rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đáng chú ý 15-01-2018

  • Cập nhật : 14/01/2018

Điểm nóng an ninh dưới lòng biển

Bên cạnh tranh chấp chủ quyền, cạnh tranh chiến lược hay chiến tranh mạng, hệ thống cáp quang dưới biển có thể trở thành điểm nóng an ninh mới của thế giới.

Điểm nóng an ninh dưới lòng biển - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Quân đội Anh lo tác động 'thảm họa' nếu Nga cắt đứt tuyến cáp biển

Trong báo cáo vừa công bố, nghị sĩ Anh Rishi Sunak dẫn số liệu từ Viện Chính sách Policy Exchange cho biết 97% liên lạc toàn cầu và các giao dịch tài chính trị giá 10.000 tỉ USD hằng ngày được truyền tải bởi hệ thống cáp internet và liên lạc dưới biển.

Tờ The Yorkshire Post dẫn lời ông nhấn mạnh dù vệ tinh viễn thông hiện diện ngày càng dày đặc trên quỹ đạo trái đất nhưng cáp quang vẫn đóng vai trò sống còn đối với đời sống hiện đại và nền kinh tế kỹ thuật số của thế giới. Điều đáng quan ngại là hệ thống này không được bảo vệ đầy đủ nên có nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro, từ động đất, cá mập cắn cho đến do thám và phá hoại. Do phải công khai thông tin để tàu cá tránh né nên vị trí chính xác của cáp quang có thể dễ dàng được tìm thấy trên internet.

“Trong viễn cảnh xấu nhất, một cuộc tấn công tổng lực vào cơ sở hạ tầng cáp dưới biển sẽ dẫn đến mất kết nối toàn bộ và đó là thảm họa không thể đo đếm cho nền kinh tế và cuộc sống của chúng ta. Thậm chí hành động phá hoại có giới hạn cũng có thể gây ra gián đoạn kinh tế nghiêm trọng”, tờ Asia Times dẫn lời cựu Tư lệnh tối cao NATO James Stavridis cảnh báo.

Theo ông, ngoài thợ lặn, những khí tài có thể được sử dụng cho việc do thám, tấn công cáp quang gồm tàu ngầm, tàu chuyên dụng ngụy trang như tàu dân sự, và thiết bị lặn điều khiển từ xa.

Hiện NATO rất lo ngại các hoạt động của tàu ngầm Nga gần các tuyến cáp dưới lòng Đại Tây Dương. “Chúng ta đang chứng kiến Nga gia tăng hoạt động của tàu ngầm ở mức chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh lạnh. Nước này rõ ràng đang chú ý đến cơ sở hạ tầng dưới đáy biển của các nước thành viên NATO”, tờ The Washington Post dẫn lời chỉ huy lực lượng tàu ngầm NATO Andrew Lennon nói.

Theo các nguồn tin quân sự, hải quân Nga đang triển khai một tàu do thám hiện đại mang tên Yantar, chở theo 2 tàu ngầm chuyên “cắt cáp, gài thiết bị nghe lén vào hệ thống cáp hoặc gỡ bỏ thiết bị do thám của nước khác”. Mỹ cũng không hề kém cạnh khi trên thực tế từng cài thiết bị nghe lén tuyến cáp ngầm liên lạc của Liên Xô dưới đáy biển Okhotsk trong thời Chiến tranh lạnh.

Mới đây, tàu ngầm USS Jimmy Carter vừa trở về căn cứ tại bang Washington sau một thời gian dài hoạt động trên biển. Nội dung, địa điểm và thời gian cụ thể của sứ mệnh này đều được giữ tuyệt mật, và nhiều chuyên gia suy đoán rất có thể nhiệm vụ của con tàu là cài đặt hoặc gỡ thiết bị nghe lén trên các dây cáp dưới biển.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, từ biển Hoa Đông, Biển Đông đến eo Malacca dày đặc cáp quang kết nối những quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực, trong đó có các trung tâm công nghệ, tài chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông…

Tuy chưa có bằng chứng rõ rệt về hoạt động đáng quan ngại liên quan đến hệ thống cáp ở đây, nhưng tờ Asia Times dẫn lời giới quan sát cho rằng Trung Quốc khó mà ngồi yên khi những cường quốc khác như Nga và Mỹ đã có chuyển động. Đô đốc Stavridis lưu ý thêm rằng không như những bên khác, Trung Quốc ít khi sử dụng tàu quân sự mà thường dùng tàu “dân sự” hoặc “nghiên cứu khoa học” để tiến hành các hoạt động không được công khai trên biển.(Thanhnien)
-------------------------------

Đồng minh Mỹ nghi ngờ cuộc đấu Mỹ-Trung

Lòng tin của các đồng minh về thái độ của Mỹ với vấn đề biển Đông đang bị lung lay.

