu công vụ Trung Quốc bắt đầu tuần tra thường xuyên trên vùng biển này bất chấp sự ngăn cản của tàu Cảnh sát biển Nhật Bản và sự phản đối của Tokyo.
Một số nhà phân tích cho rằng các bên đều đã “hết cách” với các biện pháp ngoại giao, và Bắc Kinh đang ám chỉ một cách rõ ràng về khả năng sử dụng vũ lực.
Tàu Hải giám Trung Quốc tăng cường tuần tra trên vùng biển gần Senkaku bất chấp sự ngăn cản của Cảnh sát biển Nhật Bản. |
Hôm thứ Ba, các hãng thông tấn hàng đầu của Trung Quốc lại đưa tin về sự xuất hiện của 4 tàu Hải giám Trung Quốc tại nhóm đảo Senkaku. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đưa ra một số tuyên bố về quyền sở hữu nhóm đảo mà họ coi là một phần lãnh thổ của Trung Quốc này. Trong khi đó, Tokyo không hề có ý nhượng bộ đối với vấn đề này sau động thái quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku gần đây.
Xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền trên nhóm đảo Senkaku nổ ra từ hồi tháng 9. Sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa đã gửi kháng thư phản đối.
Sau đó, Trung Quốc liên tiếp cử tàu công vụ ra “tuần tra” trên vùng biển này. Một số chuyên gia phân tích của Trung Quốc cho rằng Nhật Bản phải chịu trách nhiệm đối với tình hình căng thẳng hiện nay do họ đã “phớt lờ quan điểm của Trung Quốc” đối với nhóm đảo Senkaku, khiến cho các biện pháp ngoại giao ngày càng trở nên hạn chế.
Màn “hải chiến vòi rồng” giữa Cảnh sát biển Nhật Bản và Cảnh sát biển Đài Loan ngày 25/9. |
Tình hình leo thang tranh chấp hiện nay trên nhóm đảo Senkaku vẫn chưa dẫn tới sự đối đầu quân sự công khai giữa Trung Quốc và Nhật Bản, mặc dù Trung Quốc đã ngụ ý về khả năng sử dụng vũ lực trong trường hợp Nhật Bản “vi phạm chủ quyền, thống nhất lãnh thổ của Trung Quốc.”
Sự cố “đình đám” nhất cho đến nay trên biển Hoa Đông vẫn chỉ là màn “hải chiến vòi rồng” giữa Cảnh sát biển Nhật Bản và Cảnh sát biển Đài Loan diễn ra vào ngày 25/9.
Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế vẫn tiếp tục tính toán những thiệt hại kinh tế do quan hệ căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh gây ra. Ngành công nghiệp ô-tô Nhật Bản đã phải gánh chịu hậu quả đặc biệt nặng nề trong cuộc khủng hoảng này.
Tập đoàn ô-tô Mitshubishi cho hay lượng xe xuất khẩu sang Trung Quốc của họ sụt giảm tới 50%. Các nhà chế tạo ô-tô khác cũng cho biết doanh số bán hàng ở Trung Quốc bắt đầu giảm mạnh từ đầu tháng 10, trong đó Toyota giảm 49%, Honda 41%...
Tuy những lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản của người dân Trung Quốc đã phần nào lắng xuống nhưng tình hình vẫn tiếp tục căng thẳng. Đồng thời Bắc Kinh tuyên bố không bao giờ chấp nhận để Tokyo “tấn công vào chủ quyền” của Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân. |
Trong một buổi họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tuyên bố rằng nếu ai đó muốn thách thức Trung Quốc về vấn đề chủ quyền, Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để chống lại nếu thấy cần thiết.
Thế nhưng, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ không dám có hành động phiêu lưu trên nhóm đảo Senkaku vì Nhật Bản đã nhận được sự đảm bảo an ninh từ phía Mỹ. Trong thời điểm này, không ai cần đến chiến tranh trong khu vực chỉ vì nhóm đảo Senkaku. Washington đã chính thức khẳng định rằng họ sẽ không can thiệp vào cuộc xung đột này.
Hôm 20/9, tàu sân bay George Washington được cử tới tuần tra trên Biển Đông. Tuy Mỹ không đưa ra tuyên bố chính thức về mục đích của đợt tuần tra này, nhưng đó có thể là cách mà Mỹ muốn nhắc nhở Trung Quốc rằng quân đội Mỹ vẫn đang giám sát chặt chẽ tình hình trên nhóm đảo Senkaku.
Tàu sân bay USS George Washington. |
Trong bất kỳ trường hợp nào, tình hình xung đột ở quy mô nhỏ trên nhóm đảo này có thể sẽ còn kéo dài vì trước mắt cả giải pháp quân sự lẫn ngoại giao đều không thể giải quyết được vấn đề tranh chấp lãnh thổ này.