Các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực ngày càng nghi ngờ Washington có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh đang diễn ra với Bắc Kinh và Mỹ.

Đây thực sự là thách thức rất đối với nước Mỹ để đảm bảo “cảm giác” của các đồng minh không trở thành sự thật.

Thực tế Trung Quốc đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ và hoạt động trên biển Đông và biển Hoa Đông trong thời gian gần đây, và các nỗ lực đáp trả của Mỹ thì chưa hiệu quả.

Cán cân quân sự đã thay đổi đáng kể trong hai thập kỷ qua, trong khi Bắc Kinh tăng cường hiện đại hóa quân đội với các con số lịch sử thì theo ngược lại Mỹ liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng .

Dong minh My nghi ngo cuoc dau My-TrungTàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc có kế hoạch vào khu vực biển Đông trong năm 2018

Theo báo cáo của RAND, cân bằng khu vực đang đạt đỉnh, tại đó Hoa Kỳ sẽ khó bảo vệ các đồng minh và đối tác như Đài Loan khỏi sự can thiệp của Trung Quốc với “chi phí chấp nhận được”.

Trung Quốc đã mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực bằng cách: Gây sức ép lên kinh tế lên các nước láng giềng ở Biển Hoa Đông; Xây dựng và bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo trên biển Đông; Tách Mỹ ra khỏi đồng minh thông qua viện trợ và hợp tác kinh tế...

Chiến thuật cắt lát như vậy là rất khó đối phó vì Bắc Kinh luôn thay đổi hiện trạng và không đẩy vấn đề đến mức độ có thể xung đột quân sự với Mỹ.

Dong minh My nghi ngo cuoc dau My-TrungĐá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm phi pháp, nhìn từ trên cao hồi tháng 4/2017. Ảnh: Reuters

Dưới thời Obama, các quan chức Hoa Kỳ cảm thấy khó đối phó với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, nhưng vẫn phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn dù cho chưa định hình được tham vọng thực sự của Bắc Kinh.

Kết quả của tất cả những điều này là sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về quyền lực và động lực trong khu vực và sau những cánh cửa đóng kín câu hỏi được đặt ra một cách công khai hoặc kín đáo là liệu Mỹ có thể đáp trả được thách thức từ Trung Quốc hay không?

Hugh White, một cựu quan chức quốc phòng Úc lập luận, Trung Quốc quyết tâm đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực, White lập luận, “Trừ phi Washington sẵn sàng cho một cuộc xung đột quân sự để chặn đà phát triển của Bắc Kinh”.

“Mỹ sẽ dần dần bị loại khỏi vai trò là trọng tài về sự cân bằng quyền lực. Trung Quốc sẽ ngày càng thiết lập các quy tắc trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong đó, Washington không còn có thể bảo vệ được các đồng minh chiến lược của mình nữa”.

Bài viết của White là một minh chứng rõ ràng cho thấy lòng tin của đồng minh vào sự lãnh đạo của Mỹ đã bị xói mòn như thế nào. “Trung Quốc đã không còn là mối đe dọa của ngày mai”, nó đang định hình và hiện hữu trước mắt các đồng minh thân cận nhất của Washington.

Chẳng hạn như ở Australia cựu Thủ tướng, Paul Keating công khai đặt câu hỏi có lên tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ hay không? Và ở Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte đang thận trọng tái định vị lại vị trí đất nước mình giữa Bắc Kinh và Washington.

“Sẽ là ngu xuẩn đối nếu các nhà hoạch định chính sách loại bỏ những mối quan ngại phát sinh từ Úc và các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương khác. Sẽ vô cùng nguy hiểm khi Nhà Trắng chấp nhận những tham vọng của Bắc Kinh”, White kết luận.

Trong chiến lược đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, ông Trump cho rằng Bắc Kinh vẫn chưa phải là một đối trọng thực sự trong tổng thể quyền lực quốc gia.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc vẫn ít hơn một nửa so với của Lầu Năm góc, và tổng thu nhập bình quân đầu người trong nước mới chỉ bằng một phần tư của Mỹ.

Đấy là chưa kể, Trung Quốc đang phải đối mặt với những hạn chế của mô hình tăng trưởng hiện tại do đó khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng như trong một thập kỷ đã qua.

Trên thực tế, Mỹ và các đồng minh vẫn có thể khiến Trung Quốc rất khó đạt được mục tiêu. Vị trí địa lý làm cho Trung Quốc khó vươn sức mạnh ra bên ngoài. Chuỗi đảo chạy từ Nhật Bản đến Ryukyus đến Đài Loan và Philipin tạo thành một loạt các rào cản tự nhiên đối với việc mở rộng Trung Quốc ra Thái Bình Dương.

Michael Beckley của đại học Harvard gần đây đã viết, “Các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Đài Loan có thể ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc bằng cách sử dụng tên lửa chống hạm và thủy lôi”.

Mỹ và các đối tác cũng có thể làm nhiều hơn nữa để áp đặt Trung Quốc như trừng phạt các công ty Trung Quốc tham gia vào các hoạt động như cải tạo đảo nhân tạo bất hợp pháp, hỗ trợ các nước như Việt Nam, Philipin các trang thiết bị quân sự.

Những biện pháp này tất nhiên có những rủi ro, và không chắc họ sẽ thành công trong cuộc đấu tranh địa chính trị kéo dài hàng thập kỷ với Trung Quốc. Nhưng Mỹ và các đồng minh có thể giữ chân được Trung Quốc miễn là họ không buông bỏ thì Bắc Kinh chắc chắn không thể thắng.(Baodatviet)
--------------------------

Trực thăng hiện đại VN mua từ Mỹ có gì đặc biệt?

Giám đốc Công ty Trực thăng miền Bắc cho biết thời gian sắp tới sẽ đưa vào vận hành trực thăng Bell 505 do Mỹ chế tạo.

Theo những thông tin ban đầu, lễ ký kết hợp đồng mua trực thăng Bell 505 giữa Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, Công ty Trực thăng Miền Bắc và Tập đoàn Bell Helicopter diễn ra trong tháng 10/2017.

Dự kiến cuối tháng 12/2018 công ty sẽ tiếp nhận máy bay và đầu quý I năm 2019 những chiếc trực thăng hiện đại này sẽ về tới Việt Nam, được biên chế và khai thác bởi Tổng công ty trực thăng Việt Nam - Binh đoàn 18.

Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của Tổng công ty trực thăng Việt Nam vì lần đầu tiên đơn vị khai thác trực thăng do Mỹ sản xuất bên cạnh các dòng máy bay lên thẳng xuất xứ từ Nga, Ba Lan hay châu Âu.

Truc thang hien dai VN mua tu My co gi dac biet?

Trực thăng đa dụng hạng nhẹ Bell 505 Jet Range X

Bell 505 Jet Range X là mẫu trực thăng hạng nhẹ mới nhất của Bell Helicopter, nó được giới thiệu lần đầu tiên tại tại triển lãm hãng không Paris Airshow 2013 và chỉ mới được thương mại hóa trong năm 2017.

Máy bay có chiều dài 10,53 m; chiều rộng 1,52 m; chiều cao 3,25 m. Chiều dài cánh quạt nâng là 11,28 m và trục rotor cho độ nghiêng tối đa 3,5 độ trong khi cánh quạt đuôi dài 1,65 m. Nếu tính từ điểm mút cánh nâng đến chóp đuôi thì Bell 505 dài gần 13 m, tức là tương đương 3 chiếc Toyota Innova nối đuôi nhau.

Trái tim của Bell 505 là động cơ Safran HE Arrius 2R công suất tối đa 505 mã lực có hiệu năng rất cao, đạt tầm bay 644 km, trần bay 5.672 m và tốc độ tối đa 232 km/h nhờ tích hợp bình nhiên liệu dung tích 321 lít. Trực thăng Bell 505 có thể hoạt động tốt trong khoảng thời gian lên tới đến 3.000 giờ bay mới yêu cầu đại tu.

Truc thang hien dai VN mua tu My co gi dac biet?

Bell 505 Jet Range X được đánh giá là một trong những dòng trực thăng đa dụng hạng nhẹ tiên tiến nhất hiện nay

Bell 505 có trọng lượng không tải là 1,002 tấn, tải trọng tối đa 667 kg (chở hàng hóa hay người bên trong). Trực thăng Bell 505 được điều khiển bởi phi hành đoàn 2 người và có thể chở tối 4 hành khách.

Điểm đặc biệt của Bell 505 là nó được trang bị hệ thống khí cụ Garmin G1000H giúp mang lại cho phi công khả năng nhận biết tình huống tốt hơn. Hệ thống này gồm 2 màn hình 10,4" LCD phân giải cao, đa chức năng, hiển thị nhiều thông số, cung cấp độ an toàn cao.

Được biết giá thành mỗi chiếc Bell 505 Jet Range X hiện chỉ vào khoảng 1,07 triệu USD. Nhờ chi phí mua sắm rẻ, tiết kiệm nhiên liệu, độ an toàn cao, cực kỳ ổn định mà dòng trực thăng này được các cán bộ của Binh đoàn 18 đánh giá là lý tưởng cho nhiệm vụ khai thác phục vụ dân dụng như tìm kiếm cứu nạn, cho thuê du lịch... so với EC-155B1 hay dòng Mi.(Baodatviet)
----------------------

Lộ cấu hình tàu tên lửa Molniya mới của Việt Nam?

Việt Nam và Nga đang dần tiến tới thỏa thuận đóng mới 4 tàu tên lửa tấn công nhanh Moniya 1241.8 tiếp theo với cấu hình vũ khí mạnh hơn.

Thông tin trên đã được hãng thông tấn Sputnik của Nga nhắc đến nhiều lần trong thời gian gần đây, dự kiến hợp đồng chính thức có thể được ký kết ngay trong năm 2018 này.

Một vấn đề thu hút sự quan tâm lớn đó là cấu hình của tàu tên lửa Molniya 1241.8 cải tiến có thể được Việt Nam đóng mới sẽ ra sao, nó có gì khác biệt so với thế hệ tàu tên lửa tấn công nhanh đời cũ?

Câu hỏi này có lẽ đã được hé mở khi mới đây Nhà máy đóng tàu Vympel đã công bố một số bức ảnh về thiết kế mới của tàu tên lửa Molniya 1241.8 đóng cho Hải quân Nga và hoàn toàn có khả năng sẽ được áp dụng trên mẫu chiến hạm của Việt Nam.

Lo cau hinh tau ten lua Molniya moi cua Viet Nam?
Một chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 với thiết kế mới đang được đóng tại Nhà máy Vympel

So với thiết kế cũ, tàu Molniya 1241.8 thế hệ mới có phần cabin chỉ huy nhiều góc cạnh hơn nhẳm tăng khả năng tán xạ sóng radar đồng thời mang lại dáng vẻ hiện đại hơn nhiều so với bản vẽ cũ.

Cấu hình vũ khí cũng có thay đổi khi các ống phóng tên lửa 3M-24 Uran bố trí 4 cụm container KT-184 với cơ số 16 quả đạn dọc thân đã được đưa về giữa tàu và xoay theo phương ngang. Mặc dù lượng tên lửa chỉ còn 8 quả nhưng cách làm này được cho là lý tưởng hơn đối với loại Kalibr hay Yakhont có chiều dài lớn hơn.

Bên cạnh đó tàu còn được trang bị pháo hạm AK-176MA với thiết kế tháp pháo tàng hình cùng hệ thống điều khiển tự động tiên tiến hơn hẳn loại AK-176M. Hỏa lực phòng không của Molniya 1241.8 mới vẫn chỉ trông chờ vào 2 pháo bắn nhanh AK-630M.

Lo cau hinh tau ten lua Molniya moi cua Viet Nam?
Thiết kế hoàn chỉnh của tàu tên lửa Molniya 1241.8 thế hệ mới

Ngoài ra còn một chi tiết đáng chú ý khác đó là mặc dù radar trinh sát đường không Pozitiv-ME vẫn được giữ lại nhưng đã thiếu vắng sự có mặt của radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm Garpun-Bal, hiện chưa rõ đây là cấu hình cho khách hàng lựa chọn bổ sung sau hay thiết kế mới chỉ có vậy.

Tuy nhiên khả năng cao là radar Garpun-Bal đã bị loại bỏ vì các lớp tàu tên lửa cỡ nhỏ thế hệ mới của Hải quân Nga như Buyan-M Dự án 21631 hay Karakurt Dự án 22800 đều không còn khí tài này nữa.

Hy vọng rằng sẽ sớm có thông tin chính thức về hợp đồng đóng mới 4 tàu tên lửa Molniya 1241.8 tiếp theo cho Hải quân Việt Nam theo cấu hình cải tiến trên vì chúng thực sự mang lại sức mạnh mới cho những chiến hạm lớp "Tia chớp".(Baodatviet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin thế giới đáng chú ý 18-01-2018

    Tin thế giới đáng chú ý 18-01-2018

    Nghi vấn Trung Quốc tăng cường quân sự gần biên giới Ấn Độ; Tàu sân bay Mỹ sẽ lần đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 3 tới?; Mỹ cắt 2 tỷ USD viện trợ, Pakistan quay sang Trung Quốc, Nga; Tuần duyên Ấn-Nhật diễn tập chung

  • Tin thế giới đáng chú ý 17-01-2018

    Tin thế giới đáng chú ý 17-01-2018

    Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc về tàu ngầm ở vùng tranh chấp; Trung Quốc sẽ phóng thêm 10 vệ tinh giám sát Biển Đông, hạ thủy tàu sân bay thứ hai; Chuyên gia Nga nói về việc báo Trung Quốc “dìm hàng” tăng Т-90S Việt Nam; Trung Quốc "hốt hoảng" vì từng "coi thường" Ấn Độ?

  • Tin thế giới đáng chú ý 16-01-2018

    Tin thế giới đáng chú ý 16-01-2018

    Mỹ thừa nhận Nga đang phát triển siêu ngư lôi hạt nhân; Trung Quốc tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội; Philippines cho Trung Quốc nghiên cứu biển; Mỹ điều tàu chiến, máy bay ném bom đến gần Triều Tiên

Thiết kế web Phát triển Portal

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal  chuẩn SEO, chất lượng cao

Nhanh chóng quảng bá, triển khai kinh doanh hiệu quả trên môi trường trực tuyến

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Thiết kế web nhanh

Chuyên gia phát triển hệ thống web portal giá rẻ, chuẩn SEO, chất lượng cao

www.webdesign.vn

Hotline: 098 300 6168

Tin kinh tế 

Tin kinh tế, giao thương, khuyến mãi, quảng bá sản phẩm,trang vàng doanh nghiệp,...

www.tinkinhte.com

Quảng cáo: 098 300 6168

Tin sức khỏe

Hệ thống mạng vì sức khỏe cộng đồng với hơn 300 kênh đang được phát triển

www.tinsuckhoe.com

Hợp tác: 090 620 7650

Tin pháp luật

Tin pháp luật, văn bản luật, Văn phòng luật sư, giải đáp pháp luật,...

www.tinphapluat.com

Hợp tác: 090 620 7650

Thế giới thời trang

Thời trang Việt Nam, Shop thời trang, Mua bán thời trang, trang vàng thời trang,...

www.fashion365.vn

Hợp tác: 0127 399 6475

Cổng nhôm đúc

Cổng nhôm đúc, cầu thang nhôm đúc, lan can nhôm đúc, hàng rào nhôm đúc,...

www.congnhadep.com

Tư vấn: 098 206 9958

Kiến trúc xanh

Thiết kế biệt thự, thiết kế nhà đẹp, thiết kế sân vườn, thiết kế nội ngoại thất,...

www.kientrucxanh.net

Tư vấn: 098 206 9958

Phong thủy 24h

Phong thủy học, xem tuổi làm nhà, nội thất phong thủy, vật phẩm phong thủy,...

www.phongthuy24h.com

Hợp tác: 098 206 9958

Thiết kế nhà dân

Thiết kế nhà dân, thiết kế biệt thự, dịch vụ xây dựng, sửa chữa nhà ở, văn phòng...

www.thietkenhadan.com

Hợp tác: 098 206 9958

Máy lọc nước gia đình

Cung cấp máy lọc nước RO, sửa chữa máy lọc nước, thay lõi lọc máy lọc nước,...

www.maylocnuocgiadinh.com

Hợp tác: 098 206 9